Bệnh nấm mang ở cá Koi là một trong những loại bệnh khiến cá chết hàng loạt. Cứ mỗi năm khi đến mùa dịch bệnh, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng khi nuôi cá KOI giúp cho những chú Koi Nhật luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt. Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm mang ở cá Koi qua bài viết dưới đây nhé!
Toc
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm mang ở cá Koi
Nguyên nhân chính là do nguồn nước của bể cá Koi nhà bạn bị nhiễm khuẩn vì hệ thống lọc không đúng chuẩn hoặc lọc không đủ công suất cho bể cá nên độc tố trong nước tăng dần bởi chất thải của cá và bụi bẩn gây ra. Đây là điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh và gây bệnh cho cá Koi.
Vào những thời tiết giao mùa thường thay đổi làm môi trường nước thay đổi và làm cá Koi mất khả năng đề kháng và dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Và một trường hợp nữa là vào mùa mưa, do mưa cuốn theo bụi ẩn, ô nhiễm tích tụ vào hồ cá Koi nên làm mật độ PH nước thay đổi, làm lượng độc tố và vi khuẩn hồ tăng đột ngột là cá Koi nhiễm bệnh.
>>> [Điều cần nhớ] Chăm sóc cá Koi vào mùa đông
Cách điều trị và phòng bệnh nấm mang vào mùa mưa hiệu quả
Mùa nóng nấm mang sẽ phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn rất nhiều so với mùa lạnh, điều này rất nguy hiểm nên anh em cần lưu ý để phòng bệnh thường xuyên vào những lúc chuyển mùa hay trời mưa nhé!
Bài viết liên quan:
1. Tình trạng xác định cá Koi bị nhiễm bệnh:
- Các tơ mang sưng to
- Tiết dịch dính bết các lớp mang
- Khiến cá Koi khó thở, hô hấp khó khăn
- Koi thường bơ lờ đờ, thường tập trung ở nơi đầu nguồn để lấy oxy
- Bỏ ăn
>>> Xem ngay: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm
2. Phòng nấm mang ở cá Koi:
- Với các ao hồ, bể xây xi măng trước khi thả cá Koi vào thì các bạn nên dùng vôi tiệt trùng bể cá (7 – 10kg/ 100m2). Sau đó, tiến hành phơi đáy hồ khoảng 1 tuần trước khi cho nước mới vào.
- Tiến hành bổ sung các loại thuốc, khoáng chất và Vitamin cho cá Koi để tăng cường sức đề kháng cho cá Koi.
- Với đàn cá Koi bị bệnh thì cứ 2 tuần nên dùng một đợt kháng sinh như: KANA-Ampicol, Coli-Neoflum, Kaneoquine-ADE, Coli-Fac, Bioflum, F-2,Bio-flox, Enro-Colistin, Enro-Ampitrim trộn vào thức ăn cá Koi. Cho ăn liên tục 3 ngày liền.
3. Cách điều trị bênh nấm mang cá Koi
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh nấm mang cho cá Koi, chủ yếu vẫn là sử dụng các biện pháp phòng bệnh:
- Hệ thống lọc hoạt động hiệu quả, lọc sạch các cặn bẩn trong hồ cá Koi
- Cho cá ăn vừa phải để tránh làm bẩn nước.
- Bổ sung thêm vôi bột để nâng cao PH của nước trong bể cá Koi lên 8.5 – 9.0. Nên bổ sung khoảng 2kg/ 100m2. Lưu ý: Không nên để PH trong bể vượt quá 9.0
- Hoà tan Đồng Sulfal vào nước rồi tạt đều khắp hồ với 0,5 – 0,7g/m3. Điều trị liên tục trong vòng 1 tuần, cá Koi sẽ khoẻ bệnh.
Để tránh được việc cá Koi bị nhiễm bệnh trở lại. Các bạn trước tiên phải xử lý hồ chặt chẽ, xây dựng hệ thống lọc chuẩn, thường xuyên vệ sinh và xử lý bể cá chặt chẽ. Nên thả cá Koi ở mật độ hợp lý.
>>> Bạn đã biết: Bệnh nấm trắng ở cá Koi Nhật Bản có nguy hiểm không?