Độ pH không ổn định đang làm bạn đau đầu? Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp tăng – giảm độ pH cho hồ cá cảnh một cách tự nhiên nhất mà không phải sử dụng đến bất cứ hóa phẩm nào. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
pH trong hồ cá là gì ?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì độ pH trong hồ cá thể hiện độ cứng của nước. Nếu chỉ số pH > 7 thì nước có môi trường kiềm, còn pH < 7 thì là môi trường Axit và đương nhiên trung tính là = 7.
Tùy theo từng loài thủy sinh (cá , cây , tép…) mà sẻ thích nghi với độ pH khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì cá sẻ sống tốt ở môi trường pH từ 6.0 – 7.0 . Nếu hồ thủy sinh độ ngưỡng pH từ 6.2 – 6.5 thì rất tốt. Còn hồ cá biển thì độ pH lớn hơn nhiều.
Vậy điều gì sẻ xảy ra nếu độ pH quá lớn hay quá nhỏ:
- pH hồ cá < 5.5 (tính axit): Nó sẻ gây tác hại để chất nhờn của da cá, ngăn sự hô hấp và có thể làm cá chết, nó còn sản sinh ra H2S gây ngộ độc cho cá. Cá sẻ chết hàng loạt rất lẹ.
- pH hồ cá > 8.5 (tính kiềm): Nó sẽ phá hủy da và mang cá, làm giảm sự vận chuyển oxi, làm cá trao đổi chất nhiều nên chậm lớn, ngoài ra còn tăng hàm lượng NH3 trong nước rất có hại cho cá. Hiện tượng tiêu biểu nhất là cá chết từ từ mỗi ngày.
>>> Tìm hiểu ngay: 5 Lưu ý cần thiết để nước hồ cá cảnh trong vắt, nhìn đẹp mắt
Vì sao độ pH lại tăng – giảm (không ổn định) trong hồ cá?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến độ pH của hồ cá lại mất cân bằng, thậm chí là những điều bạn không biết tới như loại sỏi hay lớp nền gì cũng có thể thay đổi độ pH trong bể. Những đồ trang trí dễ dàng thay đổi độ pH của nước, ngay cả khi bạn thay mới một bộ lọc nước mới hay làm đầy bể cá từ một nguồn nước khác cũng có thể gây ra sự lộn xộn trong bể, do đó bạn cần xem xét đến những đặc điểm này trước khi có bất cứ sự thay đổi nào để cân bằng độ pH trong bể.
>>> Tham khảo ngay: Cách phòng và trị bệnh nấm cho cá đơn giản, chỉ trong vài phút
Phương pháp tăng – giảm độ pH cho hồ cá cảnh, không sử dụng hoá chất
Phương pháp tự nhiên đơn giản hơn phương pháp hóa học rất nhiều, không sử dụng các hóa chất độc hại và quan trọng nhất là không gây ra những sự thay đổi quá nhanh chóng và đáng kể vốn có thể làm hại đến cá.
1. Cách tăng độ pH hồ cá
Cách đơn giản mà hiệu quả nhất là bỏ san hô vào ngăn lọc. Dòng nước đi ngang qua san hô và chúng sẻ làm cho độ pH trong hồ tăng lên từ từ. Hãy kiếm một túi lưới để đựng chúng và theo dõi từng ngày, độ pH sẻ tăng lên từ từ. Khi đạt chỉ số pH như mong muốn, bạn có thể lấy bớt san hô ra chỉ chừa lại 1 ít. Như thế hồ cá của bạn sẻ giữ được độ pH ổn định.
1. https://thegioiloaica.com/archive/2379/
2. https://thegioiloaica.com/archive/4588/
3. https://thegioiloaica.com/archive/2140/
2. Cách tăng độ pH hồ cá
Sử dụng Gỗ Lũa:
Đặt một miếng gỗ lũa tự nhiên vào hồ cá có thể giúp giảm độ pH. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm thay đổi màu nước của hồ cá. Vì vậy, nếu muốn tránh điều đó thì bạn nên ngâm gỗ lũa này trong một thùng chứa riêng (ngập hoàn toàn, không để miếng gỗ nổi lên) trong khoảng 1 – 2 tuần trước khi đặt vào hồ cá, hoặc luộc nó để khử trùng.
Gỗ lũa sẽ hoạt động như một máy lọc cho nước cũng giống như cách mà lá cây lọc không khí, cấu tạo của lá cây như bộ lọc tự nhiên đối với các chất có hại. Tương tự như vậy gỗ lũa sẽ lọc những chất gây ô nhiễm nước vốn làm tăng độ pH của hồ cá.
Những loại gổ lũa dành riêng cho bò sát có vẻ tốt nhưng chúng có thể chứa những chất hóa học có hại cho cá, bạn nên sử dụng loại nào mà chắc chắn không bị sơn tẩm hóa chất tạo màu.
