thegioiloaica.com https://thegioiloaica.com cacanh Tue, 17 Sep 2024 15:40:12 +0000 vi hourly 1 https://thegioiloaica.com/wp-content/uploads/2024/09/cropped-logo-32x32.png thegioiloaica.com https://thegioiloaica.com 32 32 Cách phòng và trị bệnh lồi mắt ở cá cảnh https://thegioiloaica.com/archive/946/ Wed, 13 Mar 2024 19:00:02 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=946 Trong quá trình nuôi cá cảnh nước ngọt, nếu bạn phát hiện cá bị lồi mắt, xung quanh có vết lở loét thì các bạn cần xử lý và điều trị ngay càng sớm càng tốt để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra với các chú pet đáng yêu của mình. Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin hướng dẫn cách điều trị bệnh lồi mắt ở cá cảnh đơn giản, hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tác nhân và dấu hiệu nhận biết cá bị lồi mắt

1. Tác nhân gây bệnh lồi mắt ở cá

  • Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do cá bị vi khuẩn Streptococcus tấn công. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện khi nước trong bể nuôi quá bẩn, hệ thống lọc không đủ công suất với bể cá mà bạn đang nuôi.
  • Bệnh lồi mắt ở cá cảnh xuất hiện quanh năm. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng, trong điều kiện dòng nước chảy ít hoặc lượng oxy trong nước kém.
  • Bệnh này có khả năng lan truyền cho cá đàn cá trong hồ, từ những chú cá bệnh lan truyền vi khuẩn gây bệnh sang những chú cá khoẻ mạnh thông qua các chất bài viết như: Nhớt, dịch, phân… vào chính môi trường nước mà chúng đang sinh sống.

2. Dấu hiệu nhận biết:

  • Khá đơn giản để nhận biết được rằng cá nhà bạn bị nhiễm bệnh lồi mắt. Qua quan sát bằng mắt thường, các bạn cũng có thể thấy được các vùng mắt cá bị viêm là lồi ra. Xung quanh mắt có các vết lở loét.
  • Ngoài ra, ở gốc vây cá bị xuất huyết, có các đốm mủ dưới da cá. Dần dần cá sẽ bị mất phương hướng khi bơi, lờ đờ, lung tung. Sau vài ngày cá không ăn được nhiều, thậm chí bệnh nặng hơn cá sẽ bỏ ăn.

Cách điều trị bệnh lồi mắt ở cá cảnh

Ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu cá nhà bạn bị lồi mắt thì các bạn nhanh chóng cách ly cá bệnh ra khỏi bể để tránh bệnh lây nhiễm sang cả hồ cá. Đồng thời, các bạn cũng nên giảm lượng thức ăn cho cá, sau đó hãy tiến hành ngâm cá để chữa bệnh.

Đầu tiên, các bạn chuẩn bị 1 cái thau hoặc hồ lớn khoảng 20ml nước, cho vào đó 10 giọt xanh Methylen và 1 viên tretra, 1% muối, cắm sủi vào để hoà tan hỗn hợp với nước. Tuỳ vào số lượng cá bị mắc bệnh mà các bạn điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hơp.

Sau đó tiến hành cho cá vào ngâm khoảng 10 phút. Và thực hiện tiếp tục vào ngày tiếp theo cho đến khi mắt cá hết bị sưng và trở lại tình trạng bình thường.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho cá như là: Cefalexin (hoặc Amoxicillin, Ampicillin), Norfloxacin (hoặc Ciprofloxacin), Erythromycin, Florphenicol, Doxycycline… Liều lượng sử dụng từ 1.5 – 2.5g/ tạ cá/ ngày và chia làm 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày. Thực hiện cho đến khi mắt cá hết sưng.

NOTE:

  • Khi các bạn sử dụng thuốc kháng sinh cho cá thì phải thật cẩn thận bởi hầu hết các loại thuốc kháng sinh dù ít hay nhiều đều mang độc tố trong đó dễ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá. Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo một số kinh nghiệm điều trị bệnh cho cá ở những người có thâm niên trong lĩnh vực nuôi cá. Đặc biệt trong trường hợp sử dụng nhiều hơn 1 loại kháng sinh.
  • Nên trang bị máy sục khí cho hồ cá để đảm bảo hồ cá đủ lượng oxy cần thiết giúp cá dễ dàng hô hấp, sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh hơn.
]]>
Bệnh thối thân ở cá cảnh – Nguyên nhân & Cách điều trị https://thegioiloaica.com/archive/937/ Wed, 13 Mar 2024 17:07:56 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=937 Đôi lúc người nuôi cá gặp phải trường hợp cá thường hay chết lai rai do thối thân và khiến cho người chơi cá dễ nản chí. Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này do đâu? căn bệnh thối thân ở cá cảnh có thật sự đáng sợ đến như vậy không? Cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh thối thân ở cá cảnh

Về cơ bản, những chú cá mắc phải bệnh thối thân biểu hiện trên cơ thể bị tổn thương vùng da, ban đầu chúng chỉ là một vết thương nhỏ và sau đó chúng dần dần lan ra toàn bộ cơ thể cá, càng ngày càng nặng rồi sẽ chết nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời.

Vậy nguyên nhân do đâu mà cá lại bị tổn thương vùng da? Dưới đây, chúng tôi xin liệt kế một vài nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối thân ở cá cảnh:

  • Do cá đánh nhau, rỉa đuôi và vây của nhau (bản năng hiếu chiến, tranh giành lãnh thổ…)
  • Do độ PH ở mức quá thấp dẫn đến hàm lượng axit cao gây nên tình trạng tụt nhớt tổn thương da cá.
  • Do nồng độ Amoniac trong nước quá cao.

Như vậy, các bạn đã tìm ra được nguyên nhân của bệnh thối thân ở cá rồi thì việc đưa ra biện pháp xử lý lúc này trở nên dễ dàng hơn phải không nào!

         >>> Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân và Cách điều trị bệnh xuất huyết ở cá cảnh

Cách điều trị và xử lý bệnh thối thân ở cá cảnh

1. Xử lý môi trường nước

  • Các bạn cần kiểm tra thường xuyên môi trường nước trong bể nuôi cá duy trì độ PH khoảng 6 – 7.5 (nếu quá thấp thì hãy tăng độ PH lên). Nồ độ Amoniac, Nitrit và Nitrat không nên vượt quá 40ppm. Nếu cá của bạn cắn rỉa vây đuôi của nhau thì nên bắt chúng riêng ra một bể cá khác và nếu đó là cá giống thì các bạn nên duy trì 1 trong 2 mái ở hồ (bộ trio).
  • Đối với hồ nuôi cá mới thì cần phải xử lý bằng chu trình Nitơ.

2. Sử dụng thuốc chữa bệnh thối thân cho cá cảnh

2.1. Bio Knock 3:

Đây là loại thuốc đặc trị bệnh thối thân, mục vây ở cá cảnh.

Liều dùng: 

  • Chữa bệnh: 1 giọt/ 10lit (Đối với trường hợp chữa bệnh các bạn nên bắt riêng cá bệnh ra hồ khác, ngâm và điều trị riêng. Cần thay nước 30 – 50% hàng ngày, bù lại lượng thuốc vừa thay ra và ngâm tiếp cho tới khi cá khỏi bệnh hoàn toàn)
  • Phòng bệnh: 1 giọt/ 20lit nước (Đối với việc phòng bệnh các bạn có thể đánh thẳng trực tiếp vào bể. Dùng liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tác dụng ngay).

2.2. Melafix

Melafix là loại thuốc có tính chất kháng khuẩn cực mạnh giúp điều trị vết thương và thúc đẩy các bệnh về mô da nhanh chóng. Bện cạnh đó, chúng cũng thúc đẩy sự tái sinh của vây và mô bị tổn thương.

Trong trường hợp đang thử nghiệm với cá bị mất tất cả đuôi, các vây của cá cảnh thì melafix hoàn toàn phục hồi về tình trạng ban đầu của cá. Đây là sản phẩm kháng khuẩn an toàn và hiệu quả cho cả cá ngước ngọt lẫn cá nước mặn.

Cách sử dụng:

https://www.high-endrolex.com/45
  • Dùng 5ml Melafix/ 40lit nước
  • Khi thả cá mới vào bể: Cần đánh thuốc liên tục trong 3 ngày đầu.
  • Bảo dưỡng hồ định kỳ: Dùng 1 lần/ tuần (Sau khi thay nước mới)
  • Xử lý, điều trị bệnh thối thân: Các bạn cần điều trị liên tục mỗi ngày, tiến hành thay 25% nước sau 7 ngày và tiếp tục điều trị đợt tiếp theo (nếu cá chữa khỏi bệnh)

         >>> Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp 10 loại thuốc đặc trị bệnh nấm cho cá cảnh

]]>
Mẹo điều trị bệnh đốm trắng ở cá cảnh nhanh chóng và an toàn https://thegioiloaica.com/archive/952/ Mon, 11 Mar 2024 21:01:30 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=952 Bệnh đốm trắng ở cá là một loại bệnh thường gặp phổ biến nhất mà những người nuôi cá đều phải đối mặt. Loại bệnh này gây tử vong cho cá nhiều hơn bất kỳ loại bệnh khác. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở cá cảnh là gì? Cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở cá cảnh

Bệnh đốm trắng ở cá cảnh hay còn gọi là bệnh ich. Đây là một loại bệnh do ký sinh trùng gây tử vong cho cá cảnh nhiều hơn các loại bệnh khác. Bệnh này phần nhiều xuất hiện ở cá nuôi trong bể do sự tiếp xúc gần với những con cá khác và sự căng thẳng khi sống trong bể, không như cá sống ở vùng nước rộng.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh đốm trắng ở cá cảnh

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của bệnh đốm trắng là sự xuất hiện của những đốm trắng nhỏ như những hạt muối, và từ đó có tên gọi bệnh đốm trắng. Các dấu hiệu thường gặp của cá cảnh mắc bệnh đốm trắng là:

  • Những đốm trắng xuất hiện trên mình cá và mang cá: Các đốm này có thể dính lại với nhau rồi tạo thành các mảng trắng. Đôi khi, đốm trắng chỉ xuất hiện trên mang cá.
  • Chuyển động quá mức: Cá thường có biểu hiện cọ xát vào cây hoặc đá trong bể nhiều hơn để cố đánh bay, loại bỏ các ký sinh trùng hoặc do bị ngứa.
  • Vây khép: Cá sẽ không xoè vây tự do nhưng bình thường mà chúng thường khép vây lại
  • Thở nặng nhọc: Ký sinh trùng ich bám trên mang cá khiến cho cá khó hô hấp nhận được oxy trong nước. Do vậy, cá thường bơi lên mặt nước để đớp hoặc thường loanh quanh ở gần hệ thống lọc nước.
  • Cá chán ăn: Đây cũng là dấu hiệu của Stress và một số loại bệnh liên quan khác.
  • Hành vi ẩn nấu: Loại vật thường ẩn nấp khi chúng cảm thấy bị bệnh và bất cứ sự thay đổi nào về hành vi thường đều là dấu hiệu của stress hoặc bệnh tật. Chúng có thể nấp trong các vật trang trí hoặc không năng động, tung tăng như bình thường.

         >>> Tham khảo ngay: Bệnh nấm trắng ở cá Koi Nhật Bản có nguy hiểm không?

Cách điều trị bệnh đốm trắng cho cá cảnh

Đây là loại bệnh cá cảnh rất khó chữa bởi vì bản chất của ký sinh trùng có 3 giai đoạn trong vòng đời của chúng. Trong suốt quá trình trưởng thành của ký sinh trùng, lớp nhớt và lớp nhầy của chúng lần lượt làm lớp bảo vệ cho cơ thể cá. Giai đoạn mà bạn có thể điều trị bệnh đốm trắng ở cá cảnh duy nhất chỉ là giai đoạn nang (chúng bơi tự do trong nước).

