Toc
Giới thiệu về Cá Kim Sơn
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ bộ về đặc điểm, nguồn gốc của loài cá thú vị này nhé!
1.1 Nguồn gốc cá Kim Sơn
- Tên thường gọi: Cá Kim Sơn
- Tên gọi khác: Cá Kim Ngân, Cá He Đỏ, Cá He Vàng, Cá Thiên S
- Tên khoa học: Barbonymus schwanenfeldii
- Tên Tiếng Anh: Tinfoil barb
- Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
- Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
- Nguồn gốc: Đông Nam Á
1.2 Đặc điểm của cá Kim Sơn
Cá Kim Sơn xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á, nhất là trên các lưu vực sông Mê Kông. Loài cá này thích sống thành bầy đàn, ưa thích các sông, suối, kênh đào lớn, những nơi có nước chảy xiết, hay kiếm ăn và sinh sản trong các cánh đồng ngập nước.
Cá Kim Sơn là loài cá nước ngọt, có thể sinh sống ở mọi tầng nước nhưng chủ yếu là ở tầng giữa và tầng đáy. Loài cá này rất khỏe, bơi nhanh, dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện môi trường khác nhau. Trong tự nhiên, tuổi thọ của cá có thể đạt được từ 8 đến 10 năm.
Những chú cá Kim Sơn có phần thân màu vàng nhạt hoặc màu bạc với các vây lưng ngắn, chiều dài của cá từ 15-30cm. Đuôi cá được chẻ ra làm 2 có màu đỏ đậm, lưng cá nhô hơi cao, mình cá dày, đầu nhìn khá giống con rùa nước. Một điểm nhấn đặc biệt ở cá Kim Sơn đó là trên cạnh đuôi và vây có những viền đen đậm nổi bật.
Tại Việt Nam, cá Kim Sơn phân bố chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh nguồn khai thác tự nhiên, hiện nay dòng cá này đã được lai tạo thành nhiều giống Kim Sơn khác nhau như cá Kim Sơn đuôi vàng, cá Kim Sơn bạch tạng rất đẹp và mang giá trị thẩm mỹ cao.
Tập tính sinh sản của cá Kim Sơn
Cá Kim Sơn sinh sản tự nhiên trong môi trường nước và tự ngâm trứng để ấp thành cá con. Đây là dòng cá cảnh có khả năng sinh sản dễ dàng, mỗi lần cá mẹ có thể đẻ được vài trăm quả trứng, tỷ lệ nở thành cá con cũng rất cao. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện tự nhiên thì trứng của cá Kim Sơn thường bị các loài cá khác tấn công và ăn mất nên mỗi lần sinh sản chỉ còn vài chục con trưởng thành an toàn.
Ở môi trường nuôi nhân tạo, sau khi bạn cho cá Kim Sơn giống bố mẹ ghép cặp được với nhau, cá mẹ sẽ đẻ trứng và cá bố có trách nhiệm đi theo rưới tinh trùng lên trứng để thụ tinh. Sau khi đẻ trứng xong, cá mẹ sẽ ngậm trứng trong miệng để ấp thành cá con.
Cá con nở ra thì cả cá bố và mẹ đều tập trung để nuôi con cho đến khi cá con trưởng thành. Thời gian này bạn cần lưu ý đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, tinh khiết, không có mầm bệnh để nuôi cá. Nên tách riêng cá sinh sản ra một bể riêng, để tránh bị những con cá khác ăn mất trứng.
Ý nghĩa phong thủy của Cá Kim Sơn
Theo yếu tố phong thủy, bể cá mang tính “thủy” có công dụng cải thiện sinh khí, cân bằng âm dương, đẩy mạnh phúc khí vào nhà. Cá Kim Sơn là dòng cá cảnh đẹp, biểu tượng cho tiền tài, phú quý, phúc lộc, an khang. Cá năng động, dáng bơi linh hoạt, uyển chuyển, màu sắc nhã nhặn, tập tính sinh sản dễ dàng nên còn thể hiện cho cuộc sống hạnh phúc, viên mãn, gia đình đoàn tụ, sum vầy.
Cá Kim Sơn có màu trắng hoặc vàng nhạt nên hợp với gia chủ mệnh Kim, Thổ. Để bể cá phát huy được hết tác dụng phong thủy, gia chủ nên đặt bể cá ở hướng Đông Nam và hướng Bắc của ngôi nhà. Đây là 2 hướng tượng trưng cho sự tài lộc, phú quý, may mắn, nảy nở rất tốt.
