Ốc hại sinh sản và phát triển mạnh mẽ trong bể thuỷ sinh, điều này khiến cho người chơi thuỷ sinh cảm thấy rất khó chịu. Chính vì vậy, hôm nay Thegioiloaica.com xin chia sẻ với các bạn một số phương pháp diệt ốc hại trong hồ thuỷ sinh đơn giản, hiệu quả. Ốc hại là một vấn đề khá phổ biến trong hồ thủy sinh, chúng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể gây hại đến cây thủy sinh và các loài sinh vật khác. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của ốc hại và làm sao để diệt chúng hiệu quả? Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Nguyên nhân gây xuất hiện ốc hại trong hồ thuỷ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh ốc hại trong hồ thuỷ sinh:
- Do hồ đã có ốc và diệt không hết các ổ trứng được đẻ khắp nơi mà không phát hiện được.
- Do phát sinh từ nguồn cây thuỷ sinh mà các bạn mua về đã có sẵn ốc hoặc trứng ốc hại trong cây đó.
- Do nguồn nước các bạn châm vào hồ có ấu trùng trứng ốc hại trong đó.
- Do trứng ốc hại dễ nở và phát triển nhanh trong môi trường mát mẻ, và bể thuỷ sinh thường có điều kiện nhiệt độ thấp để phù hợp với các loại rêu cây thuỷ sinh.
- Nguồn nước: Ốc có thể xâm nhập vào hồ qua các loại cây thủy sinh mới mua, cá mới hoặc thậm chí là qua nguồn nước máy chưa được xử lý kỹ.
- Thức ăn thừa: Thức ăn thừa là môi trường sống lý tưởng cho ốc sinh sôi nảy nở.
- Môi trường sống: Hồ thủy sinh thiếu oxy, chất lượng nước kém cũng là điều kiện thuận lợi cho ốc phát triển.
Nguyên nhân sâu xa gây ra ốc hại:
- Môi trường hồ không cân bằng: Khi hồ thiếu oxy, lượng chất dinh dưỡng quá nhiều, pH không ổn định, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ốc sinh sôi và phát triển.
- Vệ sinh hồ không thường xuyên: Cặn bẩn, thức ăn thừa tích tụ lâu ngày sẽ trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho ốc.
- Cây thủy sinh nhiễm ốc: Khi mua cây thủy sinh mới về, người chơi thường không kiểm tra kỹ nên vô tình mang ốc vào hồ.
Một số phương pháp diệt ốc hại trong hồ thuỷ sinh thành công 100%
1. Bắt ốc hại bằng tay hay nhíp
Phương pháp này được thực hiện thủ công và số lượng ốc bắt được có hạn, nhược điểm không diệt được hết trứng ốc. Tuy nhiên, rất thẩm mỹ không động, ảnh hưởng đến môi trường nước, hoặc hệ sinh thái trong bể thuỷ sinh.
Lưu ý: Cách bắt ốc hại bằng tay chỉ áp dụng với một số bể thuỷ sinh có số lượng ốc hại ít hoặc vừa mới xuất hiện.
2. Cá nốc da beo
Cá nóc là loại các nước ngọt ăn tạp và cơ hàm rất khoẻ, và ốc hại là một trong những món ăn yêu thích của chúng. Tuy nhiên, chúng rất hung hãn và có thể sẽ ăn thịt hết một đàn cá thuỷ sinh của bạn.
1. https://thegioiloaica.com/ban-co-the-dat-hai-con-ca-betta-cung-nhau-khong-no-co-tot-cho-ho-khong
2. https://thegioiloaica.com/sua-mat-trang-huong-dan-cham-soc-giong-tuoi-tho-v-v-co-anh
3. https://thegioiloaica.com/ca-da-tron-banjo
4. https://thegioiloaica.com/devil-ray-vs-manta-ray-su-khac-biet-la-gi
5. https://thegioiloaica.com/ca-vang-sabao-huong-dan-cham-soc-giong-tuoi-tho-v-v-kem-anh
Cho nên, các bạn cần lưu ý thận trọng khi sử dụng cách này.