Vì vòng đời của chúng kéo dài khoảng 2 tuần, cho nên nếu các bạn bắt đầu điều trị khi lượt nang mới đang hình thành và ngưng trước khi thể trưởng thành của chúng được bung ra để sinh sản (sẽ có cả một loạt ký sinh trùng mới). Chính vì vậy, các bạn nên tiến hành điều trị bệnh cho cá trong suốt 4 tuần liền, hoặc trong suốt 2 vòng đời đầy đủ của chúng.

Tăng nhiệt độ để thúc đẩy vòng đời của chúng và có thể làm giảm thời gian chữ bệnh ở cá cảnh. Hoặc các bạn có thể sử dụng Sulphat đồng (0.15 – 0.20ppm) để chữa và ngăn chừa bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, cũng có một số loại thuốc malachite green, formalin và methylene blue.

Nếu các bạn dùng malachite green và methylene blue thì phải dùng theo hướng dẫn sử dụng, bởi vì các loài cá da trơn rất dễ mẫn cảm với thuốc nhuộm công nghiệp.

Các bạn có thể tìm thấy các loại thuốc này ở hầu hết các cửa hàng, tiệm cá cảnh lớn nhỏ trên thành phố. NOTE: Dùng thuốc như hướng dẫn trên bao bì thuốc và luôn chú ý đến thời gian chữa trị là 2 vòng đời của ký sinh trùng. Bạn nên chú ý là muối không có tác dụng nhiều với ký sinh trùng, nhưng chúng có thể giúp tăng khả năng đề kháng trên da cá trước ký sinh trùng gây bệnh.=

Hơn thế nữa, tỏi cũng là một biện pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh cho cá cực tốt.

         >>> Đừng bỏ lỡ: Bệnh thối thân ở cá cảnh – Nguyên nhân & Cách điều trị

]]>
Cách xử lý khi cá cảnh bị bệnh xù vẩy như thế nào? https://thegioiloaica.com/archive/7814/ Sat, 02 Mar 2024 08:16:17 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=7814 Bệnh xù vảy là gì? Nguyên nhân gây bệnh xù vảy ở cá cảnh là do đâu? Cách xử lý khi cá cảnh bị bệnh xù vẩy như thế nào? Hãy cùng Thegioiloaica.com trả lời cho các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh xù vảy là gì?

Bệnh xù vảy ở những loài cá cảnh tuy không phổ biến lắm. Cá bị bệnh cổ chướng có bụng phình to ra, hình đầu dục thân tròn và vảy dần dần nhô ra, tạo thành hình nón thông. Đầy hơi có thể do tích tụ chất lỏng trong khoang ruột, bệnh thận đa dạng, nhiễm trùng Amip hoặc vi khuẩn Mycobacteriosis.

Do vậy, nhiều người thường gọi bệnh xù vảy ở cá cảnh là bệnh đầy hơi hoặc chướng bụng.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh xù vảy ở cá cảnh

Bệnh xù vảy ở cá cảnh có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra:

Do vi khuẩn Mycobacteriosi gây ra chứng xù vảy (trường hợp này rất hiếm). Đối với những chú cá có hệ miễn dịch mạnh mẽ sẽ không bị ảnh hưởng bởi những vi khuẩn này. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch của cá bị tổn thương, nó có thể dẫn đến bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Hệ thống miễn dịch của cá có thể bị suy yếu do các yếu tố khác nhau:

  • Chất lượng nước kém (bẩn)
  • Amoniac và Nitic trong nước tăng đột biến
  • Nhiệt độ nước dao động
  • Cho ăn không đúng cách
  • Căng thẳng

Thông thường, ở một mức độ căng thẳng nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch ở cá, đến múc cá sẽ không thể chống lại bệnh xù vảy hoặc các bệnh khác. Trong hầu hết các trường hợp xù vảy ở cá cảnh là do môi trường nước bị ô nhiễm

         >>> Xem ngay: Bệnh thối thân ở cá cảnh – Nguyên nhân & Cách điều trị

Cách xử lý khi cá cảnh bị bệnh xù vẩy như thế nào?

Nếu trường hợp cá cảnh bị xù vảy do vi khuẩn, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến cá rất nhanh đến mức không thể chữa khỏi. Những anh em nuôi cá thường khuyên bạn nên cho cá bị nhiễm bệnh ăn thịt hoặc vứt bỏ vào một bể cá tạp khác để ngăn chặn sự lây lan bệnh sang những cá thể khá trong đàn.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên điều trị thích hợp, một số loại cá có thể được chữa trị kịp thời bệnh xù vảy. Dưới đây là một phương pháp điều trị bệnh xù vảy thường được đề xuất nhất:

Đầu tiên, các bạn nên cách ly cá bệnh trong một bể cá riêng biệt. Mỗi một ngày ngâm muối Epson (hay còn gọi là muối vô cơ magie sulphat) một lần. Mỗi lần 2 muỗng canh muối Epson cho 4 lít nước.

]]>
Cách phòng và điều trị bệnh đường ruột ở cá cảnh https://thegioiloaica.com/archive/960/ Thu, 26 Oct 2023 23:02:01 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=960 Cá cảnh là một trong những thú chơi được các đại gia ưa chuộng nhất hiện nay. Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá do một vài nguyên nhân như: Ký sinh trùng, thức ăn, yếu tố môi trường bên ngoài khiến chúng dễ bị mắc bệnh. Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin chia sẻ với các bạn cách phòng và điều trị bệnh đường ruột ở cá cảnh hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh đường ruột ở cá cảnh

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đường ruột ở cá là: Do vi khuẩn, ký sinh trùng từ thức ăn và môi trường nước xâm nhập vào đường ruột của cá cảnh.

Dưới đây là một số triệu chứng gây bệnh đường ruột ở cá cảnh:

  • Khi cá cảnh mắc phải bệnh thường biểu hiện cho thấy bụng của cá cảnh bị phình to,
  • Hậu môn sưng đỏ,
  • Cá không muốn ăn (thậm chí bỏ ăn).
  • Sau khi cá bài tiết phân cá còn dính lại ở hậu môn, dạng như sợi chỉ màu trắng.

         >>> Xem ngay: Cách phòng và trị bệnh lồi mắt ở cá cảnh

Cách phòng và điều trị bệnh đường ruột ở cá cảnh

1. Điều trị bệnh:

  • Bước 1: Trước tiên, các bạn tiến hành ngưng cung cấp cho cá cảnh ăn các loại thức ăn sống cho cá, tăng nhiệt độ lên khoảng thêm 2 độ C. Sau đó, các bạn thay nước mới cho cá.
  • Bước 2: Tiếp đến, sử dụng dung dịch Furazolidone để ngâm cá cảnh, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút và thực hiện cho tới khi cá có chuyển biến tốt về bệnh. Nếu các bị viêm đường ruột nặng có thể sử dụng thêm Gentamycin Sulphate, tiêm trực tiếp cho cá với liều lượng được hướng dẫn trên bao bì hoặc theo tư vấn cụ thể của các người nuôi có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh ở cá cảnh.

2. Phòng ngừa bệnh:

Nếu không được điều trị kịp thời cá nhà bạn sẽ rơi vào giai đoạn khá nguy kịch. Và thậm chí là không thể chữa dứt điểm (cá chết). Chí vì vậy, điều tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dưới đây là các phương pháp phòng bệnh cho cá cảnh:

  • Nên giữ môi trường nước luôn sạch sẽ, nhiệt độ và độ PH phải ổn định. Thường xuyên thay nước và lọc nước cho bể cá cảnh. Lưu ý: Không nên để nguồn nước nuôi cá quá bẩn rồi mới thay.
  • Đặc biệt vào mùa lạnh nên cho cá ăn ít và không nên cho ăn lúc trời về tối. Vì lúc đó trời bắt đầu lạnh, nhiệt độ bị hạ thấp làm cá tiêu hoá không tốt dẫn đến tình trạng cá dễ bị nhiễm bệnh đường ruột. Không nên cho cá ăn thịt bò và các loại thức ăn khó tiêu đối với các loại cá săn mồi như: Cá rồng, cá lan hán…
  • Bảo đảm vệ sinh sạch các thức ăn thừa trong bể cá sau khi cá ăn xong, để khỏi phải gây ô nhiễm môi trường nước. Cân đối lượng thức ăn vừa đủ.

]]>
Nguyên nhân và Cách điều trị bệnh xuất huyết ở cá cảnh https://thegioiloaica.com/archive/930/ Thu, 26 Oct 2023 14:59:43 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=930

Bệnh xuất huyết ở cá cảnh hay còn gọi là bệnh đỏ mình do các vết đỏ khác nhau xuất hiện trên thân cá cảnh. Nếu vi khuẩn, virus xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của cá, chúng sẽ di chuyển khắp nơi gây tổn thương các mô cơ thể, mạch máu và tim của cá cảnh nhà bạn. Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu nguyên nhân và Cách điều trị bệnh xuất huyết ở cá cảnh qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh xuất huyết ở cá cảnh là gì?

Cá bị xuất huyết là toàn thân cá xuất hiện các vết đốm, vết đỏ dưới da. Cá cảnh thường bị xuất huyết vào khoảng từ tháng 3 – tháng 5 và tháng 8 – tháng 10. Vì lúc này môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 25 – 32 độ C đây là thời tiết thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus tấn công xâm nhập.

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết ở cá cảnh 

  • Bệnh xuất huyết ở cá cảnh là hậu quả của việc môi trường nước trong bể nuôi cá bị ô nhiễm do thức ăn thừa không phân huỷ hết hoặc do hệ thống lọc công suất yếu. Đây là thời điểm thuận lợi cho mật độ vi khuẩn có hại gia tăng, hàm lượng Amoniac tăng đột biến gây ra.
  • Do tác động xấu của môi trường nuôi khiến cho cá suy giảm đề kháng và nhiễm cùng một lúc nhiều loại vi khuẩn, virus hay còn gọi là bội nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết cá ảnh bị xuất huyết

  • Cá bị mệt mỏi, bơi lờ đờ, bỏ ăn.
  • Da cá nhợt nhạt, thân bụng và dọc theo đuôi cá xuất hiện những đốm đỏ cam xong chuyển dần thành đỏ sẫm. Phần đuôi nào bị xuất huyết trước sẽ rụng trước. Mạch máu nổi rõ ở phía đuôi hoặc dưới bụng, phình lên rất rõ.
  • Gốc tai bơi của cá có những đốm trắng, hoặc đỏ ngay ở gốc tai bơi.

Cách điều trị bệnh xuất huyết ở cá cảnh

Cá khi bị xuất huyết do vi khuẩn, virus xâm nhập nếu để quá nặng có thể lây lan ra cả đàn, gây chết cá, còn nhẹ thì bị rụng đuôi, rụng vây… ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sức khoẻ của cá. Vì thế, các bạn nên thường xuyên quan sát tình trạng của cá để phát hiện và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả đàn.

  • Bước 1: Khi phát hiện cá bị xuất huyết, các bạn nên cách ly những chú cá này ra 1 hồ khác.
  • Bước 2: Pha tỉ lệ nước hồ có cá bị bệnh theo công thức: 5 lít nước + 1 viên Tetracylin + 10 gram muối hạt + 10 giọt XanhMethylen (mua lọ Xanh-Methylen). Ưu tiên sục khí oxy nhẹ giúp các hô hấp dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Mỗi ngày đều cho cá ăn 1 bữa có thể sử dụng trùn huyết, hoặc cám chuyên dụng cho cá cảnh… Nếu cá bị xù vảy phần bụng thì ngưng cho ăn.
  • Bước 4: Cần thay nước mỗi ngày để đảm bảo nguồn nước sạch vi khuẩn, virus. Tuỳ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị lâu hay nhanh, nhưng ít nhất là 3 ngày đến vài tuần.
  • Bước 5: Khi thấy cá trở về tình trạng bình thường thì hãy thả cá lại vào nước sạch dần dần sẽ chuyển vào lại sang hồ cá.

