Cá rồng là loài dễ tính nên có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài việc chú ý đến khẩu phần ăn, bạn còn phải đảm nhận cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho chúng. Vậy cá rồng ăn gì? các loại thức ăn cho cá Rồng trong điều kiện nhân tạo và cần lưu ý những gì khi chọn thức ăn cá rồng? Tất cả điều này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của Thegioiloaica.com. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Các loại thức ăn cho cá Rồng trong điều kiện nhân tạo
1. Nhái hay ếch
Bao gồm rất nhiều chất đạm và là thức ăn tuyệt vời cho sự tăng trọng và tăng kích thước của cá rồng. Ếch và nhái được sử dụng tại các trại nuôi cá rồng khắp nơi trên thế giới cho cá bố mẹ nhanh chóng hồi phục và tăng sản lượng sinh sản. Ngoài ra, ếch nhái cũng luôn có sẵn ở mọi nơi.
2. Sâu (sâu gạo)
Bạn có thể học cách nuôi sâu cho cá ăn, sâu cho cá rồng là sâu gạo hay còn gọi là sâu superworm. Sâu superworm có thể nuôi được trong một thùng nhựa hay bể kính với thể tích khoảng 40 lit nước. Trước khi cho sâu vào, cần phải rải một lớp cám màu vàng, loại được dùng để làm thức ăn cho gà con, dày khoảng 3cm.
3. Tép tươi
Chỉ nên cho cá rồng lớn ăn tôm vì các vẩy và nhưng gai tôm rất nhọn có thể làm hỏng bao tử cá con gây ra rất nhiều loại bệnh khó chữa. Nếu bạn vẫn muốn dùng loại thức ăn dành cho cá Rồng này cho cá nhỏ. Thì có thể lột vỏ và cắt các chân cũng như đầu nhọn của tôm, có thể băm thành từng mẩu nhỏ cho cá con dễ ăn.
4. Tôm đông lạnh
Một loại thức ăn cho cá rồng này dễ dàng mua ở bất kỳ siêu thị nào, bạn có thể mua tươi hoặc đông lạnh, nhưng cần kiểm tra chỉ chọn loại còn tươi. Loại thức ăn này rất nhiều Antaxanthin và Carotene rất cần thiết cho cá rồng, Đặc biệt Huyết Long sẽ mau chóng phát huy màu sắc. Vỏ tôm rất tốt để bổ xung thêm calci cho cá, và với loại thức ăn này, chúng ta cũng chỉ nên cho cá rồng lớn. Một số cá rồng cần huấn luyện để sử dụng loại thức ăn này. Nhưng đây là loại thức ăn rất tốt cho cá rồng.
>>> Click ngay: Cá Rồng hợp với tuổi nào, mệnh nào giúp đem lại may mắn
5. Hỗn hợp tim bò
Bạn xay nhuyễn hỗn hợp trên rồi đổ vào một cái khay làm bánh (độ dày dưới 1 cm). Đặt khay này vào tủ lạnh (nhớ bao lại để tránh tỏa mùi) và khi thức ăn đã đông cứng thì cắt nó ra thành những mảnh lớn. Khi cho cá ăn, cắt mảnh lớn thành nhiều mảnh nhỏ vừa miệng cá. Tất cả các loài cá cảnh đều thích ăn tim bò, kể cả cá đĩa.
Bài viết liên quan:
6. Thằn lằn đất hoặc chuột con
Thằn lằn đất thì dễ mua tại các chợ bán chim, hoặc loại thằn lằn trên tường, cẩn thận những chú thằn lằn ăn nhầm bả thuốc… đối với chuột con có thể đặt mua tại các nhà hàng, là nguồn dinh dưỡng bổ nhất cho cá rồng lớn.
Khác với cách nuôi cá bảy màu, nuôi cá rồng sử dụng những loại thức ăn dành cho cá rồng tự nhiên sẽ giúp cá lên màu đẹp và tăng cường dinh dưỡng cho cá.
7. Rết
KHÔNG CÓ TÁC DỤNG lên mầu, thực chất việc cho cá rồng ăn rết chỉ mang tính chất và GIÁ TRỊ TINH THẦN. Rết sống có chất nọc cực độc, có thể sẽ giúp bộ tiêu hoá cải thiện và phòng tránh vài bệnh thông thường do nọc ngấm vào cá. Không nên cho ăn Rết đông lạnh vì lúc này rết sẽ chẳng còn tác dụng gì, nọc độc sẽ biến đổi và biến mất trong môi trường đông lạnh, Rết là loài giáp xác nên khi đông lạnh sẽ gây đầy bụng khó tiêu.
Hơn nữa là giá mua bán rất đắt (Lưu ý thao tác trước khi cho cá ăn: ta nhúng rết sống vào nước đá để cắt nanh trước khi cho vào bể. Đề phòng Rết cắn chết cá nuôi chung, đặc biệt là Sam).
8. Gián
Mình không khuyến khích vì nếu không may mà ta bắt phải con vừa bị hàng xóm xịt thuốc thì cá Rồng coi như “quy tiên” luôn.
>>> Tham khảo ngay: 6 Loại cá Rồng đang được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam