Bệnh nấm là một bệnh khá phổ biến mà cá cảnh hay mắc phải gây ra khá nhiều phiền toái cho người chơi cá. Trong đó có nhiều bệnh nấm gây tử vong của cá, thiệt hại cho người chơi cá cảnh. Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin chia sẻ với các bạn một số thông tin và cách chữa trị bệnh nấm ở cá cảnh đơn giản, chỉ trong vài phút. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Bệnh nấm ở cá là gì?
Bệnh nấm cá là một loại bệnh rất phổ biến ở các dòng cá trong khu vực nhiệt đới. Đây là một dạng vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước của cá, những tế bào này sẽ xâm nhập vào cơ thể của cá và gây bệnh cho cá cảnh mỗi khi đàn cá của bạn bị stress, bị bệnh hay thay đổi các yếu tố môi trường xung quanh.
Dạng bệnh này tiềm tàng như virus cảm cúm ở cơ thể con người vậy, chỉ cần cơ thể yếu là chúng bắt đầu phát bệnh chỉ sau 1 ngày.
Nguyên nhân nhiễm nấm có thể do các nguyên nhân sau
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm cá rất đa dạng và khó lường, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính sau đây:
- Cá mang bệnh sẵn từ ngoài tiệm thủy sinh, cá cảnh.
- Bể bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh cá cảnh
- Cá bị thương, yếu hoặc đang mắc các dạng bệnh khác.
- Sức khỏe của cá yếu do chế độ ăn không tốt.
- Cá bị stress
- Thay đổi các yếu tố môi trường trong hồ thủy sinh đặc biệt là thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Một số loại bệnh nấm phổ biến ở cá
1. Bệnh nấm bông – bệnh Bông
- Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương.
- Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.
2. Bệnh thối mang – Gill rot
- Bệnh này ít gặp, nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị. Khi bị nhiễm loại nấm này, cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí.
- Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.
Hướng dẫn trị nấm trắng cho cá chỉ trong vài phút
Nếu bạn nhìn thấy cơ thể những chú cá của mình lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng, đây chính là biểu hiện của việc cá của bạn đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.
Hiện nay, có khá nhiều dòng thuốc có thể hỗ trợ chúng ta trị các dòng bệnh nấm trắng ở cá cảnh như: Bio kock 2, tetra nhật… hay đơn giản như muối hột cũng là một phương thuốc hiệu quả để trị bệnh nấm ở cá.
>>> Tham khảo ngay: 10 loại thuốc trị nấm cho cá cảnh được tin dùng nhất hiện nay
1. Tăng nhiệt độ lên 30 độ
Tăng nhiệt độ là các hiệu quả nhất để chữa bệnh nấm cá, vi khuẩn nấm sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường có nhiệt độ trên 30 độ. Bạn có thể tìm mua một sản phẩm sưởi cho hồ cá ở các tiệm thủy sinh và về nhà sử dụng để trị bệnh nấm cho cá và kết hợp với các sản phẩm thuốc bên dưới.
2. Bio Knock 2
Bio Knock 2 là dòng thuốc trị nấm của Thái chai đen được sử dụng cho cá cảnh cả trong nước biển và nước ngọt. Nó có tác dụng chữa bệnh tất cả các loại nấm cho cá như: Nấm trắng, nấm thân. Đặc biệt nhất là sát trùng cho cá, dùng hiệu quả cho các loại cá cảnh như: Neon, Guppy, Betta, La Hán…
Cách sử dụng:
Bài viết liên quan:
- Bạn có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1 giọt/10 lít nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày.
- Thay 50% nước trong hồ để có thể thêm nguồn nước mới chất lượng hơn vào hồ.
3. Tetra Nhật
Tetra Nhật là sản phẩm chuyên dụng để trị các dạng bệnh như nấm và các bệnh ngoài da cho cá. Đây là một sản phẩm thuốc đã khá lâu đời và được nhiều người nuôi cá cảnh tin tưởng sử dụng, đặc biệt là người chơi cá betta.
Cách sử dụng:
- Sử dụng để chữa bệnh với liều lượng 1g cho 100 lít nước. Nên sử dụng thêm muối trước hoặc sau khi cho thuốc 4h đồng hồ với tỷ lệ 2kg/m3. Sau 5 ngày nếu cá đã khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại.
- Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.
- Nếu phòng bệnh: Sử dụng 1g cho 200 lít nước. Và vẫn thêm muối như khi chữa bệnh.
4. EMZEO (Men tạo vi sinh vật)
Chế phẩm sinh học EMZEO dạng men tạo vi sinh vật cá lợi dùng cho hồ cá kiểng đã trở nên rất phổ biến và nhiều người tin dùng. Thông thường, bạn sẽ biết đến sản phẩm này với công dụng làm sạch nước, bể cá, loại bỏ rong rêu… Tuy nhiên, mọi người nên nắm rõ rằng, EMZEO cũng có khả năng gây ức chế, ngừa ngừa các nhiều tác nhân gây bệnh có cá như trứng giun, tế bào nấm, vi khuẩn… Đảm bảo phòng ngừa bệnh nấm ở cá lẫn nhiều mối nguy khác.
Cách dùng EMZEO:
- Sử dụng 5g men vi sinh EMZEO cho mỗi 100 lít nước. Nhớ phải cho bột men vi sinh vào khay lọc của máy bơm.
- Sau khi đã cho vào thì cứ việc để máy bơm nước hồ cá hoạt động bình thường.
- Trong vòng 2 đến 3 ngày sẽ thấy độ hiệu quả.
- Duy trì sử dụng liên tục mỗi 10 – 15 ngày để đảm bảo sức khỏe cho cá và vẻ đẹp của bể nuôi.
5. Muối hột
Thêm muối hột theo tỷ lệ 300g/100 lít nước. Cho thuốc theo tỷ lệ 1 giọt/10 lít nước trong 3 ngày liên tiếp. Muối hột có thể tiêu diệt các tế bao nấm có trong nước để giúp giảm lượng vi khuẩn này trong môi trường nước.
Chúng tôi đã sử dụng muối hột để chữa bệnh nấm ở cá đơn giản (Lưu ý: Cách này cực kỳ hiệu quả, nhưng không nên sử dụng cho các bể cá thuỷ sinh, vì muối có thể gây ảnh hưởng tới cây thủy sinh trong hồ nhà bạn).
Cách xử lý hồ cá bị nấm
- Sau khi bạn đã chữa trị đàn cá của bạn khỏi, hãy tính đến việc vê sinh và khử khuẩn bể cá của bạn bằng các dòng sản phẩm như: Bio Knock 2, Tetra nhật hoặc thêm 1 chút muối hột nho nhỏ vào hồ để có thể diệt khuẩn và phòng chống các bệnh nấm cá.
- Định kỳ vệ sinh, hút phân cá để đảm bảo môi trường nước trong hồ thủy sinh, cá cảnh luôn tốt nhất có thể.
- Cải tạo hệ thống lọc, vi sinh… của bể là cách tốt nhất giúp môi trường sống của cá được tốt nhất, từ đó giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, nấm bệnh tồn tại trong môi trường nước, từ đó sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh của cá.
- Cho ăn thức ăn tươi sạch và chế độ ăn phù hợp giúp cá có thể phát triển khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng với các dạng bệnh.
>>> Bật mí: Cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả
Vậy bên trên chính là những thông tin về nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị từ A đến Z. Hy vọng mọi người đã nắm ra tất cả kiến thức về chăm sóc cá kiểng đúng chuẩn và cảm thấy hữu dụng.