Lưu ý: Khi thả cá bệnh vào hồ mới có pha thuốc trị bệnh, nếu cá quẩy mạnh thì các bạn nên vớt cá ra hoặc để hôm sau rồi mới tiến hành thả cá vào để chữa bệnh. Điều này có nghĩa là các bạn đã pha thuốc quá liều hoặc sức khoẻ của cá quá yếu. Nếu tiếp tục để cá trong hồ với tình trạng như vậy thì cá sẽ có nguy cơ chết là khá cao.

Phòng bệnh cho cá cảnh trước căn bệnh xuất huyết

  • Mỗi khi sử dụng hồ mới hoặc thì các bạn nên vệ sinh kỹ càng, tẩy trùng sạch hồ, khử khuẩn thật kỹ giúp các loại vi khuẩn virus trong hồ giảm đáng kể.
  • Khi bắt cá mới về dù cá có biểu hiện bệnh hay không, thì các bạn cũng nên nuôi riêng cá vài ngày, để tập làm quen với nguồn nước cũng như quan sát xem cá có bị bệnh không nhé!
  • Cần bổ sung vitamin C và khoáng chất dịnh dưỡng hợp lý để cá nhanh lớn, khoẻ mạnh và có sức đề kháng cao.
  • Vệ sinh bể cá, thay nước thường xuyên để bể cá luôn sạch giảm lượng vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời, kiểm tra chất lượng nước như pH, ammonia, nitrite và nitrate để đảm bảo môi trường sống tốt cho cá.
  • Hạn chế việc cho cá ăn quá nhiều hoặc quá ít. Các loại thức ăn cũng cần được đa dạng hóa để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá.
  • Để phòng ngừa căn bệnh xuất huyết, nên sử dụng thuốc tẩy nấm và thuốc kháng sinh cho cá một cách thường xuyên.

Ngoài ra, việc chọn lọc giống cá chất lượng cũng rất quan trọng. Nên chọn những con cá có bề ngoài khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh để đảm bảo sức khoẻ của bể cá.

]]>
Bệnh nấm mang ở cá Koi – Nguyên nhân và Cách điều trị bệnh vào mùa mưa https://thegioiloaica.com/archive/922/ Thu, 26 Oct 2023 12:59:42 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=922 Bệnh nấm mang ở cá Koi là một trong những loại bệnh khiến cá chết hàng loạt. Cứ mỗi năm khi đến mùa dịch bệnh, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng khi nuôi cá KOI giúp cho những chú Koi Nhật luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt. Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm mang ở cá Koi qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm mang ở cá Koi

Nguyên nhân chính là do nguồn nước của bể cá Koi nhà bạn bị nhiễm khuẩn vì hệ thống lọc không đúng chuẩn hoặc lọc không đủ công suất cho bể cá nên độc tố trong nước tăng dần bởi chất thải của cá và bụi bẩn gây ra. Đây là điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh và gây bệnh cho cá Koi.

Vào những thời tiết giao mùa thường thay đổi làm môi trường nước thay đổi và làm cá Koi mất khả năng đề kháng và dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Và một trường hợp nữa là vào mùa mưa, do mưa cuốn theo bụi ẩn, ô nhiễm tích tụ vào hồ cá Koi nên làm mật độ PH nước thay đổi, làm lượng độc tố và vi khuẩn hồ tăng đột ngột là cá Koi nhiễm bệnh.

         >>> [Điều cần nhớ] Chăm sóc cá Koi vào mùa đông

Cách điều trị và phòng bệnh nấm mang vào mùa mưa hiệu quả

Mùa nóng nấm mang sẽ phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn rất nhiều so với mùa lạnh, điều này rất nguy hiểm nên anh em cần lưu ý để phòng bệnh thường xuyên vào những lúc chuyển mùa hay trời mưa nhé!

1. Tình trạng xác định cá Koi bị nhiễm bệnh:

  • Các tơ mang sưng to
  • Tiết dịch dính bết các lớp mang
  • Khiến cá Koi khó thở, hô hấp khó khăn
  • Koi thường bơ lờ đờ, thường tập trung ở nơi đầu nguồn để lấy oxy
  • Bỏ ăn

         >>> Xem ngay: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm

2. Phòng nấm mang ở cá Koi:

  • Với các ao hồ, bể xây xi măng trước khi thả cá Koi vào thì các bạn nên dùng vôi tiệt trùng bể cá (7 – 10kg/ 100m2). Sau đó, tiến hành phơi đáy hồ khoảng 1 tuần trước khi cho nước mới vào.
  • Tiến hành bổ sung các loại thuốc, khoáng chất và Vitamin cho cá Koi để tăng cường sức đề kháng cho cá Koi.
  • Với đàn cá Koi bị bệnh thì cứ 2 tuần nên dùng một đợt kháng sinh như: KANA-Ampicol, Coli-Neoflum, Kaneoquine-ADE, Coli-Fac, Bioflum, F-2,Bio-flox, Enro-Colistin, Enro-Ampitrim trộn vào thức ăn cá Koi. Cho ăn liên tục 3 ngày liền.

3. Cách điều trị bênh nấm mang cá Koi

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh nấm mang cho cá Koi, chủ yếu vẫn là sử dụng các biện pháp phòng bệnh:

  • Hệ thống lọc hoạt động hiệu quả, lọc sạch các cặn bẩn trong hồ cá Koi
  • Cho cá ăn vừa phải để tránh làm bẩn nước.
  • Bổ sung thêm vôi bột để nâng cao PH của nước trong bể cá Koi lên 8.5 – 9.0. Nên bổ sung khoảng 2kg/ 100m2. Lưu ý: Không nên để PH trong bể vượt quá 9.0
  • Hoà tan Đồng Sulfal vào nước rồi tạt đều khắp hồ với 0,5 – 0,7g/m3. Điều trị liên tục trong vòng 1 tuần, cá Koi sẽ khoẻ bệnh.

Để tránh được việc cá Koi bị nhiễm bệnh trở lại. Các bạn trước tiên phải xử lý hồ chặt chẽ, xây dựng hệ thống lọc chuẩn, thường xuyên vệ sinh và xử lý bể cá chặt chẽ. Nên thả cá Koi ở mật độ hợp lý.

         >>> Bạn đã biết: Bệnh nấm trắng ở cá Koi Nhật Bản có nguy hiểm không?

]]>
Bệnh xù vảy ở cá Koi – Dấu hiệu, nguyên nhân và Cách điều trị Dropsy https://thegioiloaica.com/archive/912/ Thu, 26 Oct 2023 11:00:50 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=912 Dropsy là một thuật ngữ chỉ các loại bệnh cá bị xù vảy trên cơ thể cá cảnh. Bệnh xù vẩy không quá nguy hiểm đến tính mạng của cá Koi. Nhưng cần phải xử và điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện các triệu chứng. Vậy điều trị bệnh xù vảy ở cá Koi như thế nào? Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết của bệnh xù vảy ở cá Koi

Khi cá Koi bị xù vảy thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:

  • Phần thân cá sưng lên so với bình thường, mắt bị lồi ra. Do phần thân cá Koi bị sưng nên toàn bộ vảy cá bị nâng lên, quan sát bằng mắt thường trông giống như 1 cái nón thông.
  • Cá Koi mắc phải bệnh xù vảy thường ăn ít hay thậm chí là bỏ ăn, chúng ít bơi hoặc bơi với hình dáng kém linh hoạt, nhanh nhẹn, thường bơi trên bề mặt nước, các vị trí có nhiều oxy.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh xù vảy ở cá Koi

Nguyên nhân chính khiến cá koi Nhật bị xù vảy có thể là bởi:

  • Đột ngột sưng: Tình trạng này xảy ra do sức đề kháng của cá bị kém, nên cá bị vi khuẩn xâm nhập vào và gây xuất huyết bên trong.
  • Chậm sưng: Ký sinh trùng hoặc trong mình cá có khối u dẫn đến thân cá bị sưng lên. Thông thường thì chúng xâm nhập vào bên trong nội tạng của cá, tác động và khiến chức năng thận của cá Koi suy giảm, cá không đào thải được cặn bẩn, chất độc từ bên trong cơ thể ra ngoài. Do tích tụ lâu ngày khiến cho thân cá bệnh bị sưng lên dẫn đến xù vảy.
  • Môi trường nước bị ô nhiễm: Cá Koi ưa thích nguồn nước sạch, do vậy ở vùng nước bẩn, không đảm bảo về nhiệt độ, độ PH, NH3 thì cá rất dễ bị bệnh. Nếu các bạn không có biện pháp xử lý nguồn nước đảm bảo sẽ tạo điều kiện nấm, vi sinh vi khuẩn sinh sôi xâm nhập vào bên trong khiến cá mắc bệnh. Không được điều trị sớm cá có thể “hồn lìa khỏi xác”.

         >>> Tham khảo ngay: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm

Cách điều trị và phòng bệnh xù vảy cho cá Koi

1. Cách điều trị:

Bước 1: Cách ly cá Koi bệnh riêng khỏi đàn cá

  • Ngay khi các bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường trên thân cá Koi. Các bạn cần cách ly những con bị bệnh ra khỏi bể cá Koi để tránh tình trạng lây lan bệnh ra cả đàn cá. Nên nuôi các chú cá Koi bệnh trong các tank nhựa vừa gọn, vừa tiện dụng.

Bước 2: Tắm muốn cho cá Koi

  • Tiếp đến, các bạn tiến hành tắm muối cho cá với nồng độ 5 – 6kg/ 1m3 nước tắm trong vòng 5 phút. Mỗi ngày chỉ thực hiện 1 – 2 lần, liên tục 3 – 4 ngày cho đến khi tình trạng bên ngoài thân cá được cải thiện.
  • Lưu ý: Các bạn cũng có thể thêm vào một số loại thuốc kháng khuẩn acriflavine an toàn với muối. Bất cứ loại thuốc nào các bạn sử dụng cũng cần tham khảo và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Hãy hoàn tất điều trị trước khi đánh giá lại tình hình.

2. Cách phòng tránh

  • Nếu là thành viên mới thì các bạn cần phải lựa chọn những dòng cá Koi khoẻ mạnh, dễ nuôi và không có mầm móng bệnh tật. Những con cá Koi có phần da bị trầy xước, có chấm đỏ trên nền da, bơi lờ đờ, ăn ít thì không nên lựa chọn vì những chú cá Koi này có sức đề kháng rất yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Khi nuôi cá Koi Nhật các bạn cần đặt biệt chú trọng đến chất lượng nguồn nước. Cá sẽ rất dễ bị bệnh xù vảy nếu như bể cá bị bẩn. Các bạn cần trang bị đầy đủ hệ thống lọc công suất phù hợp với quy mô bể và mật độ cá trong hồ.

Chú ý: Khi cho cá Koi ăn cần cho ăn với lượng vừa đủ, tránh để thức ăn dư thừa sẽ dễ khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm.

