Chơi cá cảnh đang trở thành thú đam mê của nhiều người. Cùng với cây cảnh và chim cảnh, nhu cầu chơi cá cảnh cũng có sự thay đổi không ngừng. Trong danh sách các loài cá cảnh được ưa chuộng, cá Lóc Channa Bankanensis là một trong số đó. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm và cách nuôi loài cá này.
Toc
Giới thiệu về cá Lóc Channa Bankanensis
Cá Lóc Channa bankanensis là dòng cá mini, kích thước trung bình chỉ khoảng từ 15 – 30cm. Toàn bộ cơ thể cá có màu vàng đặc trưng, tô điểm là các chấm đen rải khắp cơ thể. Càng lớn, màu sắc trên cơ thể cá càng rõ nét và đậm hơn.
Mặc dù là dòng cá mini, nhưng cá Lóc Channa Bankanensis lại có tính cách khá hung dữ, mang tập tính phân chia lãnh thổ cực cao.
Cá chủ yếu hoạt động ở tầng trên vào mùa hè, khi bước vào mùa sinh sản, cá sẽ thích ở tầng nước giữa và đáy. Chỉ cần người nuôi đảm bảo các kỹ thuật chăm sóc, cá sẽ khỏe mạnh và sinh sản tốt.
Cách nuôi cá Lóc Channa Bankanensis khỏe mạnh, nhanh lớn
Mặc dù được đánh giá là có sức khỏe tốt, nhưng để cá Lóc Channa Bankanensis mạnh khỏe và ít bị bệnh, bạn cần nắm được kỹ thuật chăm sóc cơ bản sau.
2.1 Cách chọn cá Lóc Channa Bankanensis
Để có được những chú cá Lóc Channa Bankanensis khỏe đẹp, bạn cần chú ý đến việc chọn giống cá. Tiêu chí lựa chọn cá sẽ dựa trên các yếu tố sau:
- Quan sát kỹ hình dáng bên ngoài của cá, loại bỏ ngay những chú cá bị thương, bị dị tật ở mắt, miệng, mang. Không chọn những con cá có khả năng bơi lội kém, có dấu hiệu thả trôi theo dòng nước. Thay vào đó, nên mua những con cá Lóc năng động, có phản xạ nhanh, kết cấu cơ thể hoàn chỉnh.
- Tìm hiểu các địa chỉ kinh doanh cá uy tín để mua, hạn chế mua tại cửa hàng bán trôi nổi không rõ nguồn gốc. Tìm đến các địa chỉ tin cậy, chuyên nghiệp, bạn cũng sẽ được tư vấn thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc cá cảnh.
2.2 Bể nuôi cá Lóc Channa Bankanensis
Cá Lóc Channa Bankanensis là loài cá cảnh nước ngọt, nên ưa môi trường pH cực thấp, dao động từ 2.8 – 3.8. Nhiệt độ nước thích hợp là 22 – 26 độ C. Khi nuôi trong bể thủy sinh, bạn cần tạo cho cá một không gian sống thoải mái, để cá có thể thoải mái bơi lượn và hoạt động.
Nước trong bể nuôi bắt buộc phải là nước sạch. Nếu sử dụng nước máy, bạn cần xử lý clo trước rồi mới cho vào bể. Chú ý không thay nước quá nhiều lần/tuần, vì loài cá này thích nước tù, nước đục. Nếu thay nước quá thường xuyên, sẽ làm thay đổi môi trường nước, khiến cho cá không kịp thích nghi dẫn đến bị chết.
Thiết kế bể nuôi cần có nắp chống nhảy hoặc lưới chống nhảy. Bởi đây là loài cá săn mồi, khả năng nhảy của chúng rất tốt. Bạn cũng cần trồng thêm nhiều loại cây thủy sinh để cá có nơi ẩn nấp, cảm thấy an toàn khi sinh sống. Một số loại cây thủy sinh thích hợp với loài cá này là Lan nước, thủy cúc, rong la hán, hoặc là các loại rong, bèo để tạo môi trường tự nhiên cho cá. Ngoài ra, bạn cũng bố trí thêm đá, lũa, sỏi, sẽ giúp cá có thêm nhiều không gian để hoạt động. Phía dưới hồ bố trí các loại sỏi suối, than tổ ong, sạn gốm để trải nền.
2.3 Bộ lọc bể cá
Khi chọn bộ lọc nước cho bể cá Lóc Channa Bankanensis, bạn nên chọn sản phẩm có công suất lớn và khả năng lọc sinh học cao. Điều này giúp giữ được vi sinh vật ít và cung cấp nước sạch và oxy cho cá.
