Bạn đang nuôi cá rồng tại nhà và chắc chắn là muốn chăm sóc chúng một cách đúng cách. Nếu không chăm sóc đúng cách, nguồn nước bị nhiễm bẩn và ký sinh sẽ là nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Trong đó, một căn bệnh phổ biến và dễ gặp là cá rồng dư môi. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và cách chăm sóc, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể và chi tiết nhất tới bạn.
Toc
Cá Rồng Dư Môi là bệnh gì?
Dư môi ở cá rồng là hiện tượng môi dưới của cá rồng dài hơn môi trên, chúng thường đưa ra ngoài hoặc đưa lên. Khi gặp phải hiện tượng cá rồng dư môi không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của cá, tuy nhiên lại kém về mặt thẩm mỹ, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của cá rồng. Đối với những người chơi cá rồng, chăm sóc đàn cá không chỉ là thú vui mà còn là người bạn đồng hành và gắn bó. Bởi vậy, khi những chú cá gặp vấn đề gì, chắc chắn bạn sẽ lo lắng và tìm cách khắc phục và điều trị ngay.
Nguyên nhân cá rồng dư môi
Cá rồng dư môi chủ yếu gặp ở cá rồng nuôi trong môi trường nhân tạo. Còn đối với cá rồng nuôi trong môi trường tự nhiên, ít gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên cá rồng bị dư môi.
1. Do bẩm sinh
Tỷ lệ cá rồng bị dư môi bẩm sinh khá hiếm nhưng không phải là không có. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bẩm sinh, thường sẽ không thể điều trị được.
2. Do môi trường sống
Cá rồng cần có môi trường sinh sống thoải mái, rộng rãi thì mới có thể khỏe mạnh và phát triển. Nếu nuôi cá ở trong bể có diện tích eo hẹp, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thân hình cá. Khi không có điều kiện phát triển tốt nhất, phần xương đầu hàm trên sẽ kém phát triển hơn so với hàm dưới, từ đó sẽ dẫn tới hiện tượng cá bị trề môi.
3. Chế độ ăn uống
Nguồn thức ăn dinh dưỡng nhất để cá rồng sinh trưởng và phát triển là thức ăn từ động vật, đặc biệt là những loại thức ăn có chứa nhiều canxi và đạm. Nếu khẩu phần ăn hàng ngày của cá thiếu chất, sẽ khiến cá kém phát triển, thiếu canxi trầm trọng. Đây được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị dư môi.
Cách chăm sóc khi bị cá rồng dư môi
Để những chú cá rồng của gia đình bạn không gặp tình trạng bị dư môi, bạn cần phải có chế độ chăm sóc thật tốt. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Kích thước hồ: Bể hoặc hồ nuôi cá rồng cần phải rộng rãi để đàn cá có không gian tung tăng bơi lội.
- Nguồn nước nuôi cá: Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, bố trí thêm hệ thống sục khí và bể lọc để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho đàn cá.
- Ánh đèn: Hệ thống ánh đèn đóng vai trò quan trọng đến hình dạng và màu sắc của cá. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng ánh sáng và không đặt hồ cá ở những nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
- Thức ăn cho cá: Cung cấp cho đàn cá chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm giàu đạm, canxi như trạch, cá mồi để đàn cá có vẻ đẹp cân đối và tránh hiện tượng dư môi.
Nếu cá bị nặng, bạn cũng có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần thừa ở môi cá. Tuy nhiên, việc phục hồi cá cũng cần thời gian và có thể tái phát.
1. https://thegioiloaica.com/ky-thuat-duong-ca-betta-bi-rach-duoi-hieu-qua-nhat
2. https://thegioiloaica.com/giong-ca-tai-tuong
3. https://thegioiloaica.com/ca-rong-highback-ve-dep-tuyet-voi-va-cach-nuoi-dung-ky-thuat
4. https://thegioiloaica.com/gia-ca-chem-giong
5. https://thegioiloaica.com/cach-nuoi-ca-khi-do-dau-gu-len-mau-dep-va-thu-hut-tai-loc-cho-gia-chu
Cách chọn cá rồng khỏe mạnh, không bị dư môi khi nuôi tại nhà
Để tránh tối đa hiện tượng bị dư môi, quá trình chọn giống cá để nuôi là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:
- Chọn những chú cá miệng khép kín, không có điểm gấp khúc.
- Quan sát phần miệng không xuất hiện các điểm dị tật hay xước xát nào.
- Phần râu của cá phải dài và thẳng, làm thành hình chữ V so với miệng.
Một số bệnh thường gặp khác ở cá rồng
Không chỉ là dấu hiệu bị dư môi, nếu không chăm sóc cá rồng đúng cách, đàn cá của gia đình bạn cũng có thể gặp một số căn bệnh nguy hiểm khác như:
Bệnh đốm trắng
Đây là căn bệnh chung gặp hầu hết ở nhiều loài cá khác nhau. Khi bị nhiễm bệnh, trên thân cá sẽ xuất hiện những đốm trắng và phát triển rất nhanh. Nguồn nước trong bể nuôi cá sẽ xuất hiện màu đục có mùi tanh, cá khi bơi hay giật mình, chà xát người vào thành bể và bỏ ăn. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, cá có thể sẽ bị tử vong.
