Trong quá trình nuôi cá cảnh nước ngọt, nếu bạn phát hiện cá bị lồi mắt, xung quanh có vết lở loét thì các bạn cần xử lý và điều trị ngay càng sớm càng tốt để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra với các chú pet đáng yêu của mình. Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin hướng dẫn cách điều trị bệnh lồi mắt ở cá cảnh đơn giản, hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Tác nhân và dấu hiệu nhận biết cá bị lồi mắt
1. Tác nhân gây bệnh lồi mắt ở cá
- Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do cá bị vi khuẩn Streptococcus tấn công. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện khi nước trong bể nuôi quá bẩn, hệ thống lọc không đủ công suất với bể cá mà bạn đang nuôi.
- Bệnh lồi mắt ở cá cảnh xuất hiện quanh năm. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng, trong điều kiện dòng nước chảy ít hoặc lượng oxy trong nước kém.
- Bệnh này có khả năng lan truyền cho cá đàn cá trong hồ, từ những chú cá bệnh lan truyền vi khuẩn gây bệnh sang những chú cá khoẻ mạnh thông qua các chất bài viết như: Nhớt, dịch, phân… vào chính môi trường nước mà chúng đang sinh sống.
1. https://thegioiloaica.com/dieu-tri-benh-dom-trang-o-ca-canh
2. https://thegioiloaica.com/2-loai-thuoc-tri-benh-nam-cho-ca-la-han-triet-de-nhat
3. https://thegioiloaica.com/benh-xu-vay-o-ca-canh
2. Dấu hiệu nhận biết:
- Khá đơn giản để nhận biết được rằng cá nhà bạn bị nhiễm bệnh lồi mắt. Qua quan sát bằng mắt thường, các bạn cũng có thể thấy được các vùng mắt cá bị viêm là lồi ra. Xung quanh mắt có các vết lở loét.
- Ngoài ra, ở gốc vây cá bị xuất huyết, có các đốm mủ dưới da cá. Dần dần cá sẽ bị mất phương hướng khi bơi, lờ đờ, lung tung. Sau vài ngày cá không ăn được nhiều, thậm chí bệnh nặng hơn cá sẽ bỏ ăn.
Cách điều trị bệnh lồi mắt ở cá cảnh
Ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu cá nhà bạn bị lồi mắt thì các bạn nhanh chóng cách ly cá bệnh ra khỏi bể để tránh bệnh lây nhiễm sang cả hồ cá. Đồng thời, các bạn cũng nên giảm lượng thức ăn cho cá, sau đó hãy tiến hành ngâm cá để chữa bệnh.
Đầu tiên, các bạn chuẩn bị 1 cái thau hoặc hồ lớn khoảng 20ml nước, cho vào đó 10 giọt xanh Methylen và 1 viên tretra, 1% muối, cắm sủi vào để hoà tan hỗn hợp với nước. Tuỳ vào số lượng cá bị mắc bệnh mà các bạn điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hơp.
Sau đó tiến hành cho cá vào ngâm khoảng 10 phút. Và thực hiện tiếp tục vào ngày tiếp theo cho đến khi mắt cá hết bị sưng và trở lại tình trạng bình thường.
1. https://thegioiloaica.com/benh-xuat-huyet-o-ca-canh
2. https://thegioiloaica.com/benh-dom-do-o-ca-canh
3. https://thegioiloaica.com/benh-thoi-than-o-ca-canh
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho cá như là: Cefalexin (hoặc Amoxicillin, Ampicillin), Norfloxacin (hoặc Ciprofloxacin), Erythromycin, Florphenicol, Doxycycline… Liều lượng sử dụng từ 1.5 – 2.5g/ tạ cá/ ngày và chia làm 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày. Thực hiện cho đến khi mắt cá hết sưng.
NOTE:
- Khi các bạn sử dụng thuốc kháng sinh cho cá thì phải thật cẩn thận bởi hầu hết các loại thuốc kháng sinh dù ít hay nhiều đều mang độc tố trong đó dễ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá. Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo một số kinh nghiệm điều trị bệnh cho cá ở những người có thâm niên trong lĩnh vực nuôi cá. Đặc biệt trong trường hợp sử dụng nhiều hơn 1 loại kháng sinh.
- Nên trang bị máy sục khí cho hồ cá để đảm bảo hồ cá đủ lượng oxy cần thiết giúp cá dễ dàng hô hấp, sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh hơn.