Sử dụng Rêu Bùn:
Rêu bùn cũng là một cách rất tuyệt vời giúp lọc độ pH của hồ cá một cách tự nhiên nhưng nó có thể làm thay đổi màu nước như khi dùng gỗ lũa. Nhiều người chơi hồ cá thủy sinh khuyên nên xử lý rêu bùn trong một chiếc xô riêng một vài ngày trước khi cho vào hồ cá để làm tan bớt màu vàng nhẹ mà rêu bùn tự nhiên có thể tạo ra.
Rêu bùn cho thêm vào bể lọc dưới dạng viên hoặc cục ép sẵn mà bạn có thể mua ở bất kỳ cửa hàng bán dụng dụ làm vườn hay vật nuôi. Nó sẽ hoạt động như một máy lọc thứ hai giúp giảm độ pH một cách tự nhiên. Các chuyên gia khuyên nên bỏ rêu bùn vào một chiếc túi lọc hoặc một chiếc túi lưới rồi đưa vào bên trong bể lọc nước của hồ cá.
Việc thêm rêu bùn vào hồ cá dù ở dạng rêu tự nhiên hoặc dạng viên sẽ giúp giảm độ pH dần dần, vì vậy nếu bạn thay nước hồ cá hàng tuần, bạn sẽ không thấy được sự khác biệt so với những người thay nước ít thường xuyên hơn. Tuy nhiên, tùy vào lượng nước bể và lọc mà bạn sẽ phải thử nghiệm một vài lần để tìm được lượng rêu bùn thích hợp cho kích thước của hồ nhằm đạt được độ pH tối ưu nhất.
Sử dụng Lá Bàng:
Lá bàng được xem là “chất khử nước của người nghèo”, nó có tác dụng làm mềm và giảm độ pH của nước. Lá bàng cũng tiết ra một lượng tannin vào nước, vì vậy bạn nên ngâm chúng riêng trước khi cho vào hồ cá để tránh làm thay đổi màu nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về màu sắc sau khi sử dụng này thường rất nhỏ khi so sánh với hai phương pháp ở trên.
Lá bàng sẽ giúp giảm độ pH của nước một cách tự nhiên bằng cách lọc nước như khi chúng lọc chất gây ô nhiễm từ không khí. Đã có một số nghiên cứu cho rằng lá bàng còn rất tốt cho sức khỏe của cá, giúp phòng và chữa bệnh, hoạt động như một chất chống oxy hóa và kháng viêm. Tuy nhiên, những nhận định này đến nay vẫn chưa được chứng minh khoa học một cách đầy đủ.
1. https://thegioiloaica.com/archive/5598/
2. https://thegioiloaica.com/archive/2409/
3. https://thegioiloaica.com/archive/4306/
Ngoài việc tăng tính thẩm mỹ cho hồ cá, lá bàng còn rất thích hợp với hồ nuôi những loại cá có môi trường sống tự nhiên ở sông, hồ, ao… Chúng sẽ đóng vai trò như nơi trú ẩn cho cá và có những ảnh hưởng sinh thái tích cực đến môi trường nước cho cá sinh sống khỏe mạnh.
>>> Click ngay: Công dụng của Lá Bàng khô đối với dòng cá cảnh
Sử dụng Lọc nước RO:
Màng lọc RO viết tắt từ hai chữ Reverse Osmosis (công nghệ thẩm thấu ngược), là quá trình làm sạch nước bằng cách sử dụng một màng bán thấm để loại bỏ nhiều loại phân tử và ion, giúp nước sạch và trong hơn (theo wikipedia.org).
Màng lọc cho phép nước và những ion nhỏ có thể lọt qua trong khi vẫn giữ những ion lớn và nặng hơn như: Chì, clo, và hầu hết các chất ô nhiễm nguồn nước khác. Một hệ thống lọc RO chất lượng có thể tốn hàng triệu đồng, nhưng nó là máy lọc ion tự nhiên có thể sử dụng dễ dàng trong hồ cá.
Một màng lọc RO sẽ giúp độ pH cân bằng, ổn định và có thể lọc đến 99% các chất gây ô nhiễm nước. Công nghệ thẩm thấu ngược đòi hỏi bạn thay thế bộ lọc thường xuyên, nhưng đó là giải pháp lâu dài và hiệu quả nếu bạn đang dùng nước máy cứng và không thoải mái cho đàn cá.
Tóm lại, bạn sẽ không cần ngại ngần khi chọn phương pháp nhẹ nhàng thẩm mỹ như dùng gỗ lũa hay lá bàng, hoặc thêm một bộ lọc nước vào bể cá nhà bạn như dùng rêu bùn hay màng lọc RO. Chỉ cần một ít thời gian và nghiên cứu một số thông tin, bạn đã có thể kiểm soát được độ pH của hồ cá nhà mình một cách an toàn và tự nhiên.
>>> Đừng bỏ lỡ: Cách đo độ pH trong hồ cá cảnh hiệu quả, an toàn
Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị nhé!