Mặc dù là loài cá khá hung dữ, nhưng không ít trường hợp người chơi cá cảnh đã phải dở khóc dở cười vì cá La Hán bị nhát. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nếu không tìm ra được lý do khiến cho chú cá của mình bị như vậy, bạn sẽ không biết cách xử lý đúng để đưa cá về trạng thái bình thường, sinh trưởng khỏe mạnh được. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề và cách giải quyết hiệu quả.
Toc
Nhận biết cá La Hán bị nhát
Mặc dù sở hữu vẻ ngoài hung dữ, nhưng cá La Hán lại rất dễ bị tổn thương, thu mình trước các tác động từ bên ngoài. Cá La Hán bị nhát có những biểu hiện như:
- Thu mình vào một góc riêng.
- Ẩn náu, lẩn trốn vào các xó của bể.
- Màu sắc của cá trở nên nhợt nhạt hơn bình thường.
- Trên thân cá có nhiều sọc đen.
- Cá thiếu sức sống, dáng bộ thất thần.
- Phần gù xẹp dần sau đó biến mất.
- Cá biếng ăn, bỏ ăn và có thể chết nếu không được phát hiện và trị bệnh nhút nhát.
Nguyên nhân cá La Hán bị nhát
Tìm ra đúng nguyên nhân khiến cá La Hán bị nhát rất quan trọng, vì nếu không xác định đúng thì không thể biết cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
1. Môi trường sống thay đổi
Nếu bỗng nhiên thay đổi môi trường sống mà cá La Hán chưa thích nghi kịp, rất dễ bị sốc và nhát. Nguyên nhân là do cá bị đảo lộn tinh thần trước hàng loạt yếu tố mới như ánh sáng, thức ăn, nước trong bể, nhiệt độ bể,… Nhiều người mua cá về thường bỏ qua khâu tạo thời gian và điều kiện cho cá làm quen với môi trường mới, thả cá vào bể không đúng quy trình. Đây làm cá không kịp thích ứng, dần dần trở thành thụ động, lười nhát.
2. Thua trận trước con cá khác
Bản tính cá La Hán thích sống một mình, nên nếu khi mua về sống chung với các loài cá khác mà cá không có thời gian làm quen để thích nghi, nhất là khi nuôi cá chung với loài cá to hơn, cá La Hán sẽ tấn công, chiến đấu. Khi bị thua trận, cá sẽ trở nên sợ sệt, yếu đuối. Vừa phải làm quen với môi trường sống mới, vừa bị cá khác tấn công và bị thua trận, cá La Hán sẽ nhát, thu mình vào một góc, hoạt động chậm chạp, bỏ ăn, dần dần sức khỏe suy yếu và có thể bị chết.
3. Ánh sáng không hợp lý
Ánh sáng trong bể nuôi cá rất quan trọng ở giai đoạn cá mới làm quen với bể. Không phải ngẫu nhiên mà trong quy trình thả cá vào bể có bước giảm hoặc tắt hoàn toàn ánh sáng của bể nuôi. Chặng đường từ cửa hàng cá về nhà đã là một sự thay đổi với cá, có thể góp phần khiến cá bị stress. Nếu khi thả vào bể, cá phải tiếp xúc ngay với ánh sáng của bể, cá sẽ càng thêm căng thẳng. Đặc biệt, nếu bể có ánh sáng mạnh, màu ánh sáng không gần với màu tự nhiên, cá La Hán bị nhát sẽ tăng lên.
Cách xử lý khi cá La Hán bị nhát
Không ít người bỏ qua việc cá La Hán bị nhát mà không biết rằng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng phát triển và thậm chí là sự sống của cá. Vì thế, cần phát hiện và tìm đúng nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp giúp cá thoát khỏi tình trạng này và sinh trưởng bình thường.
1. https://thegioiloaica.com/archive/8204/
2. https://thegioiloaica.com/archive/8316/
3. https://thegioiloaica.com/archive/8296/
1. Xử lý khi cá bị nhát do môi trường sống
Trường hợp này, bạn cần đảm bảo mọi điều kiện tiêu chuẩn môi trường sống của cá La Hán như: nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, độ pH từ 6.8 – 7 độ và thường xuyên thay nước, vệ sinh bể cho cá và chú ý đến vấn đề dinh dưỡng. Thời gian đầu nuôi cá cần đặt bể ở nơi ít người qua lại, yên tĩnh, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Để tránh tình trạng nước nhanh bẩn làm cá La Hán bị nhát, bể nuôi cá cũng cần có bộ lọc để nước được làm sạch thường xuyên. Bạn không nên đợi đến khi nước trong bể đục mới thay nước, vì điều này đã làm môi trường nước nuôi cá bị nhiễm bẩn, cá dễ bị mắc bệnh và nhút nhát.
