Dropsy là một thuật ngữ chỉ các loại bệnh cá bị xù vảy trên cơ thể cá cảnh. Bệnh xù vẩy không quá nguy hiểm đến tính mạng của cá Koi. Nhưng cần phải xử và điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện các triệu chứng. Vậy điều trị bệnh xù vảy ở cá Koi như thế nào? Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Toc
Dấu hiệu nhận biết của bệnh xù vảy ở cá Koi
Khi cá Koi bị xù vảy thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:
- Phần thân cá sưng lên so với bình thường, mắt bị lồi ra. Do phần thân cá Koi bị sưng nên toàn bộ vảy cá bị nâng lên, quan sát bằng mắt thường trông giống như 1 cái nón thông.
- Cá Koi mắc phải bệnh xù vảy thường ăn ít hay thậm chí là bỏ ăn, chúng ít bơi hoặc bơi với hình dáng kém linh hoạt, nhanh nhẹn, thường bơi trên bề mặt nước, các vị trí có nhiều oxy.
1. https://thegioiloaica.com/nhung-hinh-thai-tat-loi-o-ca-la-han
2. https://thegioiloaica.com/benh-nam-mang-o-ca-koi
3. https://thegioiloaica.com/dieu-tri-benh-dom-trang-o-ca-canh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh xù vảy ở cá Koi
Nguyên nhân chính khiến cá koi Nhật bị xù vảy có thể là bởi:
- Đột ngột sưng: Tình trạng này xảy ra do sức đề kháng của cá bị kém, nên cá bị vi khuẩn xâm nhập vào và gây xuất huyết bên trong.
- Chậm sưng: Ký sinh trùng hoặc trong mình cá có khối u dẫn đến thân cá bị sưng lên. Thông thường thì chúng xâm nhập vào bên trong nội tạng của cá, tác động và khiến chức năng thận của cá Koi suy giảm, cá không đào thải được cặn bẩn, chất độc từ bên trong cơ thể ra ngoài. Do tích tụ lâu ngày khiến cho thân cá bệnh bị sưng lên dẫn đến xù vảy.
- Môi trường nước bị ô nhiễm: Cá Koi ưa thích nguồn nước sạch, do vậy ở vùng nước bẩn, không đảm bảo về nhiệt độ, độ PH, NH3 thì cá rất dễ bị bệnh. Nếu các bạn không có biện pháp xử lý nguồn nước đảm bảo sẽ tạo điều kiện nấm, vi sinh vi khuẩn sinh sôi xâm nhập vào bên trong khiến cá mắc bệnh. Không được điều trị sớm cá có thể “hồn lìa khỏi xác”.
>>> Tham khảo ngay: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm
Cách điều trị và phòng bệnh xù vảy cho cá Koi
1. Cách điều trị:
Bước 1: Cách ly cá Koi bệnh riêng khỏi đàn cá
- Ngay khi các bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường trên thân cá Koi. Các bạn cần cách ly những con bị bệnh ra khỏi bể cá Koi để tránh tình trạng lây lan bệnh ra cả đàn cá. Nên nuôi các chú cá Koi bệnh trong các tank nhựa vừa gọn, vừa tiện dụng.
Bước 2: Tắm muốn cho cá Koi
1. https://thegioiloaica.com/benh-cua-ca-betta
2. https://thegioiloaica.com/benh-xu-vay-o-ca-canh
3. https://thegioiloaica.com/benh-dom-do-o-ca-canh
4. https://thegioiloaica.com/benh-ngu-o-ca-koi
5. https://thegioiloaica.com/2-loai-thuoc-tri-benh-nam-cho-ca-la-han-triet-de-nhat
- Tiếp đến, các bạn tiến hành tắm muối cho cá với nồng độ 5 – 6kg/ 1m3 nước tắm trong vòng 5 phút. Mỗi ngày chỉ thực hiện 1 – 2 lần, liên tục 3 – 4 ngày cho đến khi tình trạng bên ngoài thân cá được cải thiện.
- Lưu ý: Các bạn cũng có thể thêm vào một số loại thuốc kháng khuẩn acriflavine an toàn với muối. Bất cứ loại thuốc nào các bạn sử dụng cũng cần tham khảo và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Hãy hoàn tất điều trị trước khi đánh giá lại tình hình.
2. Cách phòng tránh
- Nếu là thành viên mới thì các bạn cần phải lựa chọn những dòng cá Koi khoẻ mạnh, dễ nuôi và không có mầm móng bệnh tật. Những con cá Koi có phần da bị trầy xước, có chấm đỏ trên nền da, bơi lờ đờ, ăn ít thì không nên lựa chọn vì những chú cá Koi này có sức đề kháng rất yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Khi nuôi cá Koi Nhật các bạn cần đặt biệt chú trọng đến chất lượng nguồn nước. Cá sẽ rất dễ bị bệnh xù vảy nếu như bể cá bị bẩn. Các bạn cần trang bị đầy đủ hệ thống lọc công suất phù hợp với quy mô bể và mật độ cá trong hồ.
Chú ý: Khi cho cá Koi ăn cần cho ăn với lượng vừa đủ, tránh để thức ăn dư thừa sẽ dễ khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm.
>>> Đừng bỏ lỡ: Phương pháp kiểm soát dịch bệnh KHV ở cá Koi