Những hình thái tật lỗi ở cá La Hán bạn cần biết

Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin phân tích những hình thái tật lỗi ở cá La Hán và dị tật liên quan giúp anh em mới tập chơi nắm rõ hơn về một số đặc điểm cơ bản và hạn chế chọn mua. Hãy cùng theo dõi nhé!

Những hình thái tật lỗi ở cá La Hán bạn cần biết

1. Hình dáng

Tạm chia hình dáng cá la hán dựa trên tỉ lệ chiều dài (MIỆNG – ĐUÔI)/ chiều rộng (ĐỘ RỘNG CỦA THÂN) như sau:

  • Dài: Tỷ lệ >=2 (Trên thực tế, thì đa số cá la hán đều mang hình dáng dài vì bị ép ăn kiêng để phần đầu gù trông có vẻ to hơn)
  • Bình thường: Tỉ lệ 1.8 – 1.9
  • Short body (ngắn): Tỷ lệ 1.6 – 1.7
  • Bonsai (cực ngắn): Tỷ lệ <=1.5

Thực chất hình dáng Short body và bonsai là bị biến dạng về cột sống ít nhiều dù có thể hiện ra ngoài hay không.

2. Gù (Quả đầu)

Gù là bộ phận phình to trên đỉnh đầu của cá La Hán, được cấu tạo bởi các tế bào mỡ và huyết tương. Bởi vậy nên hình dạng gù của cá cũng muôn màu muôn vẻ. Nếu quan sát từ mặt bên thì có thể tạm chia đầu gù thành 4 dạng như sau: Tròn, bằng, chờm và dựng đứng. Tuy nhiên, nếu nhìn từ phía chính diện mặt của cá thì gù dạng không có nhiều khác biệt chỉ thon theo bề dày của bản đầu cá La Hán.

Việc xây dựng dạng đầu gù, với tỉ lệ kích thước lý tưởng cùng với cách thức đánh giá đạt chuẩn là điều cực kỳ khó khăn.

Những yếu tố tác động lên đầu gù của cá bao gồm: Gen di truyền, chế độ nuôi dưỡng, thức ăn và hormon. Di truyền và thức ăn sẽ giúp tích mỡ và tạo hình dáng lâu dài cho đầu gù. Còn hormon sẽ điều khiển việc tích tụ hay xả huyết tương khiến gù phồng to hay xẹp xuống cấp kỳ. Đặc biệt là chế độ chăm sóc và huấn luyện cũng phần nào kích thích phần gù của cá nở nang hơn.

         >>> Bạn đã biết: Cá La Hán ăn gì? Để lên màu, đầu, châu tốt nhất

3. Miệng

Hiện nay, miệng của Cá La Hán được chia thành 2 dạng: Miệng bằng và miện móm (trề). Miệng trề là đặc điểm cơ bản của các dòng cá đời đầu (La Hán Classic) với hàm dưới trề hẳn ra phía trước. Còn miệng bằng là đặc điểm của dòng KAMFA với đôi hàm tương đối bằng nhau.

4. Mắt

Có 3 dạng màu tròn mắt chính ở cá La Hán là Đỏ, Trắng và Vàng. Mắt đỏ trở thành điều bình thường ở cá La Hán. Tuy nhiên, màu mắt trắng và vàng xuất hiện gắn liền với những dòng cá la hán mới có đặc điểm hình thái ưu việt hơn.

Về hình dáng của mắt, có 2 loại là mắt lồi và mắt sâu. Dạng mắt sâu sẽ khiến cá có thần sắc hung dữ hơn. Khi khảo sát mắt của dòng synspilus đây được coi là tổ tiên của loài Kamfa, bởi mắt synspilus vẫn là dạng lồi nhưng viền thịt xung quanh mắt lại đầy đặn hơn. Hiện tượng này không xuất hiện trên các cá thể cá La Hán đời cũ.

Đối với những anh em chỉ đánh giá cá dựa trên màu tròn mắt, thì xin lưu ý nhé: Việc lai chéo khiến cho nhiều cá thể Kamfa F2, F3… ngày nay có mắt màu đỏ và ngược lại. Để đánh giá một chú kamfa chuẩn thì cá thể cá phải sở hữu đủ các đặc điểm như: Miệng bằng, mắt ngắn sâu, vây kín, và đặc biệt là tròn mắt phải là màu trắng.

5. Vây

Có 3 dạng vây là vây hở, vây khít và vây bao (wraptail). Trong đó, vây bao được nhiều anh em ưa chuộng nhất không chỉ ở hình dáng mà nếu dựa theo phong thuỷ thì đó là dạng vây giữ của. Nếu gù ở mặt tiền là nơi phát sinh tiền tài, vật chất thì vây bao ở cửa hậu sẽ giúp lưu trữ của cải và tài vận một cách hiệu quả nhất!

         >>> Xem ngay: Nguồn gốc, Đặc điểm, Phân loại các dòng cá La Hán phổ biến

Một số hình ảnh cá La Hán bị dị tật bẩm sinh

1- Miệng hơi móm, 2- Miệng bằng, 3- Miệng hơi hô, 4- Miệng tật không thể khép, 5- Miệng tật quá móm, 6- Miệng gãy
1- đuôi xoắn, 2- đuôi xụp, 3- đuôi đào, 4- vây lưng lẹm, 5- vây lưng nhúm, 6- vây hậu môn lẹm, 7- vây lưng cụp
1- Tật méo miệng, , 2- Tật vẹo cột sống, 3- Tật cột sống thể hiện ở gốc đuôi, 4- Tật miệng không thể khép (miệng hồng két)
1- Tật môi trề ở một bên mép dưới, 2- Tật gãy vây ngực, tia vây cong vẹo và chéo kỳ, 3- Tật ở mang, 4- Tật tóp mặt
1- Khối u bất thường ở trán, 2- Thiếu nọng khiến hàm trông như bị gãy, 3- Tật hở và xoắn mang, 4- Ức to bất thường
1- Tật nhúm đuôi “phảng phất”, 2- Gốc đuôi quá dài, 3- Tật mép trên, 4- Tật hàm trên (trông như mỏ vịt)
1- Tật ở hàm (thường gọi là “cá heo”), 2- Tật ở hàm, 3- Bonsai, 4- Tật nhúm và thiếu gai vây

         >>> Đừng bỏ lỡ: 2 loại thuốc trị bệnh nấm cho cá La Hán triệt để nhất