Cá Lóc Bông Thái là một dòng cá cảnh khổng lồ được tìm thấy chủ yếu ở các vùng nước ngọt ở Đông Nam Á. Nếu bạn đang tìm một loài cá kiểng có kích thước lớn để nuôi thì cá Lóc Bông Thái đang là sự lựa chọn thích hợp. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc cá Lóc Bông Thái để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Giới thiệu về cá Lóc Bông Thái
- Tên tiếng Anh: Channa Micropeltes, Giant snakehead
- Tên tiếng Việt khác: Cá Lóc Bông Thái, cá Lóc Bông
- Nguồn gốc: Tìm thấy tại các quốc gia như Đông Nam Á, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,…
1.1 Đặc điểm
Cá Lóc Bông Thái hiện đang được nuôi làm kiểng khá phổ biến. Cá gây ấn tượng bởi có màu sắc độc đáo và hình dáng đẹp mắt. Đặc điểm nhận dạng của cá sẽ dựa theo sự phát triển theo giai đoạn của cá:
- Giai đoạn còn nhỏ dưới 15cm: Phần thân của cá có màu đỏ, lưng có màu cam hoặc đỏ lưng nâu và có 2 sọc đen kéo từ đầu miệng cá cho tới cuối vây đuôi. Khu vực bụng cá có vàng hoặc trắng. Các bộ phận như vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi, vây bụng và tay bơi có màu vàng nhạt.
- Giai đoạn trưởng thành từ 15cm trở lên: Lúc này cơ thể của cá có sự thay đổi khá rõ rệt. Thân cá có màu xanh đen hoặc xám đen. Có các đường sọc không đều nhau, kéo từ gốc vây lưng xuống giữa thân cá. Tùy vào môi trường sống mà sọc trên thân của cá có thể tạo ra các màu như xanh lá hoặc là hồng nhạt. Bụng của con cá trưởng thành sẽ có màu trắng, vây lưng vây hậu môn và vây đuôi có màu xám hoặc đen. Còn phần vây bụng sẽ có màu trắng.
Một điểm ấn tượng khác của loài cá này là chúng được xếp vào danh sách các loài có răng nanh dài nhất thế giới.
1.2 Phân bố và môi trường sống
Cá Lóc Bông Thái hiện nay phân bố kéo dài từ phía Tây từ lưu vực sông Mekong – Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Bên cạnh đó, cá cũng xuất hiện ở một số quần đảo nhỏ hơn như Bangka và Belitung (Billiton).
Loài cá này thích sống ở khu vực có môi trường sống ổn định, vùng đồi thấp, hồ nội địa và đầm lầy. Đôi khi cá cũng sống ở hồ nội địa, bao gồm cả các kênh chứa nhân tạo.
Đặc tính của loài cá Lóc là thích nuôi trong môi trường nước tươi, điều kiện nhiệt độ và chất lượng nước tốt. Cá thích nghỉ ngơi ở những nơi gần các vật liệu tự nhiên như đá, cây cỏ. Nhìn chung loài cá Lóc Bông Thái này khá thân thiện và dễ chăm sóc. Cá không đòi hỏi quá nhiều về công sức và kỹ thuật trong việc nuôi.
1.3 Đặc tính sinh sản của cá
Ngoài tự nhiên, cá Lóc Bông Thái sinh sản khá dễ dàng. Tuy nhiên việc nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt sẽ khó khăn hơn. Mặc dù vậy với công nghệ lai tạo tiên tiến việc nhân giống cá Lóc Bông Thái trong điều kiện thủy sinh cũng đã thành công.
Trong tự nhiên, vào mùa mưa những con cá đực và cái sẽ bắt cặp sinh sản với nhau ở các dòng suối nhỏ có thảm thực vật ngập nước. Chúng sẽ bắt đầu xây tổ và đẻ trứng. Những con non khi ra đời sẽ có hai sọc dọc màu đen với một mùng màu cam sáng ở giữa. Quá trình chăm sóc của cá bố mẹ đối với cá con là tương đối dài. Con đực cực kỳ hung dữ trong việc bảo vệ đàn cá con của mình.
Thời điểm cá Lóc Bông Thái đạt độ tuổi thành thục sinh sản là khoảng 1 năm. Mỗi lần giao phối con cái có thể đẻ được từ 15.000 trứng.
Chăm sóc cá Lóc Bông Thái không quá phức tạp, loài cá này phù hợp với cả những ai mới chơi cá cảnh. Chỉ cần quá trình nuôi bạn không bỏ bê cá quá là được.
Dụng cụ chuẩn bị trước
2.1 Cách chọn cá
Để cá Lóc Bông Thái sinh sống khỏe mạnh bạn cần phải nắm được các tiêu chí lựa chọn cá giống như sau:
- Bạn quan sát hình dáng bên ngoài của cá, loại bỏ ngay những chú cá bị thương ở mắt, mũi, miệng, vây.
- Chọn những con cá bơi khỏe mạnh, phản ứng nhanh, đớp mồi linh hoạt. Không chọn những con bơi yếu ớt, không thẳng hàng, thường hay nằm dưới đáy bể bởi đây là dấu hiệu cá đang bị bệnh.
- Bạn không chọn những con bị căng thẳng, thờ ơ hay có những hành vi hung hăng, chống đối với các con khác.
- Tùy vào kích thước bể nuôi mà bạn sẽ chọn size cá phù hợp. Hãy tìm những con có tỷ lệ cân đối, tránh chọn những con quá nhỏ hoặc quá lớn so với bể cá.
- Tìm đến địa chỉ kinh doanh uy tín, được khách hàng bình chọn và đánh giá cao. Hạn chế mua tại cơ sở kinh doanh tự phát, hay tại các chợ trôi nổi vì nguồn gốc và chất lượng cá sẽ không được đảm bảo.
2.2 Bể nuôi cá
Cá Lóc Bông Thái là loài cá có kích thước trưởng thành tương đối lớn vì thế bạn cần phải chuẩn bị một hồ nuôi có kích thước từ 120cm trở lên để nuôi.
1. https://thegioiloaica.com/archive/8362/
2. https://thegioiloaica.com/archive/9227/
3. https://thegioiloaica.com/archive/8233/
Bên trong hồ bạn sẽ trồng thêm một số loại cây thủy sinh như lan nước, bèo, rong,… Để tạo nên môi trường gần gũi với thiên nhiên, giúp đàn cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Vì đây là dòng cá nước ngọt phân bố ở hầu hết các nước Đông Nam Á nên bạn có thể sử dụng nước ở ao, hồ, sông, suối,… để nuôi chúng. Tuy nhiên trước khi cho vào bể nuôi cá bạn cũng cần phải xử lý một cách cẩn thận trước.
- Nếu sử dụng nước thủy cục, nước máy bạn nên xử lý clo trong nước. Nếu nước nuôi lẫn clo sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cá, lâu dần làm chết cá.
- Sử dụng nước giếng khoan bạn cũng cần phải kiểm tra độ mặn, độ chua trước khi cho vào hồ nuôi cá.
- Trường hợp sử dụng nước ao hồ, sông suối tốt nhất là bạn nên để lắng nước từ 2 – 3 ngày trước khi dùng để nuôi cá Lóc.
Cá Lóc Bông Thái cũng giống như nhiều loài cá cảnh khác, chúng là dòng săn mồi nên rất năng động, thích bật nhảy. Vì thế khi setup hồ nuôi bạn nên sử dụng thêm lưới hoặc dụng cụ che chắn lại nắp hồ. Phòng trường hợp cá sẽ lao lên đớp lấy côn trùng và sẽ rơi xuống đất lúc bạn không để ý.
Độ pH của nước cũng là một yếu tố quan trọng cần quan tâm. Cá Lóc Bông Thái thích hợp với độ pH trong nước từ trung tính đến axit. Phạm vi tối ưu nằm trong khoảng từ 5 đến 7 trên thang pH. Về nhiệt độ, bạn nên giữ nước trong bể của Cá Lóc Bông Thái trong khoảng 75 đến 82 độ F là hợp lý.
Loài cá này rất cần hít thở oxy trực tiếp từ không khí cũng như từ nước. Do đó bạn cần phải để lại một khoảng trống hợp lý giữa bề mặt nước và nắp bể để cá có thể ngoi lên hít thở khi cần.
Một điều quan trọng nữa khi xây dựng bể cho cá Lóc bạn nên tạo các khu vực làm nơi trú ẩn cho cá. Ví dụ như các hốc cây hay các vật trang trí thích hợp.
Ở phần đáy bể bạn nên đặt các mảnh sỏi lớn thay vì cát mịn. Bởi loài cá này khá năng động chúng sẽ khiến cho các đồ trang trí hay các chất nền nhỏ mịn vương vãi xung quanh bể.
2.3 Bộ lọc bể cá
Để đàn cá khỏe mạnh việc sử dụng bộ lọc bể cá là vô cùng cần thiết. Bởi bộ lọc sẽ cho bể cá luôn được sạch sẽ, đàn cá cũng luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Một số công dụng của bể lọc cá như:
- Tạo ra nhiều oxy cho cá hơn.
- Loại bỏ các thành phần trôi nổi trong hồ như cặn bã, mảnh vỡ đồ trang trí, phân thải, thức ăn thừa,…
- Tạo ra dòng chảy nhẹ nhàng để đàn cá có cảm giác giống với ngoài tự nhiên nhất.
Đối với cá Lóc Bông Thái bạn nên ưu tiên chọn lọc thùng, lọc thác. Dựa theo số lượng và diện tích của bể nuôi mà bạn sẽ chọn loại công suất sao cho phù hợp. Lưu ý bạn nên đến các địa chỉ kinh doanh tin cậy để lựa chọn được sản phẩm chất lượng tốt nhất.
2.4 Các bước thả cá vào bể
Cá Lóc Bông Thái sau khi mua về, bạn đừng hấp tấp thả luôn. Thay vào đó hãy thực hiện theo các quy trình sau:
Bước 1: Cố gắng đưa cá từ cửa hàng về nhà càng nhanh càng tốt.
Bước 2: Cá sau khi mang về đến nhà bạn tắt đèn hoặc giảm cường độ ánh sáng trong nhà và trong bể để giúp cá không bị căng thẳng khi tiếp xúc với môi trường mới.
Bước 3: Bạn cho túi đựng cá vào bể khoảng 15 – 20 phút để cá quen với môi trường nước. Sau đó mở miệng túi cho một cốc nước ở trong bể cá vào. Bạn làm cho đến khi đạt tỷ lệ cân bằng giữa nước cũ và nước mới ở trong túi.
Bước 4: Hoàn thành xong các bước trên bạn dùng vợt nhẹ nhàng thả cá vào trong bể. Sau khi thả cá xong bạn cần theo dõi xem cá có bị bệnh hay không. Trong 1 – 2 hôm đầu chưa cần phải cho cá ăn ngay. Đợi đến lúc cá quen với môi trường, sức khỏe dần ổn định thì lúc đó cho ăn vẫn chưa muộn.
2.5 Thức ăn cho cá
Cá Lóc Bông Thái là loài cá săn mồi trong tự nhiên. Chúng sẽ ăn các loài cá nhỏ hơn, động vật lưỡng cư, động vật không xương sống và côn trùng trên cạn trong tự nhiên.
