Cá Mún: Đặc điểm, sinh sản và các loại cá Mún tại Việt Nam

Cá mún (Platy fish) là loại cá cảnh thuỷ sinh dễ nuôi, khỏe mạnh và khả năng sinh sản tốt. Chúng rất đa dạng về màu sắc do sự pha trộn của 3 gam màu nguyên thuỷ: Đỏ, Vàng cam và Đen mà lai tạo ra rất nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp. Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu thông tin về dòng cá này nhé!

Giới thiệu về dòng cá Mún

Cá Mún được người chơi cá thuỷ sinh nuôi rất nhiều để làm cảnh. Với các đặc tính thân thiện và dễ tìm kiếm, cá Mún xuất hiện nhiều ở khu vực Trung Mỹ và Mexico.

  • Tên khoa học: Xiphophorus maculatus
  • Tên tiếng Anh: Platy fish
  • Bộ: Cyprinodontiformes
  • Dòng: Chordata
  • Họ: Poeciliidae
  • Chi: Xiphophorus
  • Nhiệt độ trung bình: Trung bình từ 20 – 26°C
  • Độ cứng (dH): Từ 15 – 30
  • Độ Ph tối ưu: Từ 7 – 8.5
  • Tuổi thọ trung bình: Từ 3 – 4 năm

NOTE: Các bạn nên để trong bể cá các loại cây thủy sinh để cho cá có thêm nguồn thức ăn và có nơi để ẩn nấp, đặc biệt vào mùa sinh sản. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên lạm dụng mà cho quá nhiều cây, làm thu hẹp không gian hoạt động của chúng.

         >>> Xem ngay: Phòng và trị bệnh nấm cho cá đơn giản, chỉ trong vài phút

Đặc điểm ngoại hình của dòng cá Mún

Với thân hình ngắn kích thước khoảng từ 4 – 8cm, cá mún rất dễ sinh sống trong môi trường bể nhỏ. Cá Mún cũng rất dễ sinh sản, dễ chăm sóc và có nhiều màu sắc, do vậy cá mún rất được ưa chuộng cho các bể thuỷ sinh.

Cá mún có thể sống được ở mọi môi trường nước và rất thích hợp để nuôi cộng cồng, nuôi chung với các loài cá cảnh khác để tạo thành một bể cá thuỷ sinh đẹp, thu hút mắt người mê cá.

Nếu sống trong môi trường bể thuỷ sinh, thì tuổi thọ cá mún khoảng 3 – 4 năm tuổi, thường thấp hơn so với những loại cá cảnh khác.

ca-mun-panda

Các dòng cá Mún đẹp và được ưa chuộng nhất Việt Nam

Cá mún có rất nhiều loại, phân biệt theo màu sắc, loại vây, hình dạng người. Dưới đây là các dòng cá Mún đẹp và được ưa chuộng nhất Việt Nam.

  • Cá Mún đỏ: Đây là dòng cá được ưa chuộng, phổ biến bậc nhất tại các tiệm cá cảnh. Cơ thể của cá sở hữu một màu đỏ toàn thân (tên gọi theo màu sắc).
  • Cá Mún đen: Cá mún đen cũng tương tự như cá mún đỏ toàn thân sỡ hữu toàn màu đen, tuy màu sắc không được sặc sỡ nhưng dòng cá này cũng rất được nhiều người nuôi ưa chuộng.
  • Cá Mún vàng: Phần lớn trên cơ thể cá được phủ một màu vàng đặc trưng, ít khi thấy full vàng.
  • Cá Mún Koi: Đây là dòng cá mún lai hiếm, với màu sắc đỏ và trắng trong (giống với màu cá Koi Nhật Bản). Do vậy, giá cá này cũng khá đắt đỏ.
  • Cá Mún uyên ương: Là dòng cá có thân hình màu vàng và đuôi màu đỏ cam nhìn rất bắt mắt.
  • Cá Mún hạt lựu: Sở hữu một thân hình nhỏ (kích cỡ trưởng thành 2 – 3cm) có hình giống hạt lựu, thường được nuôi theo đàn nhiều con.
  • Cá Mún Panda (gấu trúc): Đây là dòng cá hiếm, ít được tìm thấy tại các trại cá kiểng. Do vậy, giá thành của nó cũng khá cao so với cá dòng phổ thông.
  • Các dòng cá Mún khác: Ngoài ra, còn có rất nhiều loại cá mún khác như: Cá Mún kim tiền, cá Mún vàng đen, cá Mún hà lan…

