Bệnh ngủ ở cá Koi – Dấu hiệu, Nguyên nhân và Điều trị dứt điểm

Đàn cá Koi nhà bạn đang khoẻ mạnh bổng nhiên một ngày chúng bơi lờ đờ, uể oải thì lúc này cá có thể bị mặc bệnh ngủ hoặc một số bệnh liên quan nguyên trọng khác. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh ngủ ở cá Koi? Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin chia sẻ với các bạn những dấu hiệu điển hình nhất, cách phòng và điều trị dứt điểm bệnh ngủ ở cá Koi. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá Koi bị bệnh ngủ

Thông thường, cá Koi Nhật Bản rất thích bơi lội tung tăng trong bể cá, Khoe mẻ dáng vẻ, thân hình và màu sắc của chúng. Tuy nhiên, khi cá đang mắc bệnh thì cá Koi sẽ nằm im dưới đáy và không chịu bơi lội hay ăn uống nữa. Tên gọi của bệnh này được những chuyên gia cá Koi Nhật gọi đó là Bệnh ngủ ở cá Koi.

Nguyên nhân chính có thể là do:

  • Hệ miễn dịch của những chú cá Koi trưởng thành bị suy yếu và bị xâm nhập gây hại của các loại vi khuẩn Flavobacteria hay virus CEV. Đây là loại vi khuẩn ngoại ký sinh dạng sợi, gây nên những tổn thương chủ yếu trên da và mang của cá Koi.
  • Thay đổi môi trường của cá Koi, từ bể nuôi hoặc ao hồ này sang ao hồ khác khiến cá chưa thích nghi được với môi trường nước mới.

         >>> Xem ngay: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm

Dấu hiệu nhận biết bệnh ngủ ở cá Koi

  • Đơn giản nhất khi cá bị nhiễm bệnh thường bơi lờ đờ, uể oải, nằm nghiêng hoặc ngửa với vây bị kẹp, nằm im như đang ngủ. Biểu hiện thường vùi đầu vào góc đấy hồ, tụ thành bầy ở đấy nếu bệnh bị lây lan sang những cá thể khác trong bầy.
  • Có thể đầu cá Koi bị nằng rồi chìm xuống, còn đuôi thì nổi lên
  • Mắt cá Koi bị trũng xuống, da bị thay đổi sắc tố màu, mang bắt đầu xưng lên
  • Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến các mô ở mang của cá Koi, khiến cho cá Koi bị cản trở khả năng trao đổi oxy của cá Koi gây khó thở và có thể dẫn đến tình trạng cá bị chết.
  • Khi cá Koi mắc phải bệnh ngủ sẽ xuất hiện các chất nhày màu trắng trong mang và lan ra toàn bộ cơ thể. Nếu không được xử lý kịp thời thì tỉ lệ cá bị chết là rất cao, có thể lên đến 80%.

         >>> Đừng bỏ lỡ: Triệu chứng và Cách điều trị bệnh viêm loét ở cá Koi Nhật Bản

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh ngủ ở cá

1. Dùng thuốc kháng sinh để chữa trị cá Koi

  • Vì bệnh do vi khuẩn gây ra mà lại không có thuốc diệt nên chúng ta phải tăng sức đề kháng cho cá bằng cách bổ sung thêm kháng sinh, dưỡng chất cho cá qua việc trộn khoáng hay Vitamin C vào cám, thức ăn cho cá Koi… Hoặc cũng có thể lựa chọn các dòng sản phẩm cám chuyên dụng cho cá Koi đầy đủ dinh dưỡng như: Hikari Nhật Bản để tăng sức đề kháng cho cá.
  • Ngoài ra, các bạn tiến hành diệt khuẩn định kỳ cho hồ cá Koi bằng muối hoặc các loại thuốc như: NOVADINE hay BKC để diệt khuẩn giúp bể cá Koi nhà bạn luôn sạch sẽ.

2. Giữ môi trường nước luôn ổn định

  • Phải duy trì tốt nguồn nước luôn ổn định và sạch sẽ: PH từ 7.0 – 7.5, nhiệt độ từ 27 độ C, Oxy hoà tan trong nước tối thiểu là 2.5mg/lit. Ngoài ra, các bạn cần bổ sung thêm hệ thống sục khí để cung cấp oxy hoà tan cho cá, bởi vì hồ cá nuôi một thời gian sẽ bị trong rêu và tảo làm giảm lượng oxy có trong nước.
  • Cần cung cấp thêm muối để diệt khuẩn, lượng muối từ 0.5 – 1 (phần ngàn).

3. Đánh muối định kỳ

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn để giúp cá không bị nhiễm thêm vi khuẩn có hại trong thời gian mắc bệnh: Có thể dùng xanh Methylen hoặc NOVADINE (Iodin).
  • Bổ sung thêm lượng oxy hoà tan cho cá bởi lúc này cá rất khó thở do mang cá bị sưng, tổn thương nên lượng oxy vào rất ít.
  • Tuyệt đối không cho cá Koi ăn trong thời gian điều trị bệnh. Không thay nước trong vòng 4 – 5 ngày.
  • Duy trì như vậy cho đến khi cá khoẻ mạnh lạu rồi thì cung cấp cho cá ăn kèm thêm Vitamin C để tăng lạu sức khoẻ cho cá.

Để có được một bể cá Koi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt thì trước tiên các bạn nên tạo cho cá Koi một môi trường sống ổn định, sạch sẽ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có cho mình kiến thức phòng tránh và điều trị bệnh ngủ cho đàn cá Koi của mình rồi.

Chúc các bạn thành công nhé!