Cá cảnh là một trong những thú chơi được các đại gia ưa chuộng nhất hiện nay. Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá do một vài nguyên nhân như: Ký sinh trùng, thức ăn, yếu tố môi trường bên ngoài khiến chúng dễ bị mắc bệnh. Bài viết dưới đây, Thegioiloaica.com xin chia sẻ với các bạn cách phòng và điều trị bệnh đường ruột ở cá cảnh hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh đường ruột ở cá cảnh
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đường ruột ở cá là: Do vi khuẩn, ký sinh trùng từ thức ăn và môi trường nước xâm nhập vào đường ruột của cá cảnh.
Dưới đây là một số triệu chứng gây bệnh đường ruột ở cá cảnh:
- Khi cá cảnh mắc phải bệnh thường biểu hiện cho thấy bụng của cá cảnh bị phình to,
- Hậu môn sưng đỏ,
- Cá không muốn ăn (thậm chí bỏ ăn).
- Sau khi cá bài tiết phân cá còn dính lại ở hậu môn, dạng như sợi chỉ màu trắng.
Bài viết liên quan:
>>> Xem ngay: Cách phòng và trị bệnh lồi mắt ở cá cảnh
Cách phòng và điều trị bệnh đường ruột ở cá cảnh
1. Điều trị bệnh:
- Bước 1: Trước tiên, các bạn tiến hành ngưng cung cấp cho cá cảnh ăn các loại thức ăn sống cho cá, tăng nhiệt độ lên khoảng thêm 2 độ C. Sau đó, các bạn thay nước mới cho cá.
- Bước 2: Tiếp đến, sử dụng dung dịch Furazolidone để ngâm cá cảnh, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút và thực hiện cho tới khi cá có chuyển biến tốt về bệnh. Nếu các bị viêm đường ruột nặng có thể sử dụng thêm Gentamycin Sulphate, tiêm trực tiếp cho cá với liều lượng được hướng dẫn trên bao bì hoặc theo tư vấn cụ thể của các người nuôi có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh ở cá cảnh.
2. Phòng ngừa bệnh:
Nếu không được điều trị kịp thời cá nhà bạn sẽ rơi vào giai đoạn khá nguy kịch. Và thậm chí là không thể chữa dứt điểm (cá chết). Chí vì vậy, điều tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dưới đây là các phương pháp phòng bệnh cho cá cảnh:
- