Cá Cầu Vồng Xanh (cá Thiên Thanh) – Thông tin và kỹ thuật nuôi

Cá cầu vồng xanh – Rainbow xanh là dòng cá được nhiều người nuôi ưa chuộng nhất trong bể thủy sinh, với những sắc màu cầu vồng tạo nên một không gian bể cá thủy sinh độc đáo, đầy sắc màu huyền bí. Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu thêm những thông tin về cá Thiên Thanh qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu thông tin về cá Cầu Vồng Xanh

Tên khoa học: Melanotaenia praecox (Weber & de Beaufort, 1922)

Tên Tiếng Anh: Dwarf rainbowfish; Neon rainbowfish

Tên Tiếng Việt: Cá Rainbow xanh; Cá Thiên thanh

Chi tiết phân loại:

  • Bộ: Atheriniformes (bộ cá suốt)
  • Họ: Melanotaeniidae (họ cá cầu vồng)
  • Tên đồng danh: Rhombatractus praecox Weber & de Beaufort, 1922
  • Tên tiếng Việt khác: Hồng mỹ nhân.
  • Tên tiếng Anh khác: Dwarf blue rainbowfish; Diamond rainbowfish; Peacock rainbowfish; Praecox rainbowfish

Nguồn gốc: Cá nhập nội (trong nước) vào năm 2000, hiện đã lai tạo và sản xuất giống nhiều ở khu vực Đồng Nai (Việt Nam)

Đặc điểm sinh học của dòng cá Cầu Vồng Xanh

  • Phân bố: Chúng được tìm thấy ở sông Mamberamo phía bắc Iran Jaya, Indonesia
  • Chiều dài thân cá: 5cm
  • Nhiệt độ môi trường nước: 22 – 28 độ C
  • Độ cứng của nước (dH): 5 – 30
  • Độ pH: 6.5 – 8.0
  • Tính ăn: Được xếp vào dòng cá ăn tạp
  • Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
  • Tầng nước ở: Cá cầu vòng sống ở tầng nước giữa và mặt nước.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Cầu Vồng Xanh

1. Cách chọn bể cá:

  • Đây là loại cá thuỷ sinh có tập tính sống theo đàn. Vì thế các bạn phải nuôi nó trong những bể thuỷ sinh có kích thước lớn. Để có đủ không gian cho các bơi lội và phát triển. Nên để những cây thuỷ sinh có tầm thấp giúp cá có những chỗ trú ngụ (tránh trường hợp cá lơn nuốt cá bé).

2. Ánh sáng:

  • Các bạn nên thiết kế vị trí đặt bể cá ở nơi có nhiều ánh sáng. Ưu tiên nhất vẫn là ánh sáng mặt trời để tốt cho sự phát triển của cá.

3. Khả năng sinh sản của cá cầu vồng Xanh

  • Cá thuỷ sinh cầu vồng xanh thường để trứng trong điều kiện môi trường sống tốt, nước sạch, độ PH đúng chuẩn.
  • Một cách để cá con sinh ra mang những màu sắc độc đáo, sặc sỡ. Đó là lai tạo cá Cầu Vồng Xanh (khó đối với các anh em mới chơi). Bởi đặc tính riêng của loài cá này là mỗi trứng chỉ thụ tinh 1 lần thôi. Ngoài ra, thì tốc độ phát triển của cá con lại khá chậm. Vì thế cần để ý đến thời điểm sinh sản, cũng như phải biết cách phân biệt cá cầu vồng xanh trống, mái.

4. Quá trình sinh sản của cá

  • Khi cá cầu vồng xanh đạt kích thước trưởng thành thì chúng sẽ tự động bắt cặp để sinh sản, cá thường sinh sản trong môi trường nước sạch và đảm bảo lượng oxi cho cá phải tốt. Nhiệt độ thích hợp nhất là 75 độ F.
  • Cá con sẽ nở sau 1 tuần sau khi cá mẹ đẻ trứng. Khi cá con đã bơi được hoàn chỉnh thì nên tách ngay cá bố mẹ ra, để an toàn cho những chú cá con.

Loài cá cầu vồng Rainbow này có khá nhiều chủng loại, cũng như màu sắc đa dạng. Những đặc điểm và cách chăm sóc cũng vậy. Nên hy vọng bài viết này, sẽ giúp các bạn hiểu thêm phần nào về anh bạn được mệnh danh là Thạch Mỹ Nhân.