Rêu, tảo hại luôn tồn tại trong bể cá cảnh thuỷ sinh do những điều kiện khác nhau của môi trường nước. Nếu chúng phát triển mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hồ cá của bạn, cần phải loại bỏ chúng.
Toc
- 1. Phân loại rêu, tảo hại trong bể cá cảnh
- 2. Hướng dẫn cách diệt rêu, tảo hại cho bể cá cảnh hiệu quả
- 3. Bài viết liên quan:
- 4. Mẹo kiểm soát rêu, tảo xanh trong bể cá cảnh
- 4.1. 1. Tăng oxy, cân bằng dinh dưỡng cho nước
- 4.2. 2. Vệ sinh bể, các ống dẫn nước trong bể thường xuyên
- 4.3. 3. Thay nước bể đúng cách và hợp lý
- 4.4. 4. Nuôi động vật ăn rêu như cá bút chì, cá otto
- 4.5. 5. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể
- 4.6. 6. Sử dụng vật liệu lọc, thùng lọc tích hợp đèn UV
Phân loại rêu, tảo hại trong bể cá cảnh
Tảo và rêu đều là thực vật bậc thấp, trong đó để phân biệt chúng, các nhà khoa học đã dựa vào cấu tạo tế bào: Tảo là đơn bào còn rêu là đa bào. Trước khi tìm hiểu các mẹo để diệt rêu tảo hiệu quả cho bể cá cảnh, chúng ta cần biết các loại rêu, tảo nào là gây hại cho bể cá cảnh trong nhà.
1. Rêu hại trong bể cá
Các loại rêu hại chính bao gồm: Rêu chùm đen, rêu bụi xanh, rêu nước xanh, rêu tóc, rêu tơ.
- Rêu chùm đen: Là loại rêu mảnh, có mảng xanh hoặc đen bám trên lá cây, vật trang trí trong bể hoặc trong các ống dẫn nước, ống lọc nước. Chúng phát triển trong môi trường ánh sáng yếu và tối. Loại rêu này không chỉ lấy bớt lượng Oxy có trong nước mà còn làm nhiễm bẩn và làm cản trở dòng chảy ở các ống dẫn nước trong bể.
- Rêu bụi xanh: Đôi khi chúng ta thấy xuất hiện trên mặt nước những đám xanh nhỏ li ti thì đấy rất có thể là rêu bụi xanh. Rêu bụi xanh phát triển nếu trong bể có chứa quá nhiều nitrat hoặc phốt pho.
- Rêu nước xanh: Nếu bạn không nhìn được rõ cụ thể hình dạng của rêu trong bể nhưng màu nước trong bể đang chuyển dần sang màu xanh, thì bạn cần biết rằng bể của bạn đang có rêu nước xanh. Rêu nước xanh có tốc độ phát triển vô cùng nhanh, chúng sẽ nhanh chóng lấy hết Oxy và các chất dinh dưỡng có trong nước một khi chúng phát triển.
- Rêu tóc, rêu tơ: Không ít gặp hơn là những loại rêu có sợi mảnh, dài như những sợi tóc và sợi tơ. Rêu tơ, rêu tóc mọc trong điều kiện nước thiếu dinh dưỡng, có nhiều C02.
2. Tảo hại
Tảo nâu thường dễ thấy khi chúng bám vào nền và thành kính của bể khiến bể chuyển sang màu nâu đen. Tảo nâu phát triển trong môi trường nước nhiều CO2, điều kiện vệ sinh bể kém. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp một số loại tảo khác như: Tảo sừng hươu, tảo lam ít gặp hơn trong bể cá.
Hướng dẫn cách diệt rêu, tảo hại cho bể cá cảnh hiệu quả
Bước 1: Làm sạch tảo xanh và rêu bám trong hồ
- Sau một thời gian nuôi dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng từ các chất hữu cơ dư thừa trong ao sẽ tạo điều kiện để tảo và các loài rêu phát triển, bám vào thành hồ. Chính vì vậy, việc đầu tiên bạn cần phải làm là loại bỏ các mảng rêu tảo này. Đây là một cách xử lý tảo xanh rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng mua từ các cửa hàng cá cảnh để chùi rửa hồ thật sạch.
- Sau khi đã lau chùi rong rêu bám bên trong hồ, bạn có thể tiến hành lau chùi các đồ vật trang trí bên trong hồ nếu nghi ngờ đó là nơi cư ngụ của vi khuẩn gây bệnh.