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm bộ lọc khác nhau, bạn có thể lựa chọn một số loại như lọc tràn, lọc đáy, lọc dưới bể, lọc mút, lọc treo, lọc ngoài hay lọc thùng. Ngoài bộ lọc bể cá, nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị thêm máy sưởi nếu nuôi cá ở khu vực có mùa đông rét đậm.
2.4 Các bước thả cá Lóc Channa Bankanensis vào bể
1. https://thegioiloaica.com/ca-bay-mau-tan-huong-niem-vui-nuoi-va-cham-soc-ca-sinh-san
2. https://thegioiloaica.com/ca-giong-ca-tra
3. https://thegioiloaica.com/cach-nuoi-ca-bay-mau-trong-thung-xop-cuc-dep-va-tiet-kiem
4. https://thegioiloaica.com/cach-nuoi-ca-bay-mau-sinh-san-thanh-cong-100-ban-nen-biet
Khi chọn được những chú cá Lóc Channa Bankanensis ưng ý và mang về nhà, bạn cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau:
Bước 1: Bạn cần giảm ánh sáng hoặc tắt đèn trước khi cho cá vào bể. Ánh sáng quá mạnh sẽ là nguyên nhân khiến cá bị stress.
Bước 2: Ngâm túi nilon chứa cá vào trong bể trong vòng từ 15 – 20 phút để cá làm quen với môi trường và nhiệt độ mới. Thủ thuật này sẽ giúp cá giảm sốc nhiệt.
Bước 3: Khi đã ngâm xong, bạn sẽ bắt đầu thả cá vào bể. Quá trình thả cá Lóc Channa Bankanensis cần phải từ từ, không đổ một cách ào ạt để cá không bị hoảng sợ.
Sau khi thả cá, bạn cần theo dõi cá. Nếu cá thích nghi và ăn tốt, có nghĩa là cá đã quen. Trường hợp cá bỏ ăn, có dấu hiệu mệt mỏi, bơi lờ đờ dưới đáy, bạn cần cho ra ngoài bể riêng để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị.
2.5 Thức ăn cho cá Lóc Channa Bankanensis
Cá Lóc Channa Bankanensis là loài ăn tạp và rất phàm ăn. Chúng có thể ăn được các loại con mòi sống nhỏ hơn như tép, sò, trùn đất, dế, hoặc bạn cũng có thể cho cá ăn các loại thức ăn dạng viên giàu chất đạm dành cho cá.
Các bữa ăn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, để cá phát triển tốt và có nhiều hoa văn đẹp. Thời gian đầu khi mới nuôi, cá Lóc sẽ ăn ít do chưa quen với môi trường, bạn không cần phải lo quá. Sau một vài ngày, cá sẽ ăn uống ổn định.
Một ngày, bạn có thể cho cá Channa Bankanensis ăn từ 1 – 2 bữa. Cung cấp số lượng thức ăn vừa đủ để tránh trường hợp cá ăn quá no bị sình bụng. Thức ăn dư thừa còn lại trong bể sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng nước.
2.6 Cách vệ sinh bể cá Lóc Channa Bankanensis
Việc vệ sinh cho bể cá Lóc Channa Bankanensis định kỳ là vô cùng cần thiết. Quy trình vệ sinh bể cá đúng kỹ thuật sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bạn hút bớt nước trong bể và cho cá ra một bể tạm bên ngoài. Tiếp theo, tháo bộ lọc, đem ra ngoài vệ sinh sạch sẽ.
Bước 2: Nếu trong bể cá có sỏi, bạn cần làm sạch vì sỏi thường bám thức ăn thừa hay chất thải. Các món đồ trang trí khác trong bể cũng cần vệ sinh. Nếu để bụi bẩn tích tụ lâu ngày, sẽ là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Bước 3: Bạn dùng khăn sạch lau mặt kính bên trong và bên ngoài. Hoàn tất dọn dẹp, bạn cho nước mới đã chuẩn bị vào. Khoảng 20 phút sau, khi nhiệt độ nước cân bằng được với nhiệt độ phòng, bạn sẽ thả cá trở lại.
Vệ sinh bể cá thường xuyên sẽ giúp cá tránh việc mắc các bệnh do ô nhiễm nguồn nước. Nếu chủ quan không vệ sinh, tuổi thọ cá sẽ không được đảm bảo, có thể bị nhiễm bệnh và chết bất cứ lúc nào.
2.7 Chăm sóc sức khỏe cho cá Lóc Channa Bankanensis
Cá Lóc Channa Bankanensis là loài “sống dai”, ít khi bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo môi trường sống cho chúng, vẫn sẽ mắc bệnh bình thường. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách điều trị hiệu quả ở cá, hãy tham khảo nhé.