Thức ăn chủ yếu của cá Mún

Cá Mún được xếp vào loại cá ăn tạp, chính vì vậy, các bạn nên cho cá ăn với chế độ ăn hỗn hợp là tốt nhất. Các banh nên lựa chọn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như sau:

  • Thức ăn tươi: Trùn chỉ, Artermia khô, Artermia sinh khối, trứng tép, bo bo…
  • Thức ăn khô tổng hợp: Aquafin, thức ăn khô cám công nghiệp, Tomboy, tảo Sprirulina…

Đặc biệt, các bạn nên chú ý đến tình trạng của thức ăn để đảm bảo đồ ăn không bị hư hỏng, hết hạn. Chỉ cho cá ăn với lượng vừa phải, không nên cho cá ăn quá nhiều tránh trường hợp làm thừa thức ăn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cá.

Thường xuyên thay nước, hút cặn thức ăn thừa để không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong nước.

Hình thức sinh sản ở cá Mún

Để quan sát chính xác về hoạt động sống, và tập tính sinh sản của loài cá này các bạn nên biết cách phân biệt được cá mún trống, mái

1. Phân biệt cá Mún trống, mái:

  • Đối với Cá Mún trống và mái có rất nhiều điểm tương đồng, nhưng về hình dáng và kích thước thì lại khác nhau.
  • Kích thước của cá Trống thường nhỏ hơn so với cá mái, để nhận biết các bạn nhìn vào cái bụng phình to của cá mái thì sẽ biết (vì cá mái có khoang chứa con, còn cá trống thì không).
  • Chính vì chúng thuộc dòng cá có đời sống ngắn nên cá mún sinh sản rất nhanh. Chúng thuộc loại để con và chỉ trong khoảng 4 tháng là có khả năng sinh sản, tốc độ sinh sản của chúng nhanh đến mức chóng mặt.

2. Cá Mún để bao nhiêu con:

Tuỳ vào kích thước cá mẹ, mỗi lần đẻ có thể lên từ 20 – 50 con, thường giao động ở khoảng 30 con.

Khi cá mẹ đẻ con xong, các bạn nên tách riêng đàn cá con mới sinh vào một bể cá khác để cá con thích nghi với mới mà không phải là mồi cho các loài cá khác. Tốt nhất, khi nhận biết cá sắp đẻ các bạn bắt riêng cá mẹ ra một bể cá mới chuẩn bị, sau khi đẻ xong thì bắt cá mẹ ra.

Giá cá Mún trên thị trường cá cảnh tại Việt Nam là bao nhiêu?

Cá Mún là một trong những loại cá cảnh mang lại lợi nhuận khác cao nên được nhân giống rộng rãi trong các trại cá cảnh từ lâu đời tại Việt Nam. Hiện nay, rất dễ để mua loại cá này bởi nó được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng lớn nhỏ trong cả nước.

Giá cá Mún rất rẻ: từ 5 – 10.000đ/ đôi, nên đối với những người mới chơi hay kể cả các em học sinh cũng có thể chơi được. Đây quả thật là một gợi ý vô cùng hoàn hảo phải không nào~!

         >>> Đừng bỏ lỡ: 10+ Loài cá cảnh khiến dân chơi “phát sốt” tại Việt Nam