         >>> Đừng bỏ lỡ: Phương pháp kiểm soát dịch bệnh KHV ở cá Koi

]]>
Phương pháp kiểm soát dịch bệnh KHV ở cá Koi https://thegioiloaica.com/archive/903/ Thu, 26 Oct 2023 09:01:11 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=903 Bệnh KHV ở cá Koi (Koi Herpesvirus Disease) được xác định ở hầu hết các nước có nuôi cá KOI Nhật Bản hoặc cá chép thương phẩm, trong đó có Việt Nam. Bệnh này thường gây ra tỷ lệ lan truyền và chết cao, có thể đạt 70 – 80%, thậm chí 90 – 100%. Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu ngay phương pháp kiểm soát dịch bệnh KHV ở cá koi qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh KHV ở cá Koi

Bệnh do virus có nhân AND, thuộc họ Herpesviridae và có đường kính từ 100 – 110nm (theo OIE). Bệnh dịch này thường lây lan thông qua nguồn nước, nhớt của cá bệnh… Giai đoạn dễ bị bệnh là cá giống khi đến độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, cá dưới 1 tuổi cũng rất dễ mẫn cảm với bệnh dịch này hơn.

Virus thường gây bệnh trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 28 độ C (Ngưỡng tốt nhất là từ 21 – 27 độ C).

Dấu hiệu điển hình của bệnh KHV ở cá Koi

Khi cá Koi Nhật bị nhiễm dịch bệnh thường có những biểu hiện như sau:

  • Tách đàn, bơi lờ đờ ở vùng nước chảy hoặc nơi có nhiều Oxy hoặc xung quanh mặt bể, có dấu hiệu suy hô hấp cấp, có thể xảy ra tình trạng mất thăng bằng khi bơi.
  • Thân cá bị mất sắc tố hoặc xuất huyết trên thân, vẩy có hiện tượng rộp và bong ra, da cá bị mất biểu thì dần dần tróc hết toàn thân.

  • Mang, cơ thể cá bị mất nhớt hoặc quá nhiều nhớt. Mang cũng mất sắc tố và xảy ra hiện tượng xuất huyết rồi hoại tử.

  • Ngoài ra, xảy ra hiện tượng mắt lõm có thể dễ quan sát bằng mắt thường.

Lưu ý: Chúng ta thường tập trung vào những dấu hiệu do tác nhân thứ cấp mà quên đi dấu hiệu của bệnh KHV. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh là do vi khuẩn dạng sợi gần tương tự với những dấu hiệu của KHV. Nhiệt độ vấn đề rất quan trọng để xác định cá bị nhiễm bệnh.

         >>> Tham khảo ngay: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm

Phương pháp kiểm soát dịch bệnh bệnh KHV ở cá Koi

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh KHV. Vì vậy, mọi giải pháp để kiểm soát bệnh dịch này là tập trung vào công tác phòng bệnh, bao gồm:

  • Thực hiện triệt để công tác an toàn sinh học trong nuôi trồng (kiểm tra mầm bênh KHV trước khi thả cá giống)
  • Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng Vitamin và các loại chất tương cường hệ miễn dịch của cá.
  • Cần giảm thiểu tối đa các hiện tượng sốc do môi trường, do đánh bắt và vận chuyển cá… hoặc sốc do mật độ cá trong bể nuôi cao.

Chú ý: Khi nuôi cá chép bị bệnh cần loại bỏ ngay những cá thể bị chết và yếu, tuyệt đối không vứt bỏ cá bệnh ra ngoài môi trường tự nhiên. Đối với cá Koi, có thể sử dụng biện pháp nâng hoặc hạ nhiệt độ môi trường nước để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, với phương pháp này thì chỉ có thể khiến cho virus không hoạt động, chứng không hoàn toàn loại bỏ chúng ra khỏi vật chủ.

Xử lý môi trường nước bằng phương pháp phun hoá chất xuống bể cá hoặc ngâm hoá chất (theo khuyến cáo của từng loại hoá chất). Giảm ăn hoặc cắt ăn, cho cá ăn Vitamin C (chất tăng cường hệ miễn dịch) liên tục trong 7 – 10 ngày. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng kháng sinh nếu xảy ra hiện tượng cá bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn.

]]>
Bệnh ngủ ở cá Koi – Dấu hiệu, Nguyên nhân và Điều trị dứt điểm https://thegioiloaica.com/archive/888/ Thu, 26 Oct 2023 07:01:38 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=888 Đàn cá Koi nhà bạn đang khoẻ mạnh bổng nhiên một ngày chúng bơi lờ đờ, uể oải thì lúc này cá có thể bị mặc bệnh ngủ hoặc một số bệnh liên quan nguyên trọng khác. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh ngủ ở cá Koi? Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin chia sẻ với các bạn những dấu hiệu điển hình nhất, cách phòng và điều trị dứt điểm bệnh ngủ ở cá Koi. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá Koi bị bệnh ngủ

Thông thường, cá Koi Nhật Bản rất thích bơi lội tung tăng trong bể cá, Khoe mẻ dáng vẻ, thân hình và màu sắc của chúng. Tuy nhiên, khi cá đang mắc bệnh thì cá Koi sẽ nằm im dưới đáy và không chịu bơi lội hay ăn uống nữa. Tên gọi của bệnh này được những chuyên gia cá Koi Nhật gọi đó là Bệnh ngủ ở cá Koi.

Nguyên nhân chính có thể là do:

  • Hệ miễn dịch của những chú cá Koi trưởng thành bị suy yếu và bị xâm nhập gây hại của các loại vi khuẩn Flavobacteria hay virus CEV. Đây là loại vi khuẩn ngoại ký sinh dạng sợi, gây nên những tổn thương chủ yếu trên da và mang của cá Koi.
  • Thay đổi môi trường của cá Koi, từ bể nuôi hoặc ao hồ này sang ao hồ khác khiến cá chưa thích nghi được với môi trường nước mới.

         >>> Xem ngay: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm

Dấu hiệu nhận biết bệnh ngủ ở cá Koi

  • Đơn giản nhất khi cá bị nhiễm bệnh thường bơi lờ đờ, uể oải, nằm nghiêng hoặc ngửa với vây bị kẹp, nằm im như đang ngủ. Biểu hiện thường vùi đầu vào góc đấy hồ, tụ thành bầy ở đấy nếu bệnh bị lây lan sang những cá thể khác trong bầy.
  • Có thể đầu cá Koi bị nằng rồi chìm xuống, còn đuôi thì nổi lên
  • Mắt cá Koi bị trũng xuống, da bị thay đổi sắc tố màu, mang bắt đầu xưng lên
  • Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến các mô ở mang của cá Koi, khiến cho cá Koi bị cản trở khả năng trao đổi oxy của cá Koi gây khó thở và có thể dẫn đến tình trạng cá bị chết.
  • Khi cá Koi mắc phải bệnh ngủ sẽ xuất hiện các chất nhày màu trắng trong mang và lan ra toàn bộ cơ thể. Nếu không được xử lý kịp thời thì tỉ lệ cá bị chết là rất cao, có thể lên đến 80%.

         >>> Đừng bỏ lỡ: Triệu chứng và Cách điều trị bệnh viêm loét ở cá Koi Nhật Bản

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh ngủ ở cá

1. Dùng thuốc kháng sinh để chữa trị cá Koi

  • Vì bệnh do vi khuẩn gây ra mà lại không có thuốc diệt nên chúng ta phải tăng sức đề kháng cho cá bằng cách bổ sung thêm kháng sinh, dưỡng chất cho cá qua việc trộn khoáng hay Vitamin C vào cám, thức ăn cho cá Koi… Hoặc cũng có thể lựa chọn các dòng sản phẩm cám chuyên dụng cho cá Koi đầy đủ dinh dưỡng như: Hikari Nhật Bản để tăng sức đề kháng cho cá.
  • Ngoài ra, các bạn tiến hành diệt khuẩn định kỳ cho hồ cá Koi bằng muối hoặc các loại thuốc như: NOVADINE hay BKC để diệt khuẩn giúp bể cá Koi nhà bạn luôn sạch sẽ.

2. Giữ môi trường nước luôn ổn định

  • Phải duy trì tốt nguồn nước luôn ổn định và sạch sẽ: PH từ 7.0 – 7.5, nhiệt độ từ 27 độ C, Oxy hoà tan trong nước tối thiểu là 2.5mg/lit. Ngoài ra, các bạn cần bổ sung thêm hệ thống sục khí để cung cấp oxy hoà tan cho cá, bởi vì hồ cá nuôi một thời gian sẽ bị trong rêu và tảo làm giảm lượng oxy có trong nước.
  • Cần cung cấp thêm muối để diệt khuẩn, lượng muối từ 0.5 – 1 (phần ngàn).

3. Đánh muối định kỳ

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn để giúp cá không bị nhiễm thêm vi khuẩn có hại trong thời gian mắc bệnh: Có thể dùng xanh Methylen hoặc NOVADINE (Iodin).
  • Bổ sung thêm lượng oxy hoà tan cho cá bởi lúc này cá rất khó thở do mang cá bị sưng, tổn thương nên lượng oxy vào rất ít.
  • Tuyệt đối không cho cá Koi ăn trong thời gian điều trị bệnh. Không thay nước trong vòng 4 – 5 ngày.
  • Duy trì như vậy cho đến khi cá khoẻ mạnh lạu rồi thì cung cấp cho cá ăn kèm thêm Vitamin C để tăng lạu sức khoẻ cho cá.

Để có được một bể cá Koi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt thì trước tiên các bạn nên tạo cho cá Koi một môi trường sống ổn định, sạch sẽ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có cho mình kiến thức phòng tránh và điều trị bệnh ngủ cho đàn cá Koi của mình rồi.

Chúc các bạn thành công nhé!

]]>
Bệnh nấm trắng ở cá Koi Nhật Bản có nguy hiểm không? https://thegioiloaica.com/archive/887/ Thu, 26 Oct 2023 05:02:40 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=887 Bệnh nấm trắng là loài bệnh thường gặp ở những loài cá cảnh, và nhất là cá Koi Nhật Bản, có tiếng Anh là “White Spot Disease“. Đây là sinh vật đơn đào được phát triển bên trong bể cá và ký sinh vào mang, thân cá Koi khi trưởng thành. Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin chia sẻ với các bạn một số thông tin và cách chữa trị bệnh nấm trắng ở cá Koi đơn giản, chỉ trong vài phút. Hãy cùng theo dõi nhé!

Dấu hiệu nhận biết cá Koi Nhật bị bệnh nấm trắng

  • Đầu tiên xuất hiện các đốm trắng trên cơ thể cá Koi Nhật và dần dần lan rộng ra toàn thân cá. Lúc này, các tế bào nấm trắng bắt đầu ăn các tế bảo và chất dịch nhầy trên cơ thể cá Koi. Phát triển tới một mức nhất định tế bào nấm trắng sẽ tách ra khỏi cơ thể vật chủ rơi xuống đấy bể, và chúng tiến hành tụ tập lại, bắt đầu sinh sản.
  • Cá Koi biếng ăn và bơi lờ đờ va chạm vào các cá thể khác trong hồ.

Lưu ý: Bệnh nấm trắng KHÔNG nguy hiểm những dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm trắng ở cá Koi Nhật

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm cá Koi. Nhưng nguyên nhân chính bắt nguồn mọi loại bệnh đó là từ môi trường sống không ổn định + sức đề kháng của cá Koi quá kém.

Các loại vi khuẩn nấm (multifiliis Ichthyopthirius) thường phát triển rất nhanh tại thời điểm môi trường xuống thấp kết hợp với độ ẩm cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sôi và phát triển. Vi khuẩn nấm sẽ phát triển nhanh khi cá Koi xuất hiện các vết lở loét, xước trên da.

         >>> Xem ngay: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm

Cách điều trị bệnh nấm trắng ở cá Koi an toàn và hiệu quả

Thời gian kể từ lúc vi khuẩn nấm trắng ký sinh phát triển đến khi tách khỏi cơ thể cá là mất khoảng 1 tuần nếu nhiệt độ nước là 20 độ C, 2 tuần là 14 độ C và khoảng 3 tuần 7 độ C. Nếu phát hiện bệnh kịp thời nên loại trừ bằng thuốc sát trùng và tăng môi trường nước lên nhiệt độ cao.

