Cá Tỳ Bà Beo | Chăm sóc và nuôi cá khỏe mạnh tại nhà

Hầu như bể cá thủy sinh nào cũng có một chú cá dọn bể vì nó không chỉ dễ chăm, dễ sống mà còn giúp cho bể được làm sạch một cách tự nhiên. Cá tỳ bà beo là một trong những loài cá như vậy. Để các bạn dễ bắt đầu với việc nuôi cá tỳ bào beo, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn quy trình chăm nuôi loài cá này để làm đẹp thêm cho bể cá của mình.

Giới thiệu về cá tỳ bà beo

Cá tỳ bà beo là một trong các dòng cá dọn bể được nhiều người lựa chọn. Loài cá này lần đầu được tìm thấy vào năm 1854 tại sông Amazon – Nam Mỹ nhưng phổ biến nhất là ở Peru và Brazil.

"Tiêu đề cá tỳ bà beo ảnh 1"

Thân hình của cá tỳ bà beo thon dài, màu nâu vằn giống như một chú báo đốm, đầu tương đối to. Toàn bộ cơ thể cá bảo phủ trong các tấm xương, trừ phần bụng phẳng. Mắt của cá tỳ bà heo khá nhỏ, nằm cao lên phía đỉnh đầu. Vây lưng của loài cá này tương đối đẹp, có thể cao đến vài cm.

Đây là loài cá sống ở tầng nước đáy, đào hang để đẻ trứng, trung bình mỗi lần đẻ 300 trứng. Cá chuyên ăn rong rêu và mút chất nhớt bám ở thành bể, đáy bể.

Cá tỳ bào beo có thể thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết, chủ yếu hoạt động về đêm và rất dễ nuôi. Đặc biệt, cá có khả năng chịu lạnh giỏi và nhịn đói được cả tháng. Do tập tính hiền lành nên cá dễ dàng sống chung với các loại cá khác, một số hiếm trường hợp khi trở nên hung hăng cá có thể tranh dành lãnh thổ với các loại cá tỳ bà khác.

Cách nuôi Cá Tỳ Bà Beo tại nhà

Biết được những đặc điểm sinh học của cá tỳ bà beo như trên bạn có thể dễ dàng hơn trong quá trình nuôi và chăm sóc loài cá này. Để cá sinh trưởng tốt và khỏe mạnh thì cần chuẩn bị tốt các bước sau:

2.1 Lựa chọn cá

Mặc dù tỳ bà beo được đánh giá là loài cá cực kỳ dễ nuôi, dễ chăm nhưng để phòng bệnh và đảm bảo sức khỏe tốt cho cá thì tốt nhất bạn nên tìm mua ở những cửa hàng bán cá cảnh được review tốt, có quy mô. Tại đây bạn sẽ được tư vấn cụ thể hơn về loài cá này. Chú ý chọn cá đang hoạt động nhanh nhẹn và không có dấu hiệu bệnh.

"Tiêu đề cá tỳ bà beo ảnh 2"

2.2 Chọn bể nuôi cá tỳ bà beo

Kích thước bể nuôi cá tỳ bà beo nên có dung tích ít nhất là 100 lít (đối với cá nhỏ) và 400 lít (đối với cá trưởng thành). Nhiệt độ nước trong bể nên duy trì 25 – 27 độ C với độ pH 6 – 7 và độ cứng 5 – 10.

Cá tỳ bà beo rất phá cây nên bể nuôi cá không thích hợp để trồng nhiều cây thủy sinh mà thay vào đó hãy bố trí tiểu cảnh bằng gỗ hoặc đá để tạo nơi ẩn náu cho cá. Mặt khác, cá không thích ánh sáng nên thường hoạt động về đêm, tiểu cảnh chính là nơi thích hợp để cá trú ẩn.

2.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá tỳ bà beo

Bể nuôi cá tỳ bà beo cần đảm bảo được nguồn nước sạch và dòng nước mạnh nên hãy chọn một bộ lọc tốt để cá có được môi trường sống phù hợp.

"Tiêu đề cá tỳ bà beo ảnh 3"

2.4 Các bước thả cá tỳ bà beo vào bể

Quá trình thả cá vào bể rất quan trọng vì đây chính là khâu cho cá làm quen với môi trường sống mới, tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển về sau. Vì thế bạn nên thả cá theo các bước:

  • Bước 1: nhanh chóng đưa cá từ nơi mua về để thả vào hồ càng sớm càng tốt vì khoảng thời gian này càng kéo dài thì cá càng dễ bị căng thẳng, thích nghi với bể nước chậm. Trước khi thả cá bạn hãy giảm lượng ánh sáng hoặc tắt đèn ở bể đi, thao tác này có ý nghĩa giảm stress cho cá để cá làm quen với môi trường mới.

  • Bước 2: để nguyên cá trong túi, đặt túi vào bể và để trôi trong 30 phút giúp cho cá làm quen với nhiệt độ mới trong bể.

  • Bước 3: lấy một cái ca sạch múc trong bể một lượng nước bằng với lượng nước trong túi đựng cá khi mua từ cửa hàng về và đổ vào túi, đóng túi kín lại khoảng 30 phút để cá tiếp tục làm quen với môi trường và độ pH của nguồn nước mới. Quá trình làm việc này không được đổ nước từ trong túi ra bể để tránh làm lây lan vi khuẩn.