1. https://thegioiloaica.com/cach-nuoi-ca-tram-galaxy-dep-khoe-manh-trong-be-thuy-sinh
2. https://thegioiloaica.com/ca-bay-mau-koi-red-ear
3. https://thegioiloaica.com/ca-da-bao-mo-vit-tinh-cach-nuoi-va-cham-soc
4. https://thegioiloaica.com/ky-thuat-nuoi-va-cach-cham-soc-ca-ty-ba-buom
5. https://thegioiloaica.com/ca-ma-giap-ca-sac-tran-trau-cach-nuoi-tai-nha
Bệnh trắng gan trên cá: Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn aeromonas sp. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở những con cá được cho ăn cám tổng hợp trong thời gian dài. Biểu hiện bệnh đó là cá có dấu hiệu bơi kém, phản xạ không tốt. Xuất hiện các đốm đỏ trên hậu môn, chân răng, vảy. Cá ăn kém đi do chức năng gan bị giảm. Ngay sau khi phát hiện cá có các triệu chứng trên, bạn cần xử lý mầm bệnh cho cá và tiêu diệt hết mầm bệnh trong bể. Giảm lượng thức ăn cho cá xuống, trong bữa ăn trộn thêm VB Rido 01+ Vibozime new cho cá ăn. Để diệt khuẩn trong môi trường nước, bạn sẽ sử dụng thuốc Glumax, Beta-50 để phục hồi chức năng gan thận cho cá.
Bệnh đường ruột ở cá: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thức ăn của cá bị nhiễm khuẩn. Hoặc cũng có thể do mật độ nuôi cá quá dày, môi trường sống bị ô nhiễm. Thức ăn cho cá hằng ngày bị mốc hoặc ôi thiu. Dấu hiệu khi cá mắc bệnh là trên da, vảy cá có xuất hiện nhiều vệt trắng xen kẽ. Cá bị tuột nhớt, bơi lờ đờ. Một số con cá Lóc Channa Bankanensis còn bị sậm màu lại. Để trị bệnh, bạn cần phải thay nước sạch sẽ. Giảm lượng ăn hằng ngày, trộn thêm vào thức ăn các loại men tiêu hóa cho cá.
Bệnh nấm mang ở cá: Nguyên nhân xuất hiện bệnh là khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều làm thay đổi độ pH trong nước. Bên cạnh đó, mật độ nuôi quá dày cũng là nguyên nhân khiến cho các bào tử nấm hình thành. Khi cơ thể cá bị yếu, sẽ xâm nhập vào mang cá và phát triển thành sợi nấm. Để điều trị, bạn sẽ sử dụng thuốc khử trùng nguồn nước. Sau khi khử trùng một ngày, sử dụng muối trắng pha loãng với nước, rải đều vào ao cá. Khoảng một tuần sau, cơ thể cá sẽ hồi phục.
Ý nghĩa phong thủy của cá Lóc Channa Bankanensis
Cá Lóc Channa Bankanensis và hầu hết các loài cá cảnh được nuôi thủy sinh hiện nay đều mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Đặt một bể cá thủy sinh trong nhà sẽ mang tới may mắn và tài lộc cho gia chủ. Những ai kinh doanh buôn bán sẽ được thuận buồm xuôi gió, kinh doanh phát đạt. Bên cạnh đó, cũng giúp cân bằng cuộc sống, đời sống vợ chồng hòa thuận và con cái yêu thương nhau.
Hai hướng đẹp nhất trong nhà để đặt bể cá là hướng Bắc và Đông Nam. Bởi lẽ hai vị trí này tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi và nảy nở. Tùy từng khu vực, bạn sẽ có những thiết kế bể cá phù hợp, có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc cả hình bán nguyệt.
Không chỉ mang lại yếu tố phong thủy tốt, ngắm cá Lóc Channa Bankanensis tung tăng bơi lội cũng đem lại lợi ích tốt cho sức khỏe. Cải thiện giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng là một số trong số đó.
Cá Lóc Channa Bankanensis giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?
Cá Lóc Channa Bankanensis hiện nay có giá bán dao động từ 300.000 – 800.000 đồng/con. Sự chênh lệch về giá bán sẽ tùy thuộc vào kích cỡ của cá. Để mua được những chú cá chất lượng, bạn hãy ghé đến các địa chỉ uy tín sau:
-
Shop Cá Rồng Bin Nhím:
-
Cá Cảnh Hến:
-
Cá Cảnh Kim Giang:
-
Cửa Hàng Cá Cảnh Thủy Sinh Trung Tín:
- Địa chỉ: 718 Trường Chinh, Phường 15, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0908 152 334
- Website
Đây là toàn bộ thông tin về cá Lóc Channa Bankanensis. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp cho việc nuôi cá cảnh của bạn được thành công. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.