1. Tắm dược liệu bằng thuốc sát trùng: 

  • Liều lượng 1 – 2g xanh Methylen/ 1 tấn nước hoặc 0.1 – 0.2g xanh methylen/ 100lit nước, tắm trong vòng vài ngày.

2. Kết hợp sử dụng thuốc sát trùng và Formalin:

  • Sử dụng với liệu lượng 2g xanh methylen và 30ml Formalin trên 1 tấn nước, nhâm trong vài ngày. Đối với thuốc sát trùng thì sau khi sử dụng chúng sẽ được hấp thụ bởi các vật liệu lọc.
  • Nếu sử dụng Formalin cần để phân huỷ tự nhiên và tránh thay nước trong vài ngày.

3. Tầng nhiệt độ nước lên trên 28 độ C:

  • Đây là phương pháp điều trị tự nhiên giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nấm trắng lại. Để việc điều trị được hiệu quả, thì sau khi phun thuốc nên thay 1/2 – 1/3 lượng nước và chú ý phun thêm thuốc trước khi hết tác dụng. Cần lặp đi lặp lại nhiều lần có thể giúp tiêu diệt triệt để gần như hoàn toàn vi khuẩn nấm.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nấm ở cá cảnh nên dùng theo đúng hướng dẫn sử dụng và liều lượng được khuyến cáo trên nhãn hộp.

Hy vọng với những hướng dẫn của các chuyên gia chơi cá Koi nhiều năm về cách phòng tránh và điều trị bệnh nấm trắng ở cá Koi nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh này. Và có cách phòng tránh các loại bệnh cho đàn cá Koi của mình tốt nhất.

         >>> Đừng bỏ lỡ: Cách phòng và trị bệnh nấm cho cá đơn giản, chỉ trong vài phút

]]>
Vi khuẩn quang hợp PSB là gì? Công dụng và cách dùng PSB https://thegioiloaica.com/archive/257/ https://thegioiloaica.com/archive/257/#respond Sat, 21 Oct 2023 09:03:55 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=257 Vi khuẩn quang hợp Psb là gì, vi sinh PSB có tác dụng gì và cách sử dụng vi khuẩn quang hợp như thế nào? Hãy cùng Thegioiloaica.com tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây? Nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất để có thể hiểu vi khuẩn psb nhé!

Vi khuẩn quang hợp PSB là gì?

Vi Khuẩn quang hợp PSB là một dạng vi khuẩn có lợi, chúng có ích trong việc nuôi cá và tép, bởi trong vi khuẩn quang hợp có chứa những con vi sinh có lợi, đặc điểm của những con vi khuẩn này là chúng thân thiện với môi trường nuôi cá và tép, giúp bạn giải quyết vấn đề môi trường nước bị ô nhiễm do thức ăn thừa, phân cá đào thải ra…

Cơ chế hoạt động của PSB

Vi khuẩn quang hợp là cách gọi của nhà sản xuất bởi loại vi khuẩn này cần phải có ánh sáng mới có thể phát triển được, nói đúng hơn Vi khuẩn quang hợp PSB chính là con vi sinh tốt hoạt động trong môi trường nước, cách thức hoạt động của nó là ăn những chất dư thừa, chất dơ bẩn có trong hồ cá, giúp môi trường nước trở nên trong sạch cá và tép ít bị bệnh hơn.

Để duy trì tốt lượng vi khuẩn quang hợp này (vi sinh) thì chúng ta cần tới những vật liệu lọc để làm nơi cư trú sinh sống cho vi sinh như vật liệu lọc matrix, nham thạch, sứ lọc, bông lọc…

         >>> Click ngay: Tổng hợp các loại vật liệu lọc hồ cá cảnh tốt nhất hiện nay

Công dụng của vi khuẩn quang hợp PSB

  • Thiết lập nhanh hệ vi sinh có lợi cho nguồn nước (biofilm).
  • Cải thiện chất lượng nước nuôi cá. Vi khuẩn quang hợp PSB giúp bạn tái tạo nguồn nước nhanh chóng, đào thải các chất dơ tồn đọng trong hồ nguyên nhân chính gây nên mầm bệnh cho cá và tép.
  • Chứa các vi khuẩn hoạt động đặc biệt có thể phân giải tốt chất chất độc hại như các vật liệu hữu cơ, hydrogen sulfide, axit nitrous, amoniac và bùn đáy ao.từ phân và thức ăn thừa, các chất độc tích tụ dưới đáy nền, giảm mùi hôi của bể cá, giúp môi trường nước trong sạch cá ít bệnh tật. Tăng khả năng kháng bệnh cho tôm cá.
  • Cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho các loại tép, ốc.
  • Cải thiện sự thèm ăn và tiêu hóa của cá và tôm.
  • Chứa lượng lớn carotene và vitamin A và D. P.S.B. có thể tăng cường màu sắc cơ thể của cá và tôm.
  • Thúc đẩy sự phát triển của sinh vật phù du thực vật.
  • Vi khuẩn quang hợp PSB rất giàu dinh dưỡng, vitamin và carotene, có thể xịt trực tiếp vào thức ăn và cho cá ăn, giúp cải thiện hệ tiêu hoá, tăng màu sắc và sức đề kháng của cá.
  • Ao hồ ngoài trời, nếu trời mưa, ao có thể bị ô nhiễm dễ dàng do mưa axit. PSB có thể làm sạch chất lượng nước và tăng khả năng giải thể oxy.

Cách sử dụng vi khuẩn quang hợp Psb

Đầu tiên khi khởi tạo trong môi trường nguồn nước mới sẽ là 5ml/ 100l nước. Sau đó, duy trì hàng tuần theo định mức 2.5ml trong 100l nước. Với tần suất định kỳ như vậy sẽ giúp cho nước trong hồ cá được trong hơn.

Người nuôi có thể dùng loại vi khuẩn Psb này cho cả hồ nước ngọt hay nước mặn đều rất phù hợp.

Chú ý khi dùng loại vi khuẩn quang hợp này thì nên sử dụng thêm hệ thống lọc. Đặc biệt, cần phải cung cấp nguồn ánh sáng tốt để loại vi khuẩn này có cơ hội phát triển tốt nhất.

Khi dùng nên lắc đều trước khi xịt.

         >>> Xem ngay: 5 Lưu ý cần thiết để nước hồ cá cảnh trong vắt, nhìn đẹp mắt

Giải đáp thắc mắc về vi khuẩn quang hợp PSB

1. Tại sao vi khuẩn quang hợp PSB lại có mùi hôi?

Do là vi sinh sống được nuôi trong dung môi giàu dinh dưỡng để phát triển nên có mùi khá đặc trưng, mùi này cũng thể hiện cho chất lượng vi sinh, xịt vi sinh vào một ca hoặc chai nước, để bay mùi hết rồi hãy cho vào hồ.

2. Vi sinh quang hợp PSB dùng cho tép được không?

Vi sinh quang hợp PSB có thể sử dụng cho hồ nuôi tép được và nếu đối với cá thì phải trộn vào thức ăn, vì nó ở thể lỏng. Đối với tép thì hệ biofilm sẽ phát triển trên nền, lũa, thành hồ, và tép sẽ ăn biofilm này, không thức ăn bổ sung nào tốt bằng. PSB sẽ giúp cá tép tiêu hóa tốt, đi phân rất sạch, ít dơ nước hơn.

3. Sử dụng vi sinh quang hợp PSB quá liều thì sao?

Xài gấp 2-3 lần liều lượng vẫn an toàn, cơ bản nó không gây hại cho cá tép, chỉ hao thôi, đừng cho nguyên chai vô hồ bé xíu là được. Chúng ta có thể bảo quản Vi khuẩn quang hợp PSB này ở môi trường thoáng mát và tránh xa tầm tay của trẻ em.

4. Vi khuẩn quang hợp dùng trong bao lâu thì phát triển?

Vi sinh cần thời gian ít nhất 24 tiếng để có thể phát triển, PSB là loại vi sinh sống nên phát triển nhanh và ổn định sau 48 tiếng.

]]>
https://thegioiloaica.com/archive/257/feed/ 0
Phòng và trị bệnh nấm cho cá cảnh đơn giản, chỉ trong vài phút https://thegioiloaica.com/archive/21/ https://thegioiloaica.com/archive/21/#respond Thu, 19 Oct 2023 19:00:17 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=21 Bệnh nấm là một bệnh khá phổ biến mà cá cảnh hay mắc phải gây ra khá nhiều phiền toái cho người chơi cá. Trong đó có nhiều bệnh nấm gây tử vong của cá, thiệt hại cho người chơi cá cảnh. Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin chia sẻ với các bạn một số thông tin và cách chữa trị bệnh nấm ở cá cảnh đơn giản, chỉ trong vài phút. Hãy cùng theo dõi nhé!

Bệnh nấm ở cá là gì?

Bệnh nấm cá là một loại bệnh rất phổ biến ở các dòng cá trong khu vực nhiệt đới. Đây là một dạng vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước của cá, những tế bào này sẽ xâm nhập vào cơ thể của cá và gây bệnh cho cá cảnh mỗi khi đàn cá của bạn bị stress, bị bệnh hay thay đổi các yếu tố môi trường xung quanh.

Dạng bệnh này tiềm tàng như virus cảm cúm ở cơ thể con người vậy, chỉ cần cơ thể yếu là chúng bắt đầu phát bệnh chỉ sau 1 ngày.

Nguyên nhân nhiễm nấm có thể do các nguyên nhân sau

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm cá rất đa dạng và khó lường, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính sau đây:

  • Cá mang bệnh sẵn từ ngoài tiệm thủy sinh, cá cảnh.
  • Bể bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh cá cảnh
  • Cá bị thương, yếu hoặc đang mắc các dạng bệnh khác.
  • Sức khỏe của cá yếu do chế độ ăn không tốt.
  • Cá bị stress
  • Thay đổi các yếu tố môi trường trong hồ thủy sinh đặc biệt là thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Một số loại bệnh nấm phổ biến ở cá

1. Bệnh nấm bông – bệnh Bông 

  • Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương.
  • Những loài nấm gây bệnh này thường là loài SaprolegniaAchyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.

2. Bệnh thối mang – Gill rot

  • Bệnh này ít gặp, nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị. Khi bị nhiễm loại nấm này, cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí.
  • Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.

Hướng dẫn trị nấm trắng cho cá chỉ trong vài phút

Nếu bạn nhìn thấy cơ thể những chú cá của mình lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng, đây chính là biểu hiện của việc cá của bạn đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.

Hiện nay, có khá nhiều dòng thuốc có thể hỗ trợ chúng ta trị các dòng bệnh nấm trắng ở cá cảnh như: Bio kock 2, tetra nhật… hay đơn giản như muối hột cũng là một phương thuốc hiệu quả để trị bệnh nấm ở cá.

         >>> Tham khảo ngay: 10 loại thuốc trị nấm cho cá cảnh được tin dùng nhất hiện nay

1. Tăng nhiệt độ lên 30 độ

Tăng nhiệt độ là các hiệu quả nhất để chữa bệnh nấm cá, vi khuẩn nấm sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường có nhiệt độ trên 30 độ. Bạn có thể tìm mua một sản phẩm sưởi cho hồ cá ở các tiệm thủy sinh và về nhà sử dụng để trị bệnh nấm cho cá và kết hợp với các sản phẩm thuốc bên dưới.

2. Bio Knock 2

Bio Knock 2 là dòng thuốc trị nấm của Thái chai đen được sử dụng cho cá cảnh cả trong nước biển và nước ngọt. Nó có tác dụng chữa bệnh tất cả các loại nấm cho cá như: Nấm trắng, nấm thân. Đặc biệt nhất là sát trùng cho cá, dùng hiệu quả cho các loại cá cảnh như: Neon, Guppy, Betta, La Hán…

Cách sử dụng:

  • Bạn có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1 giọt/10 lít nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày.
  • Thay 50% nước trong hồ để có thể thêm nguồn nước mới chất lượng hơn vào hồ.