Để điều trị căn bệnh này, bạn cần thay nước trong bể, tăng nhiệt độ trong bể lên 32 độ C. Ở một số trường hợp nhẹ, cá có thể tự khỏi. Còn trường hợp cá bị nặng, bạn nên thay nước liên tục với số lượng ít một, sổ sung muối ăn để sát khuẩn cho cá. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng một số thuốc đặc trị để cá sớm phục hồi, để bệnh kéo dài quá lâu sẽ khiến cơ thể của cá mệt mỏi.
Bệnh chướng bụng
Bệnh chướng bụng là bệnh cũng gặp khá nhiều, đây là bệnh khá nguy hiểm, một khi đã mắc phải bệnh rất khó điều trị, tỷ lệ tử vong là rất cao. Vì thế tốt nhất là bạn nên chủ động phòng tránh để cá không mắc phải căn bệnh này.
Hiện tượng cá bị bệnh chướng bụng đó là: Cá bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, việc bơi lội trở nên khó khăn, có trường hợp bị nặng cá sẽ bơi kiểu chổng đầu hay đuôi lên trời.
Nguyên nhân gây nên bệnh này là do cá ăn quá no, hoặc thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn gây nên tình trạng khó tiêu, viêm ruột. Nếu cho cá ăn tôm, cần phải bóc hết cả đầu và râu trước, nếu không có thể sẽ đâm thủng ruột cá. Nếu cho cá ăn động vật, hãy chắc chắn chúng còn sống và không nên cho ăn các loại động vật đã chết.
Khi thấy đàn cá xuất hiện tình trạng chán ăn, bụng hơi to, hãy thay 1/3 lượng nước, tăng cường bơm hơi, tặng lượng muối và duy trì ở nhiệt độ 30 độ C. Ngoài ra, cũng có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi.
Bệnh mờ mắt
Loại bệnh này cũng khá phổ biến, gặp ở nhiều loại cá, trong đó có cá rồng. Dù là cá rồng lớn hay cá rồng nhỏ, nguy cơ mắc phải căn bệnh này là cũng khá cao. Nguyên nhân gây nên bệnh mờ mắt là do nguồn nước bị ô nhiễm, không được thay thường xuyên, lượng nitrat hay amoniac quá nhiều. Khi mắc phải bệnh mắt của cá sẽ tạo ra một lớp quầng màu trắng phủ lấy trong mắt. Nếu không được điều trị sớm, mắt của cá sẽ bị hỏng, mù hoàn toàn.
Để điều trị, bạn cần phải phát hiện sớm, tăng lượng muối trong bể, giữ nhiệt độ nước dao động từ 29 – 32 độ C. Để hiệu quả điều trị nhanh hơn, bạn có thể dùng etraxilin hay metronidazone với liều lượng 500mg/50lit nước. Duy trì thay nước đều đặn 1 lần/ngày mỗi lần 1/4 lượng nước trong bể.
1. https://thegioiloaica.com/ca-rong-bi-stress-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri
2. https://thegioiloaica.com/ca-dia-an-gi-thuc-an-cho-ca-dia-khoe-manh-len-mau-chuan-dep
3. https://thegioiloaica.com/gia-ca-bong-tuong-giong
4. https://thegioiloaica.com/ca-dia-red-panda
5. https://thegioiloaica.com/cach-nuoi-ca-loc-hoa-diem-dong-ca-kieng-mini-dep-de-nuoi
Bệnh xù vảy
Bệnh xù vảy xuất hiện ở những con cá nhỏ, sức đề kháng kém. Thời điểm bệnh dễ xuất hiện nhất là vào mùa thu và mùa đông.
Khi mắc bệnh, cá sẽ xuất hiện các hiện tượng như vảy bị kênh lên, trường hợp nặng thì toàn bộ vảy trên người đều bị bệnh. Lúc đó cá sẽ vô cùng khó chịu, bỏ ăn và oằn mình.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng bị xù vảy là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy.
Khi xuất hiện bệnh, bạn cần phải tìm cách xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên, duy trì nhiệt độ nước trong bể từ 30 – 31 độ C. Tăng cường lượng muối trong bể, bổ sung thuốc bột vàng của Nhật. Trong giai đoạn cá bị bệnh, mỗi ngày bạn nên thay nước hai lần, thêm vào nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra thật ít.
Bệnh xoăn mang
Nguyên nhân chính gây nên bệnh xoăn mang đó là do nhiễm bẩn, ký sinh trùng… Thay nước thường xuyên cũng khiến cho lượng nitrat, amoniac trong nước tăng cao, lượng CO2 giảm, dẫn tới việc thở của con cá khó khăn.
Triệu chứng của bệnh là cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Về sau, lớp vỏ cứng cũng sẽ kênh ra. Việc này làm cho con cá khó thở, kém ăn và quan trọng là con cá trở nên xấu, mất giá trị.
Để điều trị, bạn nên thay 20% lượng nước bể mỗi ngày. Thường xuyên sủi khí, nếu cần thiết, có thể dùng bình oxy bơm vào bể, cố gắng duy trì pH là 6.5, duy trì 2 lạng muối/1000 lít nước. Trong một số trường hợp cá bị nặng, bạn có thể lấy lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đổ vào bể, sẽ khiến tình trạng lớp cá bị xoăn giảm đi nhiều.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng cá rồng dư môi và một số bệnh thường gặp ở cá rồng. Hy vọng những thông tin này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và giúp bạn chủ động phòng tránh cho cá không mắc phải những bệnh trên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và chọn lọc khác.