Nên thay nước đều đặn hàng tuần, mỗi lần thay rút đi 1/4 – 1/3 lượng nước trong bể, không được rút hết, vì như vậy cá La Hán bị nhát càng nghiêm trọng hơn. Khi thay nước, cũng nên cho ống xi phông vào dưới đáy bể để hút hết phần cặn bã dư thừa từ thức ăn và phân cá, sau đó cho 1 nắm muối hột vào để sát khuẩn.
Nước mới được thay vào bể cần được để ra ngoài phơi nắng 1 – 2 ngày cho hết khí clo, sau đó mới dùng vòi dẫn nước vào bể từ từ. Nếu thực hiện thay nước đều đặn mỗi tuần, cá La Hán sẽ làm quen tốt và trở nên dạn dĩ, màu sắc cũng tươi sáng hơn nhiều.
2. Xử lý khi cá La Hán bị nhát do thua trận trước con cá khác
Với trường hợp cá La Hán bị nhát do nguyên nhân thua trận trước con cá khác, có thể xử lý theo một trong 3 cách sau:
-
Cách thứ nhất: thả vào trong bể cá một con La Hán có kích thước nhỏ, sức yếu, không đạt chuẩn để sống chung với con cá La Hán cần chữa bệnh. Khi sống chung một thời gian, cá La Hán to sẽ nhận ra chú cá mới vào kém hơn mình nên có thể đánh bại dễ dàng. Khi ấy, cá sẽ sớm lấy lại phong độ để trở nên tự tin hơn, cảm thấy an toàn trước môi trường sống mới.
-
Cách thứ hai: đặt vào trong bể một tấm kính để phản chiếu hình ảnh của chú cá La Hán bị nhát. Hàng ngày nhìn thấy tấm gương phản chiếu chính mình, cá sẽ bớt sợ hãi, giảm lo lắng, thấy an tâm hơn. Ý chí chiến đấu dần dần được kích thích trở lại, cá sẽ sung hơn, bớt nhát và hào hứng với bể cá mà nó đang sống.
-
Cách thứ ba: lấy một tấm kính chia đôi bể cá rồi thả vào phần còn lại của bể một chú cá La Hán nhỏ. Nếu cá bạn nuôi là cá đực, bạn nên chọn cá cái để thả vào. Đây là cách để tạo cơ hội cho cá La Hán làm quen với nhau, dần dần sẽ tự tin và hết nhút nhát.
1. https://thegioiloaica.com/archive/8217/
2. https://thegioiloaica.com/archive/8358/
3. https://thegioiloaica.com/archive/8384/
3. Xử lý khi cá La Hán bị nhát do ánh sáng trong bể
Nếu cá La Hán bị nhát do ánh sáng, cách khắc phục cũng rất đơn giản. Để thử xem có đúng nguyên nhân cá bị nhát là do ánh sáng hay không, bạn hãy chia bể nước thành hai nửa, một bên sáng và một bên tối. Khi đó, cá bơi về bên nào thì chứng tỏ là nó sẽ sợ bên còn lại.
Lúc ấy, bạn chỉ cần căn cứ vào biểu hiện cá sợ ánh sáng mạnh hay sợ ánh sáng tối để điều chỉnh dần lượng ánh sáng, màu sắc ánh sáng trong bể cho phù hợp với sở thích của cá. Ngoài ra, bạn cũng có thể chỉnh thời gian chiếu sáng theo hướng nhiều lên hoặc ít đi. Theo thời gian, cá sẽ thích nghi và giải quyết được tính nhút nhát.
Biện pháp phòng ngừa cá La Hán bị nhát
Dựa trên những nguyên nhân khiến cá La Hán bị nhát đã nêu trên, chúng ta có thể tự chủ động ngăn ngừa không để tình trạng này xảy ra bằng cách:
- Thực hiện đúng quy trình thả cá: khi cá mới đưa về bể, cần để nguyên trong túi, tắt đèn và thả túi cá trôi trên bể 20 phút để cá thích nghi với nhiệt độ bể sau đó lấy lượng nước trong bể bằng lượng nước trong túi rồi đổ vào túi để cá làm quen với pH trong bể, đóng túi và thả trôi thêm 20 phút nữa rồi mới mở túi ra để cá bơi vào bể.
- Thời gian đầu nên lấy bìa cứng che kín bể cá để cho cá La Hán ổn định tinh thần, không bị hoảng loạn khi môi trường sống thay đổi vì hàng ngày phải tiếp xúc với những người xung quanh. Khi cá đã làm quen được vài tuần, thì mới gỡ bìa ra, lúc đó cá sẽ quen và thích nghi nhanh hơn với môi trường mới.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá La Hán bị nhát, nhưng thường gặp nhất chính là sự thay đổi đột ngột về môi trường sống và do cá bị bại trận trước con cá khác. Khi đã xác định được vì sao chú cá của mình rơi vào tình trạng đó, bạn sẽ biết cách giúp chú lấy lại phong độ để trở nên dạn dĩ, khỏe mạnh và ngày càng thể hiện được thần thái của mình.
Đọc thêm thông tin về cá cảnh tại Thế Giới Loài Cá.