Phân nền thuỷ sinh đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây thuỷ sinh, các loại động thực vật, vi sinh vật sông trong môi trường nước. Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin chia sẻ đến các bạn tổng hợp các loại phân nền thuỷ sinh chất lượng tốt, phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Tại sao phân nền thủy sinh lại quan trọng?
Phân nền thủy sinh không chỉ đơn thuần là lớp nền trang trí cho bể cá mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc:
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây: Phân nền chứa các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây thủy sinh phát triển khỏe mạnh.
- Ổn định độ pH: Giúp duy trì độ pH ổn định trong bể, tạo môi trường sống lý tưởng cho cá và cây.
- Hấp thụ chất độc: Giúp hấp thụ các chất độc hại trong nước, làm sạch môi trường sống.
- Cung cấp nơi trú ẩn cho vi sinh vật có lợi: Giúp cân bằng hệ sinh thái trong bể.
Tác dụng của phân nền trong bể thuỷ sinh
- Tạo môi trường nước phù hợp với động thực vật và vi sinh trong hồ
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho thực vật, cây thuỷ sinh trong hồ
- Tạo nơi trú ấn cho hệ vi sinh phát triển ổn định
- Hỗ trợ tạo Layout
- Làm giá thể cho cây thuỷ sinh bám rễ
- …
Tổng hợp các loại phân nền thuỷ sinh chất lượng tốt
1. Nền sỏi, cát trơ
Đa số loại nền sỏi, cát trở thường đước ử dụng trong các hồ Biotop với mục đích nuôi cá nhưng tạo Layout sao cho giống tự nhiên nhất, có thể trồng một số loại cây ít dễ nuôi không cần CO2.
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, dùng được lâu dài không sợ vỡ hạt, dễ thay đổi theo layout
- Nhược điểm: Không có bộ đệm pH, không có dinh dưỡng và những chất phụ liệu khác.
>>> Bạn đã biết: Biotope là gì? Các hình thái của phong cách Biotope
2. ADA Amazonia
Đây là loại phân nền nổi tiếng của Nhật Bản, được cả thế giới công nhận.
- Ưu điểm: Phù hợp với hầu hết các loại cây thuỷ sinh từ khó chăm sóc cho đến các loại cây cần nguồn dinh dưỡng nhiều như: Cây thuỷ sinh cắt cắm… Và một số hồ tép ong cũng sử dụng loại nền này để giữ ổn đinh nước và bộ đệm pH.
- Nhược điểm: Giá thành khá cao
3. Gex đỏ
Đây là loại phân nền thông dụng với các anh em chơi tép màu, được nhập khẩu từ Nhật Bản
1. https://thegioiloaica.com/tim-hieu-tat-ca-ve-ram-xanh-cua-duc
2. https://thegioiloaica.com/ca-koi-co-an-tao-khong-nhung-gi-ban-can-biet
3. https://thegioiloaica.com/phat-hien-loai-ca-co-rang-nguoi-dang-so
4. https://thegioiloaica.com/ca-betta-co-can-bong-bong-khong-moi-thu-ban-can-biet
5. https://thegioiloaica.com/cau-ca-hoi-o-texas-12-diem-cau-ca-tot-nhat
- Ưu điểm: Giá thành hợp lý, giữ độ pH trung tính, quản lý nước tương đối tốt cho cá, tép
- Nhược điểm: Không có dinh dưỡng nhiều, độ bền thấp
5. Gex xanh
Phân nền phù hợp với hầu hết các loại cây thuỷ sinh, được sản xuất từ Nhật Bản
- Ưu điểm: Giá thành phải chăng, dinh dưỡng tốt trong thời gian đầu, giúp nước trong cực nhanh
- Nhược điểm: Dinh dưỡng tan nhanh và không đều (tầm 6 tháng là bắt đầu thay), độ bền không cao.
6. Oliver Knot
Đây là loại phân nền chuyên dụng cho các hồ chơi cây thuỷ sinh, rêu, ráy, dương xỉ…
- Ưu điểm: Giúp nước trong cực nhanh, pH trung tính, dinh dưỡng dồi dào. Rất được nhiều anh em ưa chuộng để sử dụng setup hồ thuỷ sinh trồng ráy, dương xỉ…
- Nhược điểm: Rất dễ gây tảo nâu hại ở thời gian đầu nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát lượng CO2 và ánh sáng.
