Đôi lúc người nuôi cá gặp phải trường hợp cá thường hay chết lai rai do thối thân và khiến cho người chơi cá dễ nản chí. Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này do đâu? căn bệnh thối thân ở cá cảnh có thật sự đáng sợ đến như vậy không? Cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Toc
Nguyên nhân gây ra bệnh thối thân ở cá cảnh
Về cơ bản, những chú cá mắc phải bệnh thối thân biểu hiện trên cơ thể bị tổn thương vùng da, ban đầu chúng chỉ là một vết thương nhỏ và sau đó chúng dần dần lan ra toàn bộ cơ thể cá, càng ngày càng nặng rồi sẽ chết nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời.
Vậy nguyên nhân do đâu mà cá lại bị tổn thương vùng da? Dưới đây, chúng tôi xin liệt kế một vài nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối thân ở cá cảnh:
- Do cá đánh nhau, rỉa đuôi và vây của nhau (bản năng hiếu chiến, tranh giành lãnh thổ…)
- Do độ PH ở mức quá thấp dẫn đến hàm lượng axit cao gây nên tình trạng tụt nhớt tổn thương da cá.
- Do nồng độ Amoniac trong nước quá cao.
Như vậy, các bạn đã tìm ra được nguyên nhân của bệnh thối thân ở cá rồi thì việc đưa ra biện pháp xử lý lúc này trở nên dễ dàng hơn phải không nào!
1. https://thegioiloaica.com/benh-nam-mang-o-ca-koi
2. https://thegioiloaica.com/benh-xu-vay-o-ca-canh
3. https://thegioiloaica.com/2-loai-thuoc-tri-benh-nam-cho-ca-la-han-triet-de-nhat
>>> Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân và Cách điều trị bệnh xuất huyết ở cá cảnh
Cách điều trị và xử lý bệnh thối thân ở cá cảnh
1. Xử lý môi trường nước
- Các bạn cần kiểm tra thường xuyên môi trường nước trong bể nuôi cá duy trì độ PH khoảng 6 – 7.5 (nếu quá thấp thì hãy tăng độ PH lên). Nồ độ Amoniac, Nitrit và Nitrat không nên vượt quá 40ppm. Nếu cá của bạn cắn rỉa vây đuôi của nhau thì nên bắt chúng riêng ra một bể cá khác và nếu đó là cá giống thì các bạn nên duy trì 1 trong 2 mái ở hồ (bộ trio).
- Đối với hồ nuôi cá mới thì cần phải xử lý bằng chu trình Nitơ.
2. Sử dụng thuốc chữa bệnh thối thân cho cá cảnh
2.1. Bio Knock 3:
Đây là loại thuốc đặc trị bệnh thối thân, mục vây ở cá cảnh.
Liều dùng:
- Chữa bệnh: 1 giọt/ 10lit (Đối với trường hợp chữa bệnh các bạn nên bắt riêng cá bệnh ra hồ khác, ngâm và điều trị riêng. Cần thay nước 30 – 50% hàng ngày, bù lại lượng thuốc vừa thay ra và ngâm tiếp cho tới khi cá khỏi bệnh hoàn toàn)
- Phòng bệnh: 1 giọt/ 20lit nước (Đối với việc phòng bệnh các bạn có thể đánh thẳng trực tiếp vào bể. Dùng liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tác dụng ngay).
2.2. Melafix
Melafix là loại thuốc có tính chất kháng khuẩn cực mạnh giúp điều trị vết thương và thúc đẩy các bệnh về mô da nhanh chóng. Bện cạnh đó, chúng cũng thúc đẩy sự tái sinh của vây và mô bị tổn thương.
1. https://thegioiloaica.com/benh-cua-ca-betta
2. https://thegioiloaica.com/vi-khuan-quang-hop-psb-la-gi
3. https://thegioiloaica.com/benh-nam-o-ca-canh
Trong trường hợp đang thử nghiệm với cá bị mất tất cả đuôi, các vây của cá cảnh thì melafix hoàn toàn phục hồi về tình trạng ban đầu của cá. Đây là sản phẩm kháng khuẩn an toàn và hiệu quả cho cả cá ngước ngọt lẫn cá nước mặn.
Cách sử dụng:
- Dùng 5ml Melafix/ 40lit nước
- Khi thả cá mới vào bể: Cần đánh thuốc liên tục trong 3 ngày đầu.
- Bảo dưỡng hồ định kỳ: Dùng 1 lần/ tuần (Sau khi thay nước mới)
- Xử lý, điều trị bệnh thối thân: Các bạn cần điều trị liên tục mỗi ngày, tiến hành thay 25% nước sau 7 ngày và tiếp tục điều trị đợt tiếp theo (nếu cá chữa khỏi bệnh)
>>> Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp 10 loại thuốc đặc trị bệnh nấm cho cá cảnh