Bước 2: Làm sạch bộ lọc
Bài viết liên quan:
- Bộ lọc quá dơ hoặc hoạt động không đáp ứng được yêu cầu là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho tảo phát triển. Do vậy, sau khi đã lau chùi hồ cá các bạn cần làm sạch bộ lọc.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lọc nước hồ cá cảnh, như: lọc sinh học, lọc cơ học, lọc hóa học, lọc protein… mỗi loại lọc khác nhau sẽ có cách vệ sinh làm sạch khác nhau. Do vậy, tốt nhất là bạn nên tham khảo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Bước 3: Cấp nước vào hồ cá
- Một nguyên tắc quan trọng khi thay nước bạn cần nhớ là chỉ nên rút 10-15% lượng nước cho hồ nuôi, sau đó thay bằng lượng nước mới. Lượng nước cho vào hồ cá nên xấp xỉ với nước trong hồ mà bạn vừa hút ra.
- Nên nhớ, nếu bạn dùng nước máy thì nên để bên ngoài khoảng 30 phút để Clo bay hơi rồi mới cho vào hồ cá.
>>> Tham khảo ngay: 5 Lưu ý cần thiết để nước hồ cá cảnh trong vắt
Mẹo kiểm soát rêu, tảo xanh trong bể cá cảnh
1. Tăng oxy, cân bằng dinh dưỡng cho nước
- Bạn có thể bơm trực tiếp oxy già vào trong nước. Chú ý để nước chảy mạnh và bật đèn để tăng hiệu quả xử lý. Dư thừa CO2 và thiếu dưỡng chất trong bể là một trong những nguyên nhân chính khiến rêu, tảo phát triển trong nước. Cho nên bổ sung oxy và dinh dưỡng là một trong những giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa rêu, tảo phát triển.
2. Vệ sinh bể, các ống dẫn nước trong bể thường xuyên
- Thiếu vệ sinh bể và các ống dẫn nước cũng là lý do khiến rêu và tảo có được môi trường phát triển trong bể cá. Nước, mặt bể và các ống dẫn rất dễ nhiễm bẩn do dư thừa thức ăn và chất thải của cá trong quá trình nuôi thả. Các quy trình vệ sinh cũng cần đảm bảo khách quan và khoa học để đảm bảo sự thích ứng của cá với sự thay đổi của môi trường sống.
3. Thay nước bể đúng cách và hợp lý
- Nước trong bể cá phải là nguồn nước sạch, đã qua khâu xử lý, không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức đề kháng của cá cảnh. Chất lượng nước tốt còn giúp hạn chế và ngăn chặn sự hình thành rêu, tảo. Thay nước đều đặn khiến rêu, tảo không có cơ hội để phát triển.
- Thay nước bể đúng cách và hợp lý cũng là một trong những mẹo để diệt rêu, tảo hiệu quả cho bể cá cảnh trong nhà.
4. Nuôi động vật ăn rêu như cá bút chì, cá otto
- Bên cạnh các loài cá cảnh mà bạn yêu thích, bạn nên nuôi thêm một số loài cá ăn rêu, tảo. Chúng sẽ giải quyết vấn đề rêu, tảo trong bể cá một cách dễ dàng trong trường hợp có những thay đổi bất ngờ về môi trường nước mà bạn chưa kịp kiểm soát.
5. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể
- Thực vật như tảo, rêu rất ưa nắng, chúng phát triển tốt dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, do vậy bạn nên tránh đặt bể cá ở những vị trí đón ánh nắng trực tiếp như khu vực ban công, gần cửa sổ.
- Bạn nên đặt bể cá ở trung tâm nhà, nơi có ánh sáng vừa phải, bạn có thể thắp thêm đèn Led nếu cần với vị trí và thời điểm sáng chưa được đảm bảo.
6. Sử dụng vật liệu lọc, thùng lọc tích hợp đèn UV
- Các vật liệu lọc ngoài có tác dụng khử độc, còn giúp tăng cường ô xy, và tiêu diệt rêu tảo, có tác dụng tốt để ngăn cản sự phát triển của rêu, tảo trong bể cá. Ngoài ra, các thùng lọc có tích hợp đèn UV cũng là một giải pháp hiệu quả để tiêu diệt rêu, tảo hiệu quả cho bể cá cảnh trong nhà.
- Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các hóa chất đặc trị diệt rêu, tảo, vừa an toàn với sức khỏe của cá nuôi, vừa tốt cho việc tiêu diệt các loại thực vật gây hại trong bể cá.
Trên đây là những cách diệt rêu, tảo hại trong hồ cá cảnh, đó đều là những kiến thức cơ bản mà bất cứ người chơi cá nào cũng nên biết. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã biết cách để quản lý hồ nuôi cá của mình.
Chúc các bạn thành công!