1. https://thegioiloaica.com/archive/8274/
2. https://thegioiloaica.com/archive/8202/
3. https://thegioiloaica.com/archive/8189/
Khi nuôi trong bể thủy sinh khả năng ăn uống của loài cá này cũng khá đa dạng. Bạn có thể cho chúng ăn trùn chỉ, giun đất nhỏ, sâu dế, tôm băm nhỏ, thịt cá xay nhuyễn, hến,… Với những con cá con một ngày bạn cho căn 2 bữa. Còn đối với các con trưởng thành một ngày bạn chỉ cần cho ăn một bữa. Đảm bảo cung cấp cho cá số lượng thức ăn vừa đủ, tránh cho ăn dư thừa làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cá.
Lưu ý: Không cho cá Lóc Bông Thái ăn các loài thịt động vật có vú hoặc thịt gia cầm như tim bò, thịt gà,… Bởi các thành phần chất bên trong các loại thức ăn này khi vào cơ thể của cá Lóc sẽ không được tiêu hóa đúng cách. Điều này sẽ gây nên tích tụ mỡ thừa, thậm chí là thoái hóa nội tạng. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho các loại cá nhỏ được bán làm cá mồi để ăn vì nguy cơ nhiễm nấm bệnh và các loại ký sinh trùng là khá cao.
2.6 Các bước vệ sinh bể cá
Mặc dù trong bể đã có bộ lọc nước nhưng cũng không thể làm sạch hoàn các loại vi khuẩn và tạp chất. Vì thế bạn vẫn cần phải vệ sinh và thay nước định kỳ để đảm bảo cho cá có môi trường sống lành mạnh nhất. Việc vệ sinh đúng kỹ thuật cũng không quá khó, chỉ cần bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh bộ lọc bể cá
Đầu tiên bạn tháo bớt nước và cho cá ra một chậu riêng. Sau đó sẽ rút điện và cho bộ lọc nước ra ngoài. Tháo các bộ phận của bộ lọc và vệ sinh sạch sẽ.
Bước 2: Vệ sinh sỏi
Sỏi nằm ở khu vực đáy nên sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn, chất thải, bệnh. Vì thế bạn cũng cần phải vệ sinh cẩn thận.
Bước 3: Làm sạch đồ trang trí
Trong bể có các gốc cây, đồ vật trang trí hay cây thủy sinh nào bạn cũng cho ra ngoài lau dọn sạch.
Bước 4: Lau kính bể cá
Bạn dùng khăn sạch lau mặt kính từ trong ra ngoài. Lưu ý là không sử dụng các chất tẩy rửa vì nếu không làm sạch sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cá.
Hoàn thành công việc vệ sinh bạn sẽ cho nước mới đã chuẩn bị vào. Lắp bộ lọc vào bể và bật điện. Khoảng 15 – 20 phút sau sẽ thả lại cá vào bể.
2.7 Chăm sóc sức khỏe cho cá
Khi nuôi cá cảnh, việc chú ý đến dấu hiệu bệnh và tình hình sức khỏe của cá là công việc bắt buộc. Mặc dù cá Lóc Bông Thái thuộc loại dễ nuôi nhưng khả năng mắc bệnh của cá cũng không phải là không có. Dưới đây sẽ là một số bệnh mà loài cá này dễ mắc phải.
Bệnh nấm thân
Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do cá bị stress, cơ thể bị thương hay do bể cá bị nhiễm khuẩn.
Để điều trị bệnh nhiễm nấm bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị như Bio knock 2, tetra nhật, Pimafix…. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp thêm biện pháp đó là tăng nhiệt độ nước lên 30 độ, vệ sinh hồ cá sạch sẽ để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh lở loét da
Sự xâm nhập của vi khuẩn Gram chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở cá. Sau khi bị nhiễm bệnh, cá sẽ có dấu hiệu chán ăn, cơ thể mệt mỏi, bơi chậm chạp. Da của cá sẽ không có màu tươi sáng nữa thay vào đó sẽ bị s