3. Tetra Nhật

Tetra Nhật là sản phẩm chuyên dụng để trị các dạng bệnh như nấm và các bệnh ngoài da cho cá. Đây là một sản phẩm thuốc đã khá lâu đời và được nhiều người nuôi cá cảnh tin tưởng sử dụng, đặc biệt là người chơi cá betta.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng để chữa bệnh với liều lượng 1g cho 100 lít nước. Nên sử dụng thêm muối trước hoặc sau khi cho thuốc 4h đồng hồ với tỷ lệ 2kg/m3. Sau 5 ngày nếu cá đã khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại.
  • Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.
  • Nếu phòng bệnh: Sử dụng 1g cho 200 lít nước. Và vẫn thêm muối như khi chữa bệnh.

4. EMZEO (Men tạo vi sinh vật)

Chế phẩm sinh học EMZEO dạng men tạo vi sinh vật cá lợi dùng cho hồ cá kiểng đã trở nên rất phổ biến và nhiều người tin dùng. Thông thường, bạn sẽ biết đến sản phẩm này với công dụng làm sạch nước, bể cá, loại bỏ rong rêu… Tuy nhiên, mọi người nên nắm rõ rằng, EMZEO cũng có khả năng gây ức chế, ngừa ngừa các nhiều tác nhân gây bệnh có cá như trứng giun, tế bào nấm, vi khuẩn… Đảm bảo phòng ngừa bệnh nấm ở cá lẫn nhiều mối nguy khác.

Cách dùng EMZEO:

  • Sử dụng 5g men vi sinh EMZEO cho mỗi 100 lít nước. Nhớ phải cho bột men vi sinh vào khay lọc của máy bơm.
  • Sau khi đã cho vào thì cứ việc để máy bơm nước hồ cá hoạt động bình thường.
  • Trong vòng 2 đến 3 ngày sẽ thấy độ hiệu quả.
  • Duy trì sử dụng liên tục mỗi 10 – 15 ngày để đảm bảo sức khỏe cho cá và vẻ đẹp của bể nuôi.

5. Muối hột

Thêm muối hột theo tỷ lệ 300g/100 lít nước. Cho thuốc theo tỷ lệ 1 giọt/10 lít nước trong 3 ngày liên tiếp. Muối hột có thể tiêu diệt các tế bao nấm có trong nước để giúp giảm lượng vi khuẩn này trong môi trường nước.

Chúng tôi đã sử dụng muối hột để chữa bệnh nấm ở cá đơn giản (Lưu ý: Cách này cực kỳ hiệu quả, nhưng không nên sử dụng cho các bể cá thuỷ sinh, vì muối có thể gây ảnh hưởng tới cây thủy sinh trong hồ nhà bạn).

Cách xử lý hồ cá bị nấm

  • Sau khi bạn đã chữa trị đàn cá của bạn khỏi, hãy tính đến việc vê sinh và khử khuẩn bể cá của bạn bằng các dòng sản phẩm như: Bio Knock 2, Tetra nhật hoặc thêm 1 chút muối hột nho nhỏ vào hồ để có thể diệt khuẩn và phòng chống các bệnh nấm cá.
  • Định kỳ vệ sinh, hút phân cá để đảm bảo môi trường nước trong hồ thủy sinh, cá cảnh luôn tốt nhất có thể.
  • Cải tạo hệ thống lọc, vi sinh… của bể là cách tốt nhất giúp môi trường sống của cá được tốt nhất, từ đó giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, nấm bệnh tồn tại trong môi trường nước, từ đó sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh của cá.
  • Cho ăn thức ăn tươi sạch và chế độ ăn phù hợp giúp cá có thể phát triển khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng với các dạng bệnh.

         >>> Bật mí: Cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả

Vậy bên trên chính là những thông tin về nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị từ A đến Z. Hy vọng mọi người đã nắm ra tất cả kiến thức về chăm sóc cá kiểng đúng chuẩn và cảm thấy hữu dụng.

]]>
https://thegioiloaica.com/archive/21/feed/ 0
Top 5 bệnh của cá Betta thường gặp và cách chữa trị https://thegioiloaica.com/archive/6956/ Fri, 06 Oct 2023 18:17:57 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=6956 Đối với những người nuôi và chơi cá Betta thì việc nắm vững cách phòng và trị bệnh cho cá là một điều hết sức cần thiết. Mặc dù sức khỏe và khả năng thích nghi của cá Betta rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn cho cá Betta ăn thức ăn không sạch hoặc nguồn nước không đảm bảo. Cá Betta có khả năng bị nhiễm bệnh. Điều quan trọng nhất là nhận biết sớm bệnh và điều trị kịp thời. Thegioiloaica.com tổng hợp top 5 bệnh của cá Betta thường gặp và cách chữa trị, hãy cũng tìm hiểu nhé.

Cá betta bị xù vảy

Bệnh của cá Betta bị xù vảy có vảy sưng lên
Bệnh của cá Betta bị xù vảy có vảy sưng lên

Dấu hiệu có thể gồm

– Các vảy trên cơ thể cá Betta bị sưng lên và bỏ xa nhau, tạo ra một vùng trống giữa chúng, tạo thành hình dạng xù vảy.

– Vùng xung quanh vảy bị ảnh hưởng có thể có màu sắc khác biệt so với phần còn lại của cơ thể cá. Nó có thể trở nên tối màu hoặc mất đi màu sắc tự nhiên.

– Cá Betta bị xù vảy thường có những vết thương nhỏ hoặc dấu hiệu viêm nhiễm xung quanh vùng bị ảnh hưởng.

– Một số trường hợp nghiêm trọng, cá Betta có thể mất một phần hoặc toàn bộ lớp vảy, để lộ da dưới.

– Khi mắc phải bệnh chúng có thể thể hiện các hành vi không bình thường như ăn ít, mất hứng thú, mất năng lượng, hoặc cử động chậm chạp.

Nguyên nhân chính gây ra cá Betta bị xù vảy

– Các loại vi khuẩn như Aeromonas, Pseudomonas và Vibrio có thể xâm nhập vào cơ thể cá Betta thông qua nước hoặc thức ăn không sạch sẽ, gây ra viêm nhiễm và làm vảy cá sưng lên.

– Môi trường sống không ổn định, thay đổi nhanh về nhiệt độ, chất lượng nước kém, ánh sáng mạnh, overfeeding (cho cá ăn quá nhiều) hay chơi các môn thể thao quá mức có thể gây stress cho cá Betta, làm yếu hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, dẫn đến xù vảy.

– Rối loạn nội tiết hoặc sự cân bằng hormone bất thường có thể dẫn đến tình trạng xù vảy ở cá Betta.

– Có thể do yếu tố di truyền, ví dụ như gen nhỏ hoặc mất cân bằng gen.

– Một số nguyên nhân khác bao gồm chất độc hóa học trong môi trường sống, tác động từ các tác nhân bên ngoài như thuốc trừ sâu, thuốc tẩy, vi khuẩn gây bệnh từ cá khác trong cùng bể, và các vết thương hoặc tổn thương trên cơ thể cá.

Cách chữa trị bệnh cá Betta bị xù vảy

– Đầu tiên tách cá Betta bị xù vảy ra khỏi các cá khác để tránh lây nhiễm và tăng cơ hội phục hồi.

– Đảm bảo bể cá sạch sẽ và cung cấp nước tinh khiết, không chứa chất độc hại. Thay nước thường xuyên và kiểm tra các chỉ số nước như pH, ammoniac, nitrite, nitrat.

– Thêm muối vào bể chữa bệnh: Bạn có thể thêm muối vào nước để giúp cho cá cảm thấy thoải mái hơn. Lý do là bởi nếu độ mặn của nước cao hơn thì nước sẽ cân bằng lại so với độ mặn trong máu của cá và giúp cho cá đưa nước ra ngoài dễ hơn. Bạn chỉ nên pha khoảng 10g muối cho mỗi 10 lít nước và tránh cho muối trực tiếp vào bể chính.

– Có thể sử dụng thuốc chứa các thành phần như metronidazole, erythromycin, kanamycin để điều trị bệnh xù vảy. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y hoặc chuyên gia nuôi cá trước khi sử dụng thuốc.

– Cung cấp chế độ ăn uống cân bằng, thức ăn chất lượng, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa cho cá Betta.

– Đặt bể cá ở nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh và nhiệt độ ổn định. Cung cấp môi trường sống thoải mái, không stress.

Cá Betta bị sưng mang

Mang của cá Betta bị sưng lên khi mắc bệnh
Mang của cá Betta bị sưng lên khi mắc bệnh

Đây là một bệnh gây sưng mang và xuất hiện các đốm trắng như muối trên cơ thể cá, mang của chúng sẽ trở nên sưng và có thể có các đốm trắng.

Dấu hiệu bệnh của cá Betta bị sưng mang để nhận biết:

– Mang của cá Betta sẽ trở nên sưng lên và có thể có kích thước lớn hơn bình thường.

– Màu sắc không đồng đều trên cơ thể, thường là màu sáng hơn hoặc có màu đỏ đậm.

– Cá nhiễm bệnh này trở nên thở khó khăn và có những cử động hô hấp nhanh và giật gân.

– Hành vi Cá Betta  bị thay đổi có thể thấy lười biếng, ít hoạt động và ít tham gia vào các hoạt động thường ngày.

– Mất đi năng lượng và trở nên yếu đuối.

Nguyên nhân

– Nguyên nhân chính dẫn đến cá Betta bị bệnh sưng mang có thể bao gồm:

– Cơ thể cá nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, nấm, hoặc các loại ký sinh trùng gây ra.

– Nước trong bể không đạt chất lượng tốt có thể làm tăng nguy cơ cá bị bệnh.

– Cá bị stress, stress có thể xảy ra do thay đổi môi trường, vận chuyển, chung bể với cá khác, áp lực ánh sáng quá mức, hoặc xung đột với cá Betta khác.

– Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu dinh dưỡng hoặc chất lượng thức ăn kém có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cá.

Cách chữa trị bệnh

Cũng như các loại bệnh khác đầu tiên vẫn nên tách cá bị bệnh ra khỏi bể chung để tránh lây nhiễm cho các cá khác.

– Đảm bảo chất lượng nước, nhiệt độ nước trong bể đều trong mức tối ưu cho cá Betta.

– Điều chỉnh điều kiện sống: Cung cấp một môi trường sống tốt cho cá Betta bằng cách duy trì nhiệt độ nước ổn định, thay đổi nước đều đặn và sử dụng chất tẩy khloramin để khử clo trong nước máy.

– Sử dụng thuốc chữa trị: Có nên bắt đầu dùng thuốc ngay sau khi cách ly? Câu trả lời là không nhé, bạn có thể thêm có thể thử thêm muối hột và lá bàng vào hồ điều trị sau khi cách ly và nếu không có dấu hiệu cải thiện, hãy ngừng ngâm và sử dụng thuốc. Có thể sử dụng thuốc chứa thành phần chống vi khuẩn và chống vi rút để điều trị bệnh sưng mang. Tuy nhiên, lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và tuân thủ liều lượng đúng để tránh gây hại cho cá.

– Cung cấp dinh dưỡng tốt.

Cá betta bị sình bụng

Bệnh của cá Betta sình bụng sẽ thấy bụng phình to
Bệnh của cá Betta sình bụng sẽ thấy bụng phình to

Dấu hiệu bệnh của cá Betta bị sình bụng

– Bạn có thể dễ dàng nhận biết khi cá bị phình bụng, bởi chỉ cần nhìn qua là thấy bụng cá đã to ra, cá nổi lên mặt nước và di chuyển khó khăn. Bụng của cá betta sẽ chứa đầy nước và không thể bài tiết ra ngoài. Phần bụng căng lên khiến vảy cá phồng rộp trông giống như “quả thông”.

