7 loại bệnh thường gặp ở cá Vàng 3 đuôi & Cách điều trị

Cá vàng 3 đuôi bị đốm trắng, cá vàng bị cụt đuôi, cụp vây, cá vàng bị nấm, cá ba đuôi bị táo bón… điều là những bệnh thường gặp nhất ở cá Vàng… Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin tổng hợp 7 loại bệnh thường gặp ở cá Vàng 3 đuôi và gợi ý cho các anh em chủ nuôi cách điều trị bệnh. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá Vàng 3 đuôi & Cách điều trị

1. Bệnh đốm trắng

Khi nhiệt độ của nước xuống thấp (trên dưới 15oC), cơ thể cá 3 đuôi sẽ xuất hiện những đốm màu trắng li ti và có thể lan rộng khắp cơ thể sau một thời gian phát bệnh. Khi bệnh đã quá nặng, cá sẽ trở nên chán ăn, suy kiệt mà chết hoặc nhiễm ký sinh trùng ở mang và chết ngạt.

Cách điều trị: Có nhiều phương pháp hạn chế, trước tiên là tiếp cận với chuyên gia để có những lời khuyên bổ ích, vệ sinh sạch sẽ làm sạch các ký sinh trùng gây bênh, lọc nước sạch đổ và khử khuẩn, cho cá ăn đều đặn, đủ chất và hợp vệ sinh.

         >>> Click ngay: TOP 7 loại cá Vàng phong thuỷ đẹp mang đầy tài lộc

2. Bệnh bạch vân

Vào đầu mùa xuân hoặc mùa mưa khi nhiệt độ nước bị thay đổi mạnh, bề mặt cơ thể hoặc ở đuôi cá sẽ xuất hiện những đốm hình dạng giống đám mây màu trắng do trùng lông Kostia hoặc trùng roi Chilodonella piscicola ký sinh.

Cách điều trị: Khi phát hiện bệnh, cần dùng 1 vật chứa khác để tắm muối sẽ hiệu quả, tắm muối 2% trong 30’, rồi lặp lại trong 3 ngày liên tục. Ngoài ra kết hợp thuốc sẽ hiệu quả.

3. Bệnh thủy nấm

Khi trên cơ thể cá phát hiện có nhiều sợi trắng như là nấm mốc bám vào và cá của bạn đang bị thương thì cá của bạn đã bị bệnh thủy nấm. Vùng bị nhiễm bệnh sẽ bị lở loét, thối rữa, dễ làm cá chết.

Cách xử lý: Trước tiên là giữ vệ sinh nguồn nước bể, thường xuyên thay nước, áp dụng các phương pháp phòng ngừa nấm. Ví dụ như: Dùng xanh Methylene để vệ sinh bể, lọc nước. Nếu trường hợp các đã nhiễm bệnh và có các vết thương mở thì nên dùng nước có phá muối với nồng độ 1 – 3 gram muối/ lít.

         >>> Xem ngay: Cá 3 đuôi (cá vàng) đẻ con hay đẻ trứng? Quá trình sinh sản như thế nào?

4. Bệnh táo bón

Bệnh táo bón (Constipation) thường gặp ở cá vàng khi cá gặp khó khăn trong việc đại tiên, hoặc bị dắt phân lủng lẳng phía hậu môn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ăn thiếu khoa học, không đủ chất hoặc do ăn quá nhiều thức ăn dạng bột.

Cách khắc phục: Nên thay đổi khẩu phần ăn cho cá, tăng cường thức ăn khô, thực phẩm sống như sâu, bọ, đậu Hà lan, rau bina… Nếu là thức ăn khô thì trước khi cho ăn nên ngâm nước cho mềm để giúp cá tiêu hoá tốt, giảm bệnh.

5. Bệnh lồi mắt

Bệnh lồi mắt (POP EYE) là căn bệnh rất thường gặp ở cá 3 đuôi giống như: Bệnh Moor, Celestial và bệnh Water Bubble Eye, đây là căn bệnh làm giảm vẻ đẹp của cá và làm cho cá bị giảm thị lực, thường gây nên bởi nguyên nhân nhiễm trùng nước hoặc bệnh lao và đến nay chưa có cách khắc phục triệt để.

Để phòng ngừa cần vệ sinh bể sạch sẽ, thay nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ cũng như độ sáng thích hợp cho bể.

6. Bệnh phù nề

Phù nề (Dropsy) là căn bệnh nhiễm khuẩn từ trong cơ thể của cá vàng làm cho cơ thể phù nền và vẩy cá bị bong ra gây suy thận ở cá vàng.

Cách khắc phục: Một trong những phương pháp bảo vệ cá vàng tốt nhất, hiệu quả nhất trước bệnh phù nề là bảo vệ cá không bị ký sinh trùng tấn công, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn và hạn chế bệnh thận. Có thể dùng thuốc chống khuẩn cho cá đồng thời vệ sinh bể cá, thay nước thường xuyên đồng thời duy trì nhiệt độ hồ thích hợp.

7. Bệnh rối loại bong bóng khi bơi

Rối loạn bong bóng khi bơi (Swin Bladder disorder) là căn bệnh làm cho cá nổi định kỳ một bên cơ thể lên mặt nước hoặc diễm ra khi đang bơi, sau khi hết bệnh nó lại trở về trạng thái bình thường. Trường hợp cá nằm nghiêng một bên trên bề mặt nước bất động kể cả khi chạm tay vào thì rất có thể đây là dấu hiệu mắc bệnh thận.

Cách xử lý: Nên cho cá ăn thực phẩm ẩm để hạn chế quá trình sình bụng giúp cá dễ tiêu hoá. Tăng cường hàm lượng rau xanh trong thức ăn cho cá, thường xuyên thay vệ sinh nước bể chứa, có thể bổ sung một chút muối trong bể nhằm hạn chế căn bệnh do vi khuẩn ký sinh gây ra. Nước bể phải đủ lượng oxy cần thiết, nhiệt độ thích hợp và luôn thay lọc sạch sẽ.

         >>> Bạn đã biết: Nuôi cá 3 đuôi (cá vàng) có cần oxi không?