Kỹ thuật nuôi cá dĩa sinh sản là chủ để luôn được nhiều thành viên mới bắt đầu tham gia chơi cá dĩa và có ý định chinh phục cái thú ép cá dĩa sinh sản này. Hôm nay, Thegioiloaica.com xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá dĩa sinh sản toàn tập. Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm.
Toc
Mẹo chọn cá dĩa bố mẹ sinh sản
Để cá dĩa giống phát triển khỏe mạnh, đạt tỷ lệ con giống cao bước đầu tiên chính là chọn cá dĩa bố mẹ giống. Cá dĩa bố mẹ khỏe thì mới cho cá dĩa giống có chất lượng cao.
- Chọn cá dĩa bố mẹ nên chọn những con có hình dáng cân đối, to khỏe, di chuyển nhanh nhẹn, không có dấu hiệu bệnh tật, không mắc các dị tật bẩm sinh, bệnh nhiễm trùng, bệnh nấm…
- Nên chọn những con cá dĩa bố mẹ từ 5 – 10 con cùng màu sắc, chủng loại nuôi trong hồ lớn. Hàng ngày cho ăn đầy đủ các loại thức ăn đa dạng như: Trùn chỉ, lăng quăng, tim, thịt bò xay hoặc cắt hạt lựu…, đồng thời nên thay nước dọn dẹp bể nuôi thường xuyên.
- Khi nuôi cá dĩa đạt kích cỡ khoảng 10 – 20cm lúc này cá sẽ có hiện tượng tự chọn cặp. Khi chúng chọn cặp với nhau chúng có biểu hiện như: Mắt đỏ, màu sắc tươi đẹp hơn… Từng cặp cá dĩa bố mẹ sẽ tách ra riêng góc, hay canh giữ giá thể, cặp cá sẽ tự mổ ổ, làm sạch mặt kính, giá thể gạch, bề mặt lá thủy sinh.
- Do trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo sẽ rất hay gặp hiện tượng khó giữ trứng hoặc cá ăn trứng nếu như cá bố mẹ cảm thấy xung quanh có nguy hiểm, tiếng ồn, nhiều người qua lại.
- Mỗi một chu kỳ sinh sản cá dĩa cái có thể đẻ khoảng 200 – 400 trứng nhưng trong quá trình phát triển đàn cá bột lớn cỡ 2cm thì chỉ còn lại 30 – 40 con.
Tạo môi trường cá Dĩa sinh sản
- Bể nuôi cá Dĩa sinh sản nên có kích thước khoảng 60x40x40cm. Trong bể nuôi không nên trang trí bất cứ vật trang trí nào hết hãy để tự nhiên, chỉ đặt 1 giá thể cho cá dĩa sinh sản dạng hình trụ, các giá thể này có bán ở ngoài tiệm cá cảnh.
- Trang bị 1 cây sưởi nhiệt độ (nhất là các khu vực tỉnh miền bắc nơi có mùa đông lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp) Nhiệt độ trong bể nuôi cho cá dĩa sinh sản từ 26 – 30 độ C.
- Độ pH trong bể nuôi thích hợp nhất ở khoảng 5,5 – 6.5
- Đừng quên trang bị thêm lọc vi sinh trong bể nuôi cá dĩa sinh sản. Bởi trong giai đoạn cá con mới nở ra dùng lọc vi sinh sẽ tốt hơn, nước ít bị động mạnh hoặc có thể thay thế máy lọc vi sinh bằng máy sủi oxy.
- Trên bể nuôi lắp đặt một bóng đèn ớt, bật 24/24h để cá dĩa cha mẹ thấy đường chăm sóc trứng cũng như cá dĩa con thấy đường mà bám vào thân cá cha mẹ.
>>> Click ngay: Nguồn gốc, đặc điểm & Kỹ thuật nuôi cá Dĩa khoẻ mạnh
Bài viết liên quan:
Kỹ thuật nuôi cá Dĩa sinh sản đạt tỷ lệ cao
1. Quy trình cặp cá Dĩa bố mẹ bắt đầu sinh sản
- Khi cặp cá dĩa bố mẹ sắp sinh sản chúng sẽ thay phiên nhau rỉa sạch giá thể, và bộ phận sinh dục của cá mái bắt đầu lồi ra to hẳn hơn so với bình thường, còn bộ phận sinh dục cá trống cũng hiện rõ hơn nhưng không to và rõ như cá mái.
- Cá mái sẽ bắt đầu lướt trên giá thể và đẻ trứng, cá trống theo sau tưới tinh lên trứng, quá trình như thế kéo dài khoảng 15 phút – 45 phút, thường thì 20 phút là hoàn thành rồi. Lưu ý: Khi cá dĩa mái đẻ trứng ta nên tắt máy lọc chỉ để sủi oxy nhẹ thôi, hoặc thậm chí tắt hẳn luôn đi để cho trứng được thụ tinh dễ dàng.
- Sau khi hoàn tất quá trình đẻ trứng cá trống và cá mái thay phiên nhau quạt trứng.
- Nếu sau 48h những trứng chuyển sang màu trắng đục là trứng hư, cá dĩa cha mẹ có thể ăn trong ngày hôm đó, hoặc ngày sau.
- Nếu trứng có màu đỏ sậm hơn, đến ngày thứ 3 sẽ thấy có đốm đen trên quả trứng, khoảng ngày thứ 4 là thấy cá con đã ngọ nguậy
- Cá dĩa bố mẹ sẽ dùng miệng thổi vào cá con để cung cấp oxy. Cá con bám vào giá thể vài ngày sau đó chúng tách ra khỏi giá thể và bám lên cơ thể cá cha mẹ để ăn chất nhờn trên cơ thể cá cha mẹ. Ở giai đoạn này, người nuôi vẫn cho cá cha mẹ ăn bình thường để cá cha mẹ có sức tiết chất nhờn nuôi con.
- Sau khoảng 7 – 20 ngày người nuôi có thể tách cá dĩa giống ra nuôi riêng.
2. Tách cá bột đúng cách tránh bị xây xát
Sử dụng vợt để vớt cá bột ra nhưng theo các chuyên gia cách này có thể khiến xây xát cả cá bố mẹ lẫn cá bột. Cách tốt nhất nên sử dụng ống nhựa trong mềm đường kính khoảng 14 – 16 gắn thêm ở đầu ống nhựa cứng khoảng 30cm, tổng độ dài dụng cụ tự chế này khoảng 2 – 3m. Bằng cách này sẽ tránh được cá bị xây xát:
- Bước 1: Cho đầu có gắn ống nhựa cứng vào hồ hút cá hương ra xô, chậu.
- Bước 2: Dùng đầu có gắn ống nhựa cứng rà theo mình cá bố mẹ, chúng sẽ phản ứng quyết liệt.
- Bước 3: Mang xô chậu có chứa cá bột đến hồ nuôi, không đổ trực tiếp mà vẫn cách cũ hút từ xô chậu vào hồ nuôi. Từ lúc này hoặc vài ngày nữa chúng sẽ thành cá hương.
3. Cách chăm sóc cá Dĩa bố mẹ sau khi tách con
- Nếu cá bố mẹ đã nuôi 2 lần liên tục người nuôi hãy cho cá vào hồ tập thể nghỉ ngơi, tăng pH lên trong khoảng từ 6.5 – 7.0, thay nước ngày 1 lần với lượng nước thay ra từ 60% – 80%
- Sử dụng lọc, thổi khí hơi mạnh; thức ăn cho cá là tim bò đã chế biến, thịt bò xắt hạt lựu, lăng quăng, ròng ròng… cho ăn 2 – 3 lần/ ngày; khoảng từ 20 – 25 ngày cá sẽ có dấu hiệu muốn sinh sản.
- Nếu cá mới nuôi con 1 lần người nuôi vệ sinh hồ sạch sẽ với lượng nước thay ra khoảng 60 – 80% sau khi tách bầy. Thực hiện lại phần “chăm sóc cá dĩa sinh sản” ở ở trên khoảng từ 5 – 10 ngày cá sẽ đẻ lại
Những điều cần lưu ý khi nuôi cá Dĩa sinh sản
- Hãy nhớ từ lúc cá đẻ trứng cho đến lúc tách cá con ra riêng cần để đèn 24/24h
- Sau khi tách cá dĩa bột ra khỏi bố mẹ cá cha mẹ vài ngay sau đó sẽ tiếp tục sinh sản, nhanh thì 3 ngày, chậm thì 1 tháng
- Tuyệt đối không thay nước lúc cá cha mẹ đang chăm sóc trứng
- Lúc cá dĩa bố mẹ chăm sóc trứng thì hãy cho thức ăn ít lại để tránh bẩn nước.