Nguyên nhân

– Sình bụng cấp tính: Đây là trường hợp đầy bụng đột ngột. Cá betta bị nhiễm vi khuẩn, có thể gây chảy máu trong.

–  Sình bụng mãn tính: Mãn tính đề cập đến sự căng dần dần của bụng. Tình trạng này có thể do ký sinh trùng hoặc khối u phát triển trên bụng cá gây ra. Cá betta cũng có thể bị nhiễm Mycobacterium tuberculosis một bệnh rất dễ lây lan cần được điều trị kịp thời.

– Các nguyên nhân khác có thể gây sình bụng ở cá bao gồm nhiễm vi-rút, tổn thương nội tạng và suy thận do dùng quá nhiều thuốc.

Cách chữa trị

– Dùng máy bơm oxy: Ngay khi phát hiện cá bị sình bụng, cần chuyển ngay cá sang bể nuôi riêng, cách ly với các loại cá khác, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Sau đó đong lượng nước trong bể cá khoảng 25-30 lít nước, thêm một ít muối (1 gam) rồi cho cá vào bể. Lúc này cá vẫn chưa bơi  được và nổi lên mặt nước.

– Tiếp theo, bạn đặt máy bơm oxy vào bể cá và cho máy thổi oxy chạy thật mạnh, lúc này sức mạnh của nước sẽ khiến cá bơi tung tăng trong bể, giúp cá hoạt động mãi không ngừng. Cá sẽ vận động để tiêu hóa thức ăn, hoặc nếu bị sốc, cá sẽ nhổ hết thức ăn còn sót lại. Do đó, triệu chứng đầy bụng có thể biến mất mà không cần dùng bất kỳ loại thuốc nào. Thông thường nên để cá như vậy trong 22-24 giờ rồi quay lại soi cá, sau khi thấy bụng cá xẹp thì thay nước sạch vào bể cá, đợi thêm 1 ngày nữa mới được. cho cá ăn.

– Xử lý sình bụng cá Beta bằng nĩa: Khi bụng phình to, dù có hoạt động mạnh cũng khó bơi xuống đáy bể mà chỉ nổi trên mặt nước và vùng hoạt động bị hạn chế. Để trị đầy bụng đơn giản, bạn cần một chiếc đĩa sứ to bằng 2-3 lòng bàn tay, cho một ít nước (ngập 1/3 đĩa) rồi cho cá betta vào. Thêm một chút muối để khử trùng cá.

– Có nhiều không gian hơn, cá đá sẽ vùng vẫy và vận động hết sức, sau 20 giờ bạn quay lại quan sát thì cá sẽ không còn bị sưng phù bất cứ lúc nào. Tiếp theo, bạn chỉ cần cho cá vào bể, theo dõi thêm 1 ngày rồi bắt đầu cho cá ăn bình thường. Hạn chế cho cá ăn vào ban đêm để giảm nguy cơ bị sình bụng.

–  Dùng bể xi măng chữa cá betta bị sình bụng: Nếu bạn có một bể bê tông với thực vật, rêu hoặc bể xốp với thực vật biển, hãy thả vài con cá Betta sình bung vào đó. Khi trở về môi trường tự nhiên, nguồn nước mới, cá bơi rất khỏe nên không còn bị trương phình. Cách này khá hiệu quả và tiết kiệm thời gian ngắm cá. Sau 1-2 ngày có thể thấy cá khỏe mạnh mà không cần tốn công sức.

Cá Betta bị rụng đuôi

Cá Betta bị bệnh rụng đuôi sẽ rụng một phần hoặc toàn bộ
Cá Betta bị bệnh rụng đuôi sẽ rụng một phần hoặc toàn bộ

Dấu hiệu

– Cá Betta bị rụng một phần hoặc toàn bộ đuôi

Nguyên nhân

– Có nhiều nguyên nhân cá dẫn đến tình trạng rụng đuôi như rụng tự nhiên, cá Betta tự rụng một phần hoặc toàn bộ đuôi mà không có dấu hiệu bất thường khác.Đây là quá trình tự nhiên trong quá trình phát triển của cá.

– Sự xuất hiện của bệnh nếu bạn không chú ý đến việc thay nước khi cho ăn, việc lây nhiễm một số vi khuẩn và nấm cho cá betta cũng sẽ khiến chúng mắc các bệnh về đuôi.

– Đuôi cá Betta bị rụng có thể là do chất lượng nước kém nếu bạn sử dụng nước quá kiềm hoặc quá chua.

– Nếu cá Betta có đuôi bị rách, đứt hoặc gãy, đó có thể là do va đập vào các vật cứng trong bể, như gỗ, đá hoặc các vật trang trí sắc nhọn.

– Do cá Betta đánh nhau.

Cách chữa trị

Kiểm tra và loại bỏ các vật cản sắc nhọn hoặc cứng trong bể có thể gây tổn thương đuôi của cá Betta.

Do nước gây ra: Lúc này nên thay nước kịp thời cho cá. Nước ngọt nên có độ pH từ 6,5 đến 7,2. Tốt nhất là sử dụng nước trung tính có độ pH khoảng 7,0, nếu có thể. Điều này sẽ giúp nó phục hồi nhanh hơn.

Gây ra bởi mầm bệnh: Lúc này, trước hết phải xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu đó là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn nên dùng một loại kháng sinh chung được gọi là “kháng sinh” Erythromycin. Trong trường hợp nhiễm nấm, xanh methylen là thuốc kháng nấm thích hợp.

Xử lý cá đánh nhau: Lúc này cần tách bể cá kịp thời và thả cá đá vào một bể cá riêng khác. Đối với cá bị thối đuôi cần sử dụng nước sạch để duy trì chất lượng nước giúp cá không mang mầm bệnh, dịch bệnh.

Cách trị cá betta bị túm đuôi

Cá Betta bị bệnh túm đuôi sẽ mất đi vẻ đẹp của nó
Cá Betta bị bệnh túm đuôi sẽ mất đi vẻ đẹp của nó

Dấu hiệu bệnh của cá Betta bị túm đuôi

– Cá Betta là loài cá đẹp rực rỡ và hiếm có do đó khi cá Betta bị túm đuôi sẽ mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.

– Có thể nhận biết thông qua mắt thường như cá bơi loạng choạng không thẳng một đường có khả năng cá mắc bệnh.

– Đuôi cá không còn xoè tròn đẹp mắt như thường ngày.

Nguyên nhân

Cá mới mua về có sức khoẻ không tốt, hệ miễn dịch yếu dẫn đến dễ nhiệm bệnh.

Độ PH trong nước quá cao hoặc quá thấp.

Các chú cá Betta đánh nhau: Có thể do thả 2 chú cá Betta đực trong hồ do loài cá này có bản chất lãnh thỗ và khá hung dữ.

Chất lượng nước trong hồ không đảm bảo, không được thay nước thường xuyên dẫn đến cá bị nhiễm một số loại vi khuẩn đồng bệnh nấm cũng gây ra bệnh túm đuôi.

Mật độ cá trong hồ quá nhiều dẫn đến chúng bị thiếu oxy, cá sẽ bị stress gây ra bệnh túm đuôi.

Cách chữa trị

Nên chọn mua những nơi uy tín, chất lượng để có được chú cá Betta có sức khoẻ tốt.

Cân bằng độ PH ở mức phù hợp từ 6,5 đến 7,2.

Mức độ ánh sáng vừa phải, thời gian sáng hợp lý.

Chú ý mật độ cá trong hồ vừa phải.

Trên đây là bài viết của thegioiloaica.com về Top 5 bệnh của cá Betta thường gặp và cách chữa trị, hy vọng đem đến những kiến thức thông tin để các bạn có thể chăm sóc cá Betta tốt hơn.

]]>
Những hình thái tật lỗi ở cá La Hán bạn cần biết https://thegioiloaica.com/archive/1304/ Sat, 30 Sep 2023 04:11:18 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=1304 Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin phân tích những hình thái tật lỗi ở cá La Hán và dị tật liên quan giúp anh em mới tập chơi nắm rõ hơn về một số đặc điểm cơ bản và hạn chế chọn mua. Hãy cùng theo dõi nhé!

Những hình thái tật lỗi ở cá La Hán bạn cần biết

1. Hình dáng

Tạm chia hình dáng cá la hán dựa trên tỉ lệ chiều dài (MIỆNG – ĐUÔI)/ chiều rộng (ĐỘ RỘNG CỦA THÂN) như sau:

  • Dài: Tỷ lệ >=2 (Trên thực tế, thì đa số cá la hán đều mang hình dáng dài vì bị ép ăn kiêng để phần đầu gù trông có vẻ to hơn)
  • Bình thường: Tỉ lệ 1.8 – 1.9
  • Short body (ngắn): Tỷ lệ 1.6 – 1.7
  • Bonsai (cực ngắn): Tỷ lệ <=1.5

Thực chất hình dáng Short body và bonsai là bị biến dạng về cột sống ít nhiều dù có thể hiện ra ngoài hay không.

2. Gù (Quả đầu)

Gù là bộ phận phình to trên đỉnh đầu của cá La Hán, được cấu tạo bởi các tế bào mỡ và huyết tương. Bởi vậy nên hình dạng gù của cá cũng muôn màu muôn vẻ. Nếu quan sát từ mặt bên thì có thể tạm chia đầu gù thành 4 dạng như sau: Tròn, bằng, chờm và dựng đứng. Tuy nhiên, nếu nhìn từ phía chính diện mặt của cá thì gù dạng không có nhiều khác biệt chỉ thon theo bề dày của bản đầu cá La Hán.

Việc xây dựng dạng đầu gù, với tỉ lệ kích thước lý tưởng cùng với cách thức đánh giá đạt chuẩn là điều cực kỳ khó khăn.

Những yếu tố tác động lên đầu gù của cá bao gồm: Gen di truyền, chế độ nuôi dưỡng, thức ăn và hormon. Di truyền và thức ăn sẽ giúp tích mỡ và tạo hình dáng lâu dài cho đầu gù. Còn hormon sẽ điều khiển việc tích tụ hay xả huyết tương khiến gù phồng to hay xẹp xuống cấp kỳ. Đặc biệt là chế độ chăm sóc và huấn luyện cũng phần nào kích thích phần gù của cá nở nang hơn.

         >>> Bạn đã biết: Cá La Hán ăn gì? Để lên màu, đầu, châu tốt nhất

3. Miệng

Hiện nay, miệng của Cá La Hán được chia thành 2 dạng: Miệng bằng và miện móm (trề). Miệng trề là đặc điểm cơ bản của các dòng cá đời đầu (La Hán Classic) với hàm dưới trề hẳn ra phía trước. Còn miệng bằng là đặc điểm của dòng KAMFA với đôi hàm tương đối bằng nhau.

4. Mắt

Có 3 dạng màu tròn mắt chính ở cá La Hán là Đỏ, Trắng và Vàng. Mắt đỏ trở thành điều bình thường ở cá La Hán. Tuy nhiên, màu mắt trắng và vàng xuất hiện gắn liền với những dòng cá la hán mới có đặc điểm hình thái ưu việt hơn.

Về hình dáng của mắt, có 2 loại là mắt lồi và mắt sâu. Dạng mắt sâu sẽ khiến cá có thần sắc hung dữ hơn. Khi khảo sát mắt của dòng synspilus đây được coi là tổ tiên của loài Kamfa, bởi mắt synspilus vẫn là dạng lồi nhưng viền thịt xung quanh mắt lại đầy đặn hơn. Hiện tượng này không xuất hiện trên các cá thể cá La Hán đời cũ.

