Vào những ngày mùa đông, hệ tiêu hóa cá Koi thay đổi, đòi hỏi chế độ thức ăn cũng phải thay đổi, đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, hôm nay Thegioiloaica.com xin chia sẻ các bạn cách chăm sóc cá Koi vào mùa đông đúng cách tránh trường hợp cá chết vì lạnh cóng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Cá Koi thay đổi như thế nào vào mùa đông?
Cá Koi thuộc loại động vật biến nhiệt. Đồng nghĩa với việc khi vào mùa đông nhiệt độ ngoài trời giảm xuống, và nhiệt độ cơ thể cá cũng hạ thấp theo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cá.
Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
- Như các bạn đã biết, kháng thể của cá KOI hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ 28.3 độ C. Khi nhiệt độ bị giảm xuống khoảng 19 độ C số lượng kháng thể sẽ bị giảm dần, sức đề kháng trong cơ thể cá Koi cũng giảm, thời điểm này chúng sẽ dễ bị mắc bệnh nhất.
- Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 13 độ C, thì cá không thể sinh ra kháng thể nữa, tình trạng này sẽ tồi tệ hơn khi chúng bị các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Lúc này, cơ thể cá Koi rất yếu đòi hỏi người nuôi cần để ý, quan sát để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá của cơ thể
- Tất cả các chất xúc tác (enzyme) cho quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hữu cơ phức tạp của cơ thể, phóng thích năng lượng phần lớn dựa vào nhiệt độ môi trường thích hợp. Các chất xúc tác này sẽ ngừng hoạt động khi nhiệt độ của nước bị giảm xuống vượt mức phạm vi cho phép. Cùng với đó, các cơ quan giữ vai trò điều tiết nồng độ chất khoảng, điện phân cũng gặp phải một số vấn đề.
- Để tránh được tất cả điều này, người nuôi cá KOI phải sử dụng ngay máy sưởi cho hồ cá, tăng nhiệt độ của nước trong hồ. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và lập kế hoạch cho mùa đông trước thời tiết có diễn biến xấu sẽ đảm bảo cho cá Koi của bạn sẽ sống sót cho đến mùa xuân.
1. https://thegioiloaica.com/cach-cham-soc-corydoras-bang-dong-trong-be-ca-cua-ban
2. https://thegioiloaica.com/cach-cho-ca-betta-an-trong-ky-nghi-4-loi-khuyen-cua-chuyen-gia
3. https://thegioiloaica.com/tai-sao-ban-khong-bao-gio-nen-giu-ca-cung-cua-ban-trong-mot-cai-bat
4. https://thegioiloaica.com/30-loai-ca-nuoc-lanh-tuyet-voi-cho-be-ca-cua-ban-khong-can-may-suoi
5. https://thegioiloaica.com/tai-sao-meo-co-khuu-giac-manh-me-nhu-vay
>>> Tham khảo ngay: Các dòng cá Koi Nhật Bản – Tên gọi & Cách phân biệt
Chăm sóc cá Koi vào mùa đông đúng cách
1. Vệ sinh hồ nuôi cá Koi
- Điều cần chuẩn bị trước khi đến mùa đông là người nuôi phải vệ sinh thật sạch hồ cá Koi, làm sạch tầng mặt đáy, tầng giữa và hệ thống lọc. Trong mùa đông, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng nước trong hồ để điều chỉnh nhiệt độ ổn định hơn. Đồng thời, người nuôi cần nên thay hệ thống lọc hồ tự động, tần suất lọc hồ nên là 2 – 3 lần/ tuần, thay nước mới không quá 30% lượng nước cũ.
2. Thiết bị sưởi
- Mặc dù cá Koi có nguồn gốc từ xứ lạnh có khả năng chịu lạnh rất giỏi, nhưng các bạn cũng không nên lơ là trong việc đảm bảo nhiệt độ sống lý tưởng vào mùa đông. Nếu nhiệt độ giảm nhưng duy trì ở mức trên 15 độ C thì có thể không cần thiết bị sưởi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ giảm xuống quá thấp dưới 15 độ C thì cần điều chỉnh nhiệt độ đê chúng khôi phục hoạt động như bình thường, vì lúc này cá Koi của bạn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhiệt độ.
>>> Đừng bỏ lỡ: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm
3. Độ sâu của hồ
- Cá Koi sẽ có cơ hội sống sót cao hơn trong hồ có độ sâu thích hợp. Khi lập kế hoạch để xây hồ, điều quan trọng nhất là thiết kế hồ đủ sâu (độ sâu khoảng 1m hoặc sâu hơn đối với các khu vực có nhiệt độ rất lạnh). Nếu hồ đóng băng, các bạn cần lắp đặt thêm một máy oxy. Điều này sẽ làm tăng lưu lượng nước và tăng lượng oxy có trong nước khiến cho nước khí bị đóng băng.
1. https://thegioiloaica.com/huong-dan-cach-lam-ho-ca-thuy-sinh-cho-nguoi-moi-choi
2. https://thegioiloaica.com/ca-vang-co-the-an-vay-ca-nhiet-doi-khong-nhung-gi-ban-can-biet
3. https://thegioiloaica.com/oi
4. https://thegioiloaica.com/tim-hieu-cach-lap-ke-hoach-cho-mot-be-ca-truoc-khi-ban-mua-no
5. https://thegioiloaica.com/cach-loai-bo-clo-va-cloramin-khoi-nuoc-may-cho-be-ca
4. Lưu ý khi cho cá Koi ăn vào thời điểm này
- Khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cá Koi phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ. Nếu hồ của bạn có hệ thống máy sưởi nâng nhiệt duy trì được ở nhiệt độ 24 – 28 độ C thì cá ăn và sinh trường bình thường. Tuy nhiên, số lượng hồ như thế này chỉ có một số tay chơi cá KOI chuyên nghiệp mới đầu tư.
- Nếu khi nhiệt độ môi trường giảm thấp khiến cho khả năng trao đổi chất của cá Koi giảm, khả năng tiêu hoá cũng giảm theo. Chính vì vậy, nếu muốn cá sống tốt vào mùa đông, việc giảm thức ăn và chọn loại thức ăn nhiều tinh bột, độ đạm thấp.
- Đối với môi trường nước quá thấp dưới 13 độ C thì các bạn nên ngừng cho ăn, hoặc chỉ cho ăn vài ngày 1 lần để duy trì cho cá, lưu ý lượng cám cho ăn vào mùa đồng luôn ít hơn với điều kiện bình thường và xử lý ngay lượng thức ăn thùa mà ăn không hết.
- Thức ăn cho cá Koi Nhật Bản lên màu đẹp cần đảm bảo giàu dinh dưỡng, có các chất như: Protein, tảo biển để kích thích cá lên màu đẹp, sinh trưởng tốt.
>>> Xem ngay: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá chép KOI Nhật Bản