3. Ốc ăn ốc (Helena)
Có rất nhiều người nuôi hay nghi ngờ về phương pháp này, bởi nhìn chúng loại ốc Helena di chuyển chậm và khó hiểu về cách thức diệt ốc hại của chúng. Tuy nhiên, đây mới chính là cách hữu hiệu nhất để diệt ốc hại trong bể thuỷ sinh.
Khi các bạn chú ý kỹ thì ốc Helena có một cái vòi ở phía trước, chúng sử dụng vòi nay để luồng vào thân ốc hại và tiêu diệt chúng bằng cách hút chất dinh dưỡng đến khi ốc hại chỉ còn lại cái vỏ. Thậm chí chúng cũng ăn tất cả các ấu trùng trứng ốc hại.
Chỉ trong vòng vài ngày đến 1 tuần các bạn sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt và sau khi kiềm hãm được ốc hại các bạn có thể bắt ốc Helena ra ngoài nếu cảm thấy không thẩm mỹ vì chúng khá to và dễ nhìn thấy.
4. Sử dụng cá ăn ốc:
-
- Ưu điểm: Hiệu quả, tự nhiên.
- Nhược điểm: Một số loài cá ăn ốc có thể ăn cả tép hoặc cá con.
- Các loại cá ăn ốc: Cá tép, cá bảy màu, cá mún…
5. Sử dụng thuốc diệt ốc:
- Ưu điểm: Hiệu quả nhanh.
- Nhược điểm: Có thể gây hại cho cây thủy sinh và các loài sinh vật khác nếu sử dụng không đúng cách.
- Lưu ý: Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
1. https://thegioiloaica.com/kham-pha-8-loai-ca-dep-mat-duoc-tim-thay-o-israel
2. https://thegioiloaica.com/9-loai-sua-lon-nhat-the-gioi
3. https://thegioiloaica.com/6-loai-benh-thuong-gap-o-ca-betta
4. https://thegioiloaica.com/ho-so-loai-lionfish
5. https://thegioiloaica.com/tim-hieu-tat-ca-ve-ca-vang-fantail
6. Điều chỉnh môi trường hồ:
- Tăng cường sục khí: Giúp tăng lượng oxy trong nước, hạn chế sự phát triển của ốc.
- Thường xuyên thay nước: Giúp loại bỏ chất thải và thức ăn thừa, giảm nguồn thức ăn cho ốc.
- Hạn chế cho ăn quá nhiều: Chỉ cho ăn vừa đủ để tránh thức ăn thừa.
Lưu ý khi diệt ốc:
- Kết hợp nhiều phương pháp: Để đạt hiệu quả cao, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp trên.
- Kiên trì: Việc diệt ốc cần thời gian, bạn cần kiên trì thực hiện.
- Phòng ngừa: Thường xuyên kiểm tra hồ, vệ sinh hồ sạch sẽ để ngăn chặn ốc sinh sôi.
Một số phương pháp diệt ốc khác:
- Sử dụng vi sinh: Các loại vi sinh có khả năng phân hủy chất hữu cơ, giảm nguồn thức ăn cho ốc.
- Sử dụng bẫy bằng lá chuối: Cắt lá chuối thành miếng nhỏ, thả vào hồ, ốc sẽ tập trung vào đó để ăn và bạn có thể dễ dàng vớt chúng ra.
Lời khuyên: Việc diệt ốc hại cần sự kiên trì và kết hợp nhiều phương pháp. Quan trọng nhất là duy trì môi trường hồ ổn định, tạo điều kiện cho các sinh vật có lợi phát triển.
Đừng quá lo lắng về loài ốc hại
Ốc hại gây cho các bạn nhiều phiền toái cụ thể như là gây mất thẩm mỹ và làm lá cây thuỷ sinh bị mục rửa. Nhưng sự xuất hiện của nó cũng cho bạn thấy rằng môi trường bạn tạo ra đã gần giống với môi trường tự nhiên, nên bạn đừng chú trọng đến việc phải diệt triệt để chúng. Chỉ cần hạn chế nó ở mức thấp nhất là được.
>>> Tham khảo ngay: Cách diệt rêu, tảo hại cho bể cá cảnh hiệu quả