Đối với những anh em chỉ đánh giá cá dựa trên màu tròn mắt, thì xin lưu ý nhé: Việc lai chéo khiến cho nhiều cá thể Kamfa F2, F3… ngày nay có mắt màu đỏ và ngược lại. Để đánh giá một chú kamfa chuẩn thì cá thể cá phải sở hữu đủ các đặc điểm như: Miệng bằng, mắt ngắn sâu, vây kín, và đặc biệt là tròn mắt phải là màu trắng.

5. Vây

Có 3 dạng vây là vây hở, vây khít và vây bao (wraptail). Trong đó, vây bao được nhiều anh em ưa chuộng nhất không chỉ ở hình dáng mà nếu dựa theo phong thuỷ thì đó là dạng vây giữ của. Nếu gù ở mặt tiền là nơi phát sinh tiền tài, vật chất thì vây bao ở cửa hậu sẽ giúp lưu trữ của cải và tài vận một cách hiệu quả nhất!

         >>> Xem ngay: Nguồn gốc, Đặc điểm, Phân loại các dòng cá La Hán phổ biến

Một số hình ảnh cá La Hán bị dị tật bẩm sinh

1- Miệng hơi móm, 2- Miệng bằng, 3- Miệng hơi hô, 4- Miệng tật không thể khép, 5- Miệng tật quá móm, 6- Miệng gãy
1- đuôi xoắn, 2- đuôi xụp, 3- đuôi đào, 4- vây lưng lẹm, 5- vây lưng nhúm, 6- vây hậu môn lẹm, 7- vây lưng cụp
1- Tật méo miệng, , 2- Tật vẹo cột sống, 3- Tật cột sống thể hiện ở gốc đuôi, 4- Tật miệng không thể khép (miệng hồng két)
1- Tật môi trề ở một bên mép dưới, 2- Tật gãy vây ngực, tia vây cong vẹo và chéo kỳ, 3- Tật ở mang, 4- Tật tóp mặt
1- Khối u bất thường ở trán, 2- Thiếu nọng khiến hàm trông như bị gãy, 3- Tật hở và xoắn mang, 4- Ức to bất thường
1- Tật nhúm đuôi “phảng phất”, 2- Gốc đuôi quá dài, 3- Tật mép trên, 4- Tật hàm trên (trông như mỏ vịt)
1- Tật ở hàm (thường gọi là “cá heo”), 2- Tật ở hàm, 3- Bonsai, 4- Tật nhúm và thiếu gai vây

         >>> Đừng bỏ lỡ: 2 loại thuốc trị bệnh nấm cho cá La Hán triệt để nhất

]]>
2 loại thuốc trị bệnh nấm cho cá La Hán triệt để nhất https://thegioiloaica.com/archive/1268/ Sat, 30 Sep 2023 03:53:41 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=1268 Trong quá trình sinh trưởng của cá La Hán do một vài yếu tố như: Nguồn nước, thức ăn, vi khuẩn trong bể nuôi khiến cá La Hán bị nhiễm bệnh. Đặc biệt vào mùa mưa lạnh thì bệnh nấm sẽ chiếm ưu thế. Vậy cá La Hán bị nhiễm bệnh nấm phải điều trị như thế nào? Hãy cùng Thegioiloaica.com xin tìm hiểu nguyên nhân & cách điều trị bệnh nấm ở cá La Hán hiệu quả triệt để nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm ở cá La Hán

Các loại nấm gây hại cho cá la hán có thể phát triển và lây lan toàn cơ thể cá, nguyên nhân thường là do chất lượng nước kém và cá của bạn không khoẻ mạnh.

Bởi vì, nguồn nước nuôi cá kém chất lượng làm các bào tử nấm xâm nhập và lây lan đây là môi trường lý tưởng cho các mần bệnh khác phát triển. Còn việc cá La Hán không khoẻ mạnh, không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nên hệ miễn dịch của cá bị suy yếu tạo điều kiện cho nấm xâm chiếm.

         >>> Bạn đã biết: Cá La Hán ăn gì? Để lên màu, đầu, châu tốt nhất

Các loại bệnh nấm phổ biến và cách điều trị bệnh nấm ở cá La Hán

Để xác định đúng loại thuốc điều trị nấm ở cá La Hán cần xác định đúng loại nấm mà cá của bạn bị mắc phải. Có rất nhiều bệnh nấm khác nhau, nhưng không phải loại nào cũng ảnh hưởng đến cá la hán của bạn.

Các loại bệnh về nấm đều có một số biểu hiện đặc trưng chỉ cần quan sát bằng mắt thường. Cần phát hiện càng sớm bạn càng đưa ra các cách trị nấm ở cá la hán kịp thời và đúng đắn.

Các loại bệnh nấm phổ biến gồm có:

  • Bệnh nắm sợ bông
  • Bệnh thối mang
  • Bệnh nấm nội tạng

Trong đó, bệnh nấm sợ bông là bệnh thường gặp, gây ra các nhiễm trùng nhỏ và nhẹ nhất. Và tất cả các bệnh nấm ở cá la hán đều có thể điều trị dứt điểm bằng thuộc đặc trị nấm.

Biểu hiệu cá La Hán bị nhiễm bệnh nấm:

  • Màu sắc trên thân cá, vảy cá sẫm đen
  • Trên bề mặt cơ thể thân, đầu cá La Hán xuất hiện những mảng trắng mịn
  • Mắt cá sẽ mở rộng, có màu trắng đục luông hướng lên trên
  • Hành vi của cá rất vụng về, bỏ ăn và thở hổn hểnh

         >>> Xem ngay: Cách trị bệnh nấm cho cá cảnh đơn giản, chỉ trong vài phút

2 loại thuốc trị bệnh nấm cho cá La Hán triệt để nhất

Phương pháp hưu hiệu nhất để ngăn chặn sự phát triển và trừ khử được bệnh nấm ở cá La Hán chính là Phương pháp sử dụng thuốc. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 2 loại thuốc trị bệnh nấm cho cá La Hán triệt để, cực kỳ hiệu quả nhất.

Điều trị nấm bằng thuốc Bionock Thái Lan 2:

  • Đây là loại thuốc đặc trị thần thánh dành riêng cho cá La Hán, siêu hiệu quả. Bởi đây là loại thuốc rất dễ sử dụng, không cần cách ly cá, có thể triệt tiêu được hầu hết tất cả các loại nấm nhưng giá chỉ tầm 45.000đ/ lọ
  • Cách điều trị: Các bạn chỉ cần pha thuốc Bionock Thái Lan 2 theo tỉ lệ 1 giọt thuốc tương ứng với 10 lít nước và sau 48h đầu cần thay 30% nước trong bể. Cứ thực hiện lặp đi lặp lại tuần tự cho đến khi cá hết bệnh. Lưu ý: Khi thay nước thì nên bổ sung thêm thuốc với tỉ lệ tương ứng. Đặc biệt, nếu kết hợp với sưởi thì quá trình điều trị bệnh nấm ở cá la hán sẽ hiệu quả nhanh hơn rất nhiều.

Điều trị nấm bằng thuốc Tetra Nhật:

  • Tetra Nhật là loại thuốc trị nấm chuyên dụng cho cá cảnh xuất xứ từ Nhật Bản. Là thuốc chuyên dụng nên cực kỳ an toàn, bạn đừng quá lo lắng bởi loại thuốc này được rất nhiều anh em nuôi cá lâu năm đánh giá cực cao về chất lượng của thuốc, giá chỉ tầm 35.000đ/ lọ.
  • Cách điều trị: Các bạn có thể sử dụng để pha thành bể nước để tắm cá hoặc ngâm trong vòng 24h hay cũng có thể hoà tan vào thức ăn để diệt nấm cho cá. Với thành phần có chứa hoạt chất kháng khuẩn cao giúp diệt nấm triệt để, nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả của thuốc các bạn có thể kết hợp tắm muối sống + sưởi.

Như vậy là các bạn đã biết cách làm thế nào để điều trị bênh nấm ở cá La Hán triệt để, hiệu quả rồi phải không nào. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn hãy chia sẻ ngay cho các anh em có cùng thú chơi cá La Hán nhé!

         >>> Tổng hợp: 10 loại thuốc đặc trị bệnh nấm cho cá cảnh

]]>
Bệnh đốm đỏ ở cá cảnh – Triệu chứng, Nguyên nhân & Cách điều trị https://thegioiloaica.com/archive/1067/ Sat, 30 Sep 2023 02:01:08 +0000 https://thegioiloaica.com/?p=1067 Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin chia sẻ với các bạn về triệu chứng, nguyên nhân và Cách điều trị bệnh đốm đỏ ở cá cảnh đơn giản, hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Triệu chứng & Nguyên nhân gây ra bệnh đốm đỏ ở cá cảnh

  • Bệnh đốm đỏ ở cá cảnh là loại bệnh gây ra bởi vi khuẩn Aeromonas salmonicida với triệu chứng bao gồm: Các mụn nhọt hay vết thương hở trên da. Đây là loại bệnh khó bị lây nhiễm, chỉ lây khi tiếp xúc trực tiếp với phần da nhiễm bệnh. Lúc này, các nên được cách lý sớm và điều trị bằng kháng sinh kịp thời.
  • Vi khuẩn nhiễm vào máu và lan truyền khắp cơ thể, đặc biệt là các nội tạng quan trong trong cơ thể cá. Bệnh này lan truyền trong các mạch máu rất nhanh và làm các mạch máu nhỏ bị vỡ, vi khuẩn lan ra các tế bào xung quanh. Khi gặp điều kiện thích hợp, bệnh đốm đỏ ở cá cảnh sẽ trở nên rất trầm trọng và thậm chí là tử vong.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh đốm đỏ ở cá cảnh hiệu quả

Các bạn có thể sử dụng các loại thuốc chữa bệnh ngoài da như: Hydrogen peroxide hay Formalin/formol để tắm cho cá. Thuốc kháng sinh, đặc biệt là những loại có thể thẩm thấu vào cơ thể (Tetracilin, Erythromycin và nitrofurazone không chữa trị bệnh đốm đỏ ở cá cảnh hiệu quả). Hãy trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá.

Theo suy luận của chúng tôi, dù nước sạch và môi trường xung quanh tốt nhất đi chăng nữa thì vẫn có thể xảy ra tình trạng nấm trên da cá và lây lan các bệnh ngoài da làm suy kiệt dần sức khoẻ.

  • Cách thông thường mà anh em nuôi cá lâu năm đều sử dụng là ngâm thuốc Tetracilin loại này điều chế trị cho cá trong vòng 7 ngày bằng cách trộn pha thuộc vào một bể cá nhỏ ở mực nước thấp (đã xử lý nước sạch) rồi ngâm cá vào trong đó, cứ 2 ngày thay nước (thuốc)/ 1 lần cho đến khi cá hoàn toàn khỏi bệnh.
  • Đối với bệnh nấm ở các thì cách này hoàn toàn hữu thiệu, nhưng đối với các bệnh đốm đỏ hay các bệnh ngoài da khác thì cũng hên xui nhé và có lành thì cũng đòi hỏi thời gian chữa bệnh khá dài.

         >>> Tham khảo ngay: Bệnh thối thân ở cá cảnh – Nguyên nhân & Cách điều trị

Cách phòng bệnh đốm đỏ ở cá cảnh

Đốm đỏ là một loại bệnh thể hiện dưới dạng ngoài da, nước dơ bẩn tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh hơn. Hãy kiểm tra các nguyên nhân làm cá bị căng thẳng, PH, Amoniac, Nitrite, Nitrate và những vật chủ trung gia truyền bệnh (điển hình như sán lá).

         >>> Xem ngay: Mẹo điều trị bệnh đốm trắng ở cá cảnh nhanh chóng và an toàn

]]>