"Tiêu đề ảnh cá tỳ bà beo 4"

  • Bước 4: sau khoảng 20 phút, dùng vợt để cho cá ra bể hoặc mở túi để cá từ từ bơi ra bể. Thời gian đầu cần chú ý quan sát dấu hiệu bệnh và sự thích nghi của cá với những loài cá khác, phòng trường hợp cá bị tấn công.

2.5 Thức ăn cho cá

Đa phần các tín đồ cá cảnh lựa chọn nuôi cá tỳ bà beo với mục đích chính là để vệ sinh bể cá nên thức ăn của loài cá này chủ yếu là thực vật và tảo nâu bám kính. Ngoài ra, cá cũng có thể ăn những con cá bị chết trong bể, hút nhớt bám trên lưng con cá khác trong lúc chúng đang ngủ.

Tuy nhiên, để cá tỳ bà beo lên màu đẹp và khỏe khoắn hơn thì nên bổ sung dinh dưỡng cho chúng bằng các loại thức ăn dạng viên, tôm, cá, dưa leo, rau diếp, đậu Hà Lan,…

Cần cho cá tỳ bà beo ăn một lượng vừa đủ trong khoảng 3 – 5 phút, nếu ăn nhiều cá sẽ lười và quên mất nhiệm vụ làm sạch bể của mình. Trung bình chỉ cần 2 – 3 ngày mới nên cho cá ăn 1 lần.

"Tiêu đề cá tỳ bà beo ảnh 5"

2.6 Vệ sinh bể cá

Chú ý thay nước cho bể nuôi cá tỳ bào beo định kỳ để đảm bảo môi trường sống tốt cho cá. Nên thay nước 2 tuần/lần, khi thay chỉ thay khoảng 30% nước mới, nếu thay toàn bộ nước cá có thể bị chết vì sốc.

Các bệnh thường gặp và cách xử lý

Như các loài cá tỳ bà khác, cá tỳ bà beo cũng có thể mắc một số bệnh sau, cần chú ý phát hiện sớm để trừ bệnh cho cá:

3.1 Bệnh viêm ruột

Bệnh này ở cá tỳ bà beo chủ yếu là do lượng thức ăn không đều hoặc quá nhiều, thức ăn bị hư hỏng hoặc thay đổi đột ngột, nước bị ô nhiễm hoặc lượng oxy trong nước không đủ,… Muốn phòng tránh cho cá không mắc những bệnh này thì cần tránh để xảy ra các yếu tố gây nên bệnh.

"Tiêu đề cá tỳ bà beo ảnh 6"

3.2 Bệnh lở loét da

Lở loét da ở cá tỳ bà beo là do vi khuẩn Gram âm. Cá mắc bệnh sẽ hoạt động chậm, bỏ ăn, da sẫm lại, khi bơi thường nhô đầu lên trên mặt nước, phần đầu và thân cá có các đốm đỏ hoặc vết ăn mòn. Không phát hiện sớm thì vết loét sẽ lan rộng da, thậm chí ăn vào xương cá.

Để chữa bệnh lở loét da cho cá tỳ bà beo cần thay toàn bộ nước và sát trùng bể cá. Trước khi thay hãy chuẩn bị một bể nước riêng rồi pha vào đó 5 giọt xanh metylen cùng 7.5g muối kết hợp với cắm sưởi khoảng 30 độ C.

Khi cá đã được tách ra bể riêng cần chú ý giữ để phần bị loét nhô khỏi mặt nước rồi nhỏ một ít Tetracycline và 1 giọt Xanh metylen lên vết thương.

"Tiêu đề cá tỳ bà beo ảnh 7"

3.3 Bệnh đốm trắng

Ký sinh trùng quả dưa là tác nhân gây nên bệnh đốm trắng ở loài cá này. Bệnh chủ yếu xảy ra vào thời điểm cuối thu và cuối xuân, làm cá tử vong. Để điều trị bệnh đốm trắng cho tỳ bà beo bạn hãy giảm số lượng cá trong bể để cá có không gian bơi lội, trước khi thay nước cần kéo dài thời gian phơi nước và từ từ tăng nhiệt độ bể mỗi giờ lên 1 độ C.

Đến khi nhiệt độ của bể cá đạt khoảng 28 – 30 độ C thì dừng việc tăng nhiệt độ lại và dùng thuốc kết hợp với muối để xử lý nước hàng ngày. Cần đảm bảo sao cho khi tăng nhiệt độ nước cá vẫn chịu đựng được và chú ý đến phản ứng của cá để dừng nhiệt độ kịp thời. Sau đó một thời gian thì ký sinh trùng sẽ tự biến mất.

Kết luận

Nhìn chung, nuôi và chăm sóc cá tỳ bà beo rất đơn giản cộng thêm loài cá này lại có một vẻ đẹp rất độc đáo nên nếu bạn thích một chú cá dọn bể có hình dáng “ngầu” một chút thì có thể “rước” chú cá này về cho bể cá nhà mình. Chúc bạn thành công và có được bể cá sống động đúng ý muốn.