Mẹo điều trị bệnh đốm trắng ở cá cảnh nhanh chóng và an toàn
Bệnh đốm trắng ở cá là một loại bệnh thường gặp phổ biến nhất mà những người nuôi cá đều phải đối mặt. Loại bệnh này gây tử vong cho cá nhiều hơn bất kỳ loại bệnh khác. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở cá cảnh là gì? Cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở cá cảnh
Bệnh đốm trắng ở cá cảnh hay còn gọi là bệnh ich. Đây là một loại bệnh do ký sinh trùng gây tử vong cho cá cảnh nhiều hơn các loại bệnh khác. Bệnh này phần nhiều xuất hiện ở cá nuôi trong bể do sự tiếp xúc gần với những con cá khác và sự căng thẳng khi sống trong bể, không như cá sống ở vùng nước rộng.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh đốm trắng ở cá cảnh
Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của bệnh đốm trắng là sự xuất hiện của những đốm trắng nhỏ như những hạt muối, và từ đó có tên gọi bệnh đốm trắng. Các dấu hiệu thường gặp của cá cảnh mắc bệnh đốm trắng là:
- Những đốm trắng xuất hiện trên mình cá và mang cá: Các đốm này có thể dính lại với nhau rồi tạo thành các mảng trắng. Đôi khi, đốm trắng chỉ xuất hiện trên mang cá.
- Chuyển động quá mức: Cá thường có biểu hiện cọ xát vào cây hoặc đá trong bể nhiều hơn để cố đánh bay, loại bỏ các ký sinh trùng hoặc do bị ngứa.
- Vây khép: Cá sẽ không xoè vây tự do nhưng bình thường mà chúng thường khép vây lại
- Thở nặng nhọc: Ký sinh trùng ich bám trên mang cá khiến cho cá khó hô hấp nhận được oxy trong nước. Do vậy, cá thường bơi lên mặt nước để đớp hoặc thường loanh quanh ở gần hệ thống lọc nước.
- Cá chán ăn: Đây cũng là dấu hiệu của Stress và một số loại bệnh liên quan khác.
- Hành vi ẩn nấu: Loại vật thường ẩn nấp khi chúng cảm thấy bị bệnh và bất cứ sự thay đổi nào về hành vi thường đều là dấu hiệu của stress hoặc bệnh tật. Chúng có thể nấp trong các vật trang trí hoặc không năng động, tung tăng như bình thường.
>>> Tham khảo ngay: Bệnh nấm trắng ở cá Koi Nhật Bản có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh đốm trắng cho cá cảnh
Đây là loại bệnh cá cảnh rất khó chữa bởi vì bản chất của ký sinh trùng có 3 giai đoạn trong vòng đời của chúng. Trong suốt quá trình trưởng thành của ký sinh trùng, lớp nhớt và lớp nhầy của chúng lần lượt làm lớp bảo vệ cho cơ thể cá. Giai đoạn mà bạn có thể điều trị bệnh đốm trắng ở cá cảnh duy nhất chỉ là giai đoạn nang (chúng bơi tự do trong nước).
Vì vòng đời của chúng kéo dài khoảng 2 tuần, cho nên nếu các bạn bắt đầu điều trị khi lượt nang mới đang hình thành và ngưng trước khi thể trưởng thành của chúng được bung ra để sinh sản (sẽ có cả một loạt ký sinh trùng mới). Chính vì vậy, các bạn nên tiến hành điều trị bệnh cho cá trong suốt 4 tuần liền, hoặc trong suốt 2 vòng đời đầy đủ của chúng.
Tăng nhiệt độ để thúc đẩy vòng đời của chúng và có thể làm giảm thời gian chữ bệnh ở cá cảnh. Hoặc các bạn có thể sử dụng Sulphat đồng (0.15 – 0.20ppm) để chữa và ngăn chừa bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, cũng có một số loại thuốc malachite green, formalin và methylene blue.
Nếu các bạn dùng malachite green và methylene blue thì phải dùng theo hướng dẫn sử dụng, bởi vì các loài cá da trơn rất dễ mẫn cảm với thuốc nhuộm công nghiệp.
Các bạn có thể tìm thấy các loại thuốc này ở hầu hết các cửa hàng, tiệm cá cảnh lớn nhỏ trên thành phố. NOTE: Dùng thuốc như hướng dẫn trên bao bì thuốc và luôn chú ý đến thời gian chữa trị là 2 vòng đời của ký sinh trùng. Bạn nên chú ý là muối không có tác dụng nhiều với ký sinh trùng, nhưng chúng có thể giúp tăng khả năng đề kháng trên da cá trước ký sinh trùng gây bệnh.=
Hơn thế nữa, tỏi cũng là một biện pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh cho cá cực tốt.
>>> Đừng bỏ lỡ: Bệnh thối thân ở cá cảnh – Nguyên nhân & Cách điều trị