Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thức ăn cho cá cảnh (dạng tươi sống, đông lạnh, hạt khô…). Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Hôm nay, Thegioiloaica.com xin gợi ý cho các bạn một số loại thức ăn cho cá cảnh phổ biến nhất trên thị trường để bạn cân nhắc lựa chọn thức ăn phù hợp cho dòng cá của mình. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Tổng hợp các loại thức ăn cho cá cảnh phổ biến nhất hiện nay
1. Thức ăn tươi sống, đông lạnh (Động vật)
Đây là loại thức ăn chính của hầu hết các loại cá cảnh. Thức ăn tươi sống thường dễ tìm vì nó có sẵn trong tự nhiên. Bao gồm các loại động vật có kích thước cực nhỏ như: Hồng trần, thủy trần, bọ gậy, và các loài có kích thước lơn hơn như: Giun đất, giun chỉ, tôm tép…
1.1. Hồng trần, Thuỷ trần (Bo bo)
- Là loài sinh vật có kích thước nhỏ, thường thấy ở ao tù nước đọng bẩn. Nó có dạng dày đặc thành từng mảng có màu đỏ. Thông thường nếu muốn vớt lấy chúng người ta dùng vải nylon, buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất.
- Nhiều người e ngại vì loại động vật này sống ở môi trường bẩn. Tuy nhiên, người nuôi có thể tự nuôi để thức ăn ngon cho loài cá cảnh của mình.
>>> Lưu ngay: Kỹ thuật ấp Artemia làm thức ăn cho cá bột
1.2. Bọ gậy (lăng quăng)
- Đây là một trong những các loại thức ăn cho cả cảnh rất phổ biến, bởi nó chính là ấu trùng của muỗi, sinh sôi nảy nở nhiều ở những nơi chứa nước. Ví dụ: thùng bình, ao hồ hoặc những nơi có nước đọng lại.
- Chỉ cần có vợt làm bằng vải mùng là có thể vớt được bọ gây (lưu ý, phải nhanh tay bởi nếu nước động chúng sẽ lắng xuống đáy nước).
- Có thể nuôi lăng quăng, tuy nhiên phải chú ý thời gian vì để lâu thì chúng sẽ thành muỗi (một sinh vật có thể gây bệnh cho người)
1.3. Giun đất, giun chỉ
- Giun đất là thức ăn khoái khẩu của loại cá cảnh (loài động vật thuộc ngành ruột khoang, sống trong lòng đất). Trong các loại thức ăn cá cảnh, loài giun đất này được sử dụng rất phổ biến, và dễ tìm nhất. Đây là loài có thể làm khô và để dùng dần.
- Giun chỉ đây cũng là loại động vật chứa nhiều chất đạm, và rất quen thuộc trong chuỗi thức ăn với các loại cá cảnh. Tuy nhiên, cần chú ý số lượng khi cho cá ăn, cho vừa đủ. Vì nếu dư sẽ rất dễ làm cho bể cá bị bẩn. Là thức ăn giàu dinh dưỡng dành cho cá Guppy, betta, cá cảnh thuỷ sinh…
1.4. Tôm, tép
- Trong các loại thức ăn cho cá cảnh, đây là loại thức ăn chứa rất nhiều protein. Vì kích thước khá lớn. Nên Tôm thường được thái nhỏ, có thể đặc vào trong tủ lạnh để dùng dần. Là nguồn thức ăn chủ yếu cho các loại cá săn mồi như: Cá rồng, cá la hán, cá tai tượng, cá sơn…
Bài viết liên quan:
1.5. Cá nhỏ
- Các loài cá nhỏ thường là thức ăn cho các loài cá cảnh lớn (cá Tai tượng, cá Rồng).
>>> Xem ngay: Tổng hợp các loại thức ăn cho cá Rồng trong điều kiện nhân tạo
2. Thức ăn thực vật
Đây là loại thức ăn khá phổ biến, dễ tìm và phù hợp cho tất cả loại cá. Ngoài ra, loại thức ăn cho cá cảnh này còn giúp trang trí cho bể cá của bạn. Các loại thực vật thường được dùng như: Rong rêu, bèo tấm, rễ cây, rong đuôi chó… tuy nhiên với loại thức ăn này chúng ta cần chú ý đến việc vệ sinh cho bể cá thường xuyên.
3. Thức ăn hỗn hợp (dạng khô)
3.1. Cám hỗ hợp
- Với loại thức ăn cho cá cảnh này: Nó được trộn hỗn hợp gồm: Cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, bột xương… giúp làm phong phú thêm nguồn dưỡng chất dồi dào cho cá cảnh được phát triển khỏe mạnh. Phù hợp với các loại cá như: Cá chép, tai tượng… Tuy nhiên, khi dùng cần chú ý tới nước trong bể không để thức ăn dư lại trên mặt nước.
3.2. Thức ăn khô
- Đây cũng là loại thức ăn hỗn hợp. Nhưng nó được chế biến lại dạng rán, khô ráo, dạng viên và được đóng gói. Loại này thường sẽ được sản xuất với kích thước khác nhau, phù hợp với từng loại cá. Nó bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A; vitamin B1, B12; kẽm sunfat; sắt…. Vì thế, đây là nguồn thức ăn đầy bổ dưỡng cho cá. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc thiếu chất khi cho cá ăn loại thức ăn này.
- Điểm trừ của loại thức ăn này là có một số chất bảo quản để tránh làm hỏng thức ăn. Tuy nhiên, hàm lượng của chúng đều ở mức độ cho phép nên bạn hoàn toàn yên tâm có thể sử dụng cho cá ăn hằng ngày.
- Một lưu ý nho nhỏ cho bạn khi bảo quản loại thức ăn này đó chính là nên cho cá ăn hết trong vòng 1 tháng kể từ khi mở bao bởi như vậy sẽ đảm bảo được độ dinh dưỡng của thức ăn không bị mất đi.
>>> Review: Cám Thái INVE 3/5 giàu dinh dưỡng nhiều đạm
Một số lưu ý cần biết để cho cá ăn đúng cách
- Cá cảnh được cho ăn uống đầy đủ ngoài việc cơ thể mạnh khỏe, chóng lớn, còn có màu sắc tươi tắn, bơi lội nhẹ nhàng.
- Cá thiếu ăn sẽ dễ nhiễm bệnh, bơi lội chậm chạm lờ đờ hoặc một phần cơ thể biến dạng hẳn thì không còn giá trị gì nữa.
- Nên cho cá ăn 2 lần mỗi ngày: Mỗi bữa cho ăn vừa phải không được để thức ăn thừa trong bể là nguồn bệnh cho cá.
- Nếu bạn sử dụng thức ăn quá giàu protein thì nên thường xuyên thay nước.
- Sử dụng từ 1 – 2 nguồn thức ăn chính có thể xen kẽ các loại thức ăn từ thực vật, động vật.
- Một nguyên tắc khi nuôi cá cảnh bạn cần nhớ đó chính là thiếu còn hơn thừa bởi bạn có cho cá ăn ít một chút không sao nhưng cá ăn no quá có thể bị chết. Ngoài ra, nếu bể cá của bạn xuất hiện nhiều tảo nâu bất thường thì đó có thể là dấu hiệu bể cá đang dư thừa lượng thức ăn quá mức cần thiết.
Trên đây là tổng hợp các loại thức ăn cho cá cảnh tốt nhất thị trường hiện nay. Các bạn có thể đọc và tham khảo để có thể chọn ra được loại thực phẩm phù hợp cho cá cảnh nhà mình nhé.
Chúc các bạn thành công!