7. Contro Soil
Loại phân nền đến từ xứ sở Hoa Anh Đào, gần đây được người chơi tại Việt Nam đón nhận rất tích cực.
- Ưu điểm: Không tốn quá nhiều thời gian Cycle, Không tiết ra NH3, giúp nước trong cực nhanh, có thể thả tép sớm được. Dinh dưỡng tan chậm nên dễ dàng quản lý, ít sinh sôi rêu hại. Giá thành tương đối ổn định so với chất lượng.
- Nhược điểm: Loại phân nền này chỉ phù hợp với các loại cây như: Rêu, ráy, dương xỉ, nếu như các bạn muốn chơi loại cây cắt cắm thì phải sử dụng thêm cốt nền.
>>> Xem ngay: TOP 8 loại cây thuỷ sinh dễ trồng, dễ sống và dễ chăm sóc
8. Akamada
Phân nền chuyên dụng cho cây Bonsai, nhưng được anh em chơi hồ thuỷ sinh cũng tương đối ưa chuộng.
- Ưu điểm: Nền trơ, chỉ có thể làm giá thể, nơi trú ẩn của vi sinh, giữ mức Acid nhẹ, hạt màu sáng đẹp tự nhiên. Giá thành lại hạt dẻ.
- Nhược điểm: Hoàn toàn không có dinh dưỡng nên muốn trồng các loại cây thì phải châm thêm phân nước hoặc thêm cốt nền dưới đáy hồ. Phần lớn chỉ sau 6 tháng nền sẽ bắt đầu vỡ bụi.
9. S-Me Kông II
Đây là loại phân nền công nghiệp duy nhất của Việt Nam
1. https://thegioiloaica.com/ca-dao
2. https://thegioiloaica.com/tim-hieu-ve-ich-bien-thong-thuong-va-cac-benh-ca-ky-sinh-khac
3. https://thegioiloaica.com/ca-da-tron-nao-tot-trong-be-ca-nuoc-ngot
4. https://thegioiloaica.com/cham-soc-thu-cung-rong-nuoc-trung-quoc
5. https://thegioiloaica.com/ca-koi-an-gi-giai-thich-ve-che-do-an-cua-ca-koi-trong-ao-va-hoang-da
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, rất phù hợp với các bạn mới tập chơi
- Nhược điểm: Dinh dưỡng cạn kiệt nhanh, bị bụi và chưa quản lý tốt pH, độ bền không cao.
Trên đây là 9 loại phân nền thuỷ sinh chất lượng tốt, phổ biến tại Việt Nam. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể chọn cho mình một loại phân nền mà bạn đang cần, phù hợp với nhu cầu chơi bể thuỷ sinh của bạn nhé!
Cách lựa chọn phân nền thủy sinh
Khi chọn mua phân nền, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau:
- Ngân sách: Mỗi loại phân nền có mức giá khác nhau, hãy chọn loại phù hợp với túi tiền của mình.
- Loại cây trồng: Mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, hãy chọn phân nền phù hợp với loại cây bạn muốn trồng.
- Kích thước bể: Lựa chọn kích thước hạt phân nền phù hợp với kích thước bể cá.
- Mục đích sử dụng: Nếu bạn muốn tạo một bể cá đẹp mắt và sinh động, hãy chọn các loại phân nền có màu sắc tự nhiên và khả năng giữ nước tốt.
Cách sử dụng phân nền thủy sinh
- Làm sạch phân nền: Trước khi sử dụng, nên rửa sạch phân nền để loại bỏ bụi bẩn.
- Trải đều phân nền: Trải đều một lớp phân nền mỏng lên đáy bể.
- Trồng cây: Sau khi trải phân nền, bạn có thể bắt đầu trồng cây thủy sinh.
Lưu ý:
- Nên thay nước định kỳ để đảm bảo chất lượng nước trong bể.
- Bổ sung phân bón cho cây định kỳ để giúp cây phát triển tốt.
- Vệ sinh bể cá thường xuyên để tránh tình trạng ô nhiễm.
Kết luận
Việc lựa chọn phân nền thủy sinh phù hợp sẽ giúp bạn tạo ra một bể cá đẹp mắt và khỏe mạnh. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
>>> Hướng dẫn: Cách tự chế bình CO2 cho bể cá thủy sinh