Cách nuôi Cá Kim Sơn khỏe đẹp
Trước khi nuôi cá bạn cần phải nắm được những kỹ thuật và cách chăm sóc cá cơ bản nhất để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cá. Dưới đây là những tiêu chí bạn cần lưu ý để quá trình nuôi cá Kim Sơn thuận lợi hơn, giúp cá luôn khỏe mạnh, năng động, lên màu đẹp.
Dụng cụ chuẩn bị trước
- Cách chọn cá Kim Sơn giống
- Để chọn được nguồn cá Kim Sơn chất lượng, bạn nên đến các cơ sở cung cấp cá cảnh uy tín, thương tốt, cá có nguồn gốc rõ ràng, có chế độ bảo hành lâu dài. Không nên mua cá tại các cửa hàng kém chất lượng, dễ mua phải cá thải, cá bệnh.
- Theo dõi mọi biểu hiện khi cá bơi trong nước, những con cá Kim Sơn khỏe mạnh sẽ bơi nhanh và linh hoạt, trong khi đó những con cá yếu bệnh sẽ bơi lờ đờ và có xu hướng tách đàn ra.
- Ngoại hình cá Kim Sơn phải hoàn chỉnh, cơ thể thon dài cân đối, không dị dạng, toàn thân phủ kín vẩy, vảy to đều đẹp, không bị trầy xước da, không mất nhớt trên cơ thể.
- Cần có sự phân biệt rõ ràng từng màu sắc trên cơ thể, màu nào ra màu đấy, ranh giới màu sắc không được chồng chéo lên nhau. Cá Kim Sơn giống phải chuẩn màu, sắc nét, không pha tạp hay loang màu lẫn lộn.
- Bể nuôi cá Kim Sơn
- Cá Kim Sơn là giống cá cơ thể nhỏ bé vì thế bể nuôi cá không cần quá lớn, bạn chỉ cần chọn những chiếc bể có kích thước từ 150-200cm là đủ. chúng được nuôi trong không gian bình thường không cần quá lớn.
- Vì hay sinh sống và bơi theo đàn nên bạn cũng cần đảm bảo đủ chỗ cho đàn cá, không được chọn những chiếc bể quá nhỏ. Nếu bạn nuôi một đàn cá khoảng 5-6 con trưởng thành thì thể thích của bể cần phải đạt 600-800 lít nước trở lên. Trong bể cá nên rải một lớp cát nâu trắng bởi loài cá này có thói quen sục trên nền cát. Ngoài ra có thể đặt thêm cây thủy sinh, hoặc một số đồ trang trí như gỗ lũa, ống nhựa để tạo không gian và có chỗ cho cá ẩn trú.
- Thông số nước đạt chuẩn để nuôi cá Kim Sơn đó là: nhiệt độ từ 22 – 25 độ C, độ pH từ 6.5 – 7.5 pH. Hai yếu tố này rất quan trọng bạn cần phải đặc biệt lưu ý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Để theo dõi dễ dàng hơn bạn có thể sử dụng máy đo thông số nước để kiểm tra.
- Chọn bộ lọc bể cá Kim Sơn
- Cá Kim Sơn không chịu được mức oxy thấp, chính vì thế bạn cần trang bị bộ lọc chất lượng cho hồ cá của mình. Chỉ khi cá nhận được đủ lượng oxy, sống trong nguồn nước sạch sẽ, không có mầm bệnh thì mới khỏe mạnh và phát triển tốt.
- Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại bộ lọc dành cho bể cá Kim Sơn, mỗi loại máy lọc sẽ phù hợp với từng loại kích thước bể khác nhau. Một số loại bộ lọc phổ biến nhất là: bộ lọc tràn, bộ lọc thác, bộ lọc thùng, bộ lọc mút, bộ lọc đáy, bộ lọc chìm. Phù hợp nhất với bể cá Kim Sơn là bộ lọc thác hoặc lọc mút. Đây là hai loại lọc phù hợp với bể có kích thước trung bình, giá thành rẻ, có tính thẩm mỹ và mang lại hiệu quả lọc cao.
- Cách thả cá Kim Sơn vào bể
Để cá Kim Sơn khỏe mạnh và nhanh thích nghi với môi trường mới khi bạn mua cá về thì bạn cần áp dụng chính xác những kỹ thuật thả cá vào bể.
Bước 1: Chuẩn bị và xử lý bể cá trước khi thả
Bạn cần thực hiện công đoạn này khi mua bể cá mới về, nhằm đảo bảo môi trường sống an toàn cho cá Kim Sơn. Trước khi thả cá vào bể bạn nên vệ sinh, cọ rửa bể thật sạch sẽ rồi mới cho nước vào. Cũng cần kiểm tra xem bể cá có bị rỉ nước hay nứt vỡ chỗ nào không. Sau đó mới tiến hành để lắp đặt máy móc hỗ trợ và đổ nước vào bể.
Bể cá cần được phơi nắng từ 3-5 ngày nhằm thanh lọc, sát trùng nước, loại bỏ mọi mầm bệnh có trong nước. Nên khởi động các thiết bị máy lọc, máy sưởi, sục oxy trước nửa ngày, điều chỉnh thông số nước thích hợp trước khi thả cá vào.
Bước 2: Cho cá làm quen với nước và thả cá vào bể
Trong quá trình bạn di chuyển mang cá từ cửa hàng về nhà có thể làm cá bị kích động, hoảng sợ sẽ khiến cho hệ miễn dịch của cá dễ suy giảm, bị các vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh. Chính vì thế, bạn nên ngâm cá vào nước muối loãng khoảng 15 phút để sát trùng cho cá.
Tiếp đó cho cá làm quen với môi trường nước mới trong bể bằng cách thả trôi túi cá trên mặt nước 15 phút. Hết thời gian này thì bạn sẽ căn cứ vào tỉ lệ nước trong túi cá Kim Sơn để múc thêm khoảng 20% nước từ bể đổ vào túi rồi thả trôi tiếp túi cá 20 phút. Việc này sẽ giúp cá thích nghi hoàn toàn với nguồn nước mới.
Kết thúc quá trình này thì bạn sẽ mở túi cá Kim Sơn ra để thả cá vào bể. Thao tác cần thực hiện nhẹ nhàng, từ từ để cá không bị hoảng sợ, căng thẳng. Khi thả cá nên giảm ánh sáng đèn xuống cho cá dễ chịu. Sau khi thả nên để cá nghỉ ngơi, không bật đèn sáng quá, không cho cá ăn.
5. Thức ăn cho cá Kim Sơn
Cá Kim Sơn thích ăn những loại thức ăn tươi sống như giun dế, côn trùng, động vật giáp xác nhỏ. Khi nuôi cá bạn nên bổ sung thực đơn chủ yếu là các món ăn này cho cá để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá phát triển nhanh và khỏe.
Bên cạnh đó bạn cũng cần cho cá ăn thêm chất xơ từ rau xanh, củ quả, ăn thêm thức ăn đông lạnh. Một điều bạn cần đặc biệt chú ý là cá Kim Sơn không ăn được hạt khô hay các loại thức ăn dạng viên tổng hợp nên cần tránh cho cá ăn.
Khi cho ăn cần lựa chọn khung giờ hợp lý, cho cá ăn 2-3 bữa/ngày. Mỗi lần cho ăn vừa đủ, không thả quá nhiều thức ăn xuống bể sẽ khiến môi trường nước nhanh bị ô nhiễm, gây bệnh cho cá.
Tỷ lệ thức ăn cho cá Kim Sơn bạn có thể tham khảo:
- Thực vật phù du từ 41-48%
- Rêu từ 25-38%
- Mảnh thực vật từ 13-17%
- Giun từ 2-11%
- Côn trùng từ 0-4%
- Động vật phù du từ 0-1%
6. Cách vệ sinh bể nuôi cá Kim Sơn
Bể nuôi cá Kim Sơn cần được vệ sinh đều đặn thường xuyên ít nhất 2 tuần/lần để giữ cho nguồn nước luôn sạch sẽ, không cho vi khuẩn có điều kiện phát triển và tấn công gây bệnh cho cá. Cách vệ sinh bể như sau:
Bước 1: Trước khi rửa bể cá Kim Sơn phải tắt hết các thiết bị điện như máy lọc nước, hệ thống đèn chiếu sáng, máy sủi oxy, máy sưởi đi.
Bước 2: Rút bớt nước từ bể cá Kim Sơn ra. Nên dùng ống hút để hút 50% nước đi, giữ lại 50% nước, không nên hút hết sẽ dễ làm cho cá bị sốc nước.
Bước 3: Dùng vợt dài để đưa cá Kim Sơn ra khỏi bể, bạn có thể cho cá vào tạm một chiếc chậu lớn có nắp đậy trong thời gian chờ vệ sinh bể.
Bước 4: Bắt đầu vệ sinh và lau chùi toàn bộ các mặt kính bể, các đồ trang trí, bộ lọc sạch sẽ. Lưu ý là không nên dùng hóa chất hay các loại xà phòng tẩy rửa để không gây hại cho cá.
1. https://thegioiloaica.com/chi-tiet-cach-nuoi-ca-neon-khoe-manh-khong-bi-chet
2. https://thegioiloaica.com/ca-axolotl-gia-bao-nhieu
3. https://thegioiloaica.com/ca-koi-bekko
4. https://thegioiloaica.com/ca-lau-kieng-la-ca-gi-cach-nuoi-nhu-the-nao
5. https://thegioiloaica.com/10-loai-ca-canh-khien-dan-choi-phat-sot-tai-viet-nam
Bước 5: Khi vệ sinh xong thì bạn bơm thêm nước vào bể cá Kim Sơn cho đạt lượng nước phù hợp, để nước ổn định khoảng 30 – 50 phút rồi thả cá vào.
Các bệnh thường gặp ở cá Kim Sơn và cách chữa trị
Cá Kim Sơn vàng thường gặp phải các vấn đề về bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc bệnh ngoài da. Một số căn bệnh phổ biến bạn cần đề phòng cho cá đó là:
5.1 Bệnh xù mang cá
- Dấu hiệu của bệnh: Cá Kim Sơn sẽ bị xù mang lên, xung quanh vùng mang cá bị mưng mủ, bật máu. Nếu bệnh này nặng thì quanh mang cá còn bị lở loét, mưng mủ rất đáng sợ. Ngoài ra, cá sẽ chán ăn, mệt mỏi, không có sức bơi lội. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm cá sẽ chết ngay.
5.2 Bệnh thối vây cá
- Dấu hiệu của bệnh: Cá Kim Sơn khi mắc bệnh này sẽ có triệu chứng bỏ ăn, chán ăn, lười hoạt động, mắt lờ đờ, cơ thể tổn thương, đặc biệt vây đuôi cá bị rách và mưng mủ lên.
Cá Kim Sơn giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?
Cá Kim Sơn khá nổi tiếng và được người chơi cá cảnh đánh giá cao, tuy nhiên giá thành của nó lại chỉ ở mức trung bình. Về cơ bản mức giá của cá Kim Sơn dao động như sau:
- Đối với cá Kim Sơn con có giá trong khoảng 10.000 đồng/con
- Cá Kim Sơn trưởng thành có giá từ 20.000 – 30.000 đồng/con
Hiện nay có rất nhiều shop bán cá cảnh trên toàn quốc cung cấp loại cá này, bạn có thể dễ dàng mua được. Để chắc chắn chọn được những chú cá Kim Sơn khỏe đẹp, đạt chuẩn nhất thì hãy tham khảo các địa chỉ sau:
6.1 Khu vực miền Nam
- Trại cá rồng Hoàng Lam:
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
- Cơ sở 1: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát Q7, HCM
- Cơ sở 2: 11 Huỳnh Tấn Phát, Tân Phú, Quận 7, HCM
- Cơ sở 3: 618 Lê Quang Định, P1, Gò Vấp, HCM
- Chi nhánh ngoài thành phố:
- Cơ sở Cần Thơ: C20, CMT8, P Cái Khế Cần Thơ
- Cơ sở Sóc Trăng: 134 Lê Hồng Phong, P3, Tp.Sóc Trăng
- Điện thoại: 0787 880 333
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
6.2 Khu vực miền Bắc
-
Cá cảnh Tuấn Phong:
-
Cá cảnh Kim Giang:
- Địa chỉ: Số 426 đường Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0904 936 399
- Website
Qua bài viết hôm nay, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn những thông tin chi tiết về cá Kim Sơn cũng như cách nuôi và chăm sóc cá hiệu quả nhất. Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ là kiến thức hữu ích giúp bạn chăm sóc tốt nhất cho đàn cá của mình. Chúc bạn thành công!
1. https://thegioiloaica.com/ca-neon-co-bao-nhieu-loai
2. https://thegioiloaica.com/ca-rong
3. https://thegioiloaica.com/top-10-loai-ca-koi-dep-bieu-tuong-cua-tai-loc-va-thinh-vuong
4. https://thegioiloaica.com/cach-nuoi-ca-hong-cam-khoe-manh-len-mau-dep-lap-lanh
5. https://thegioiloaica.com/cach-nuoi-ca-khi-do-dau-gu-len-mau-dep-va-thu-hut-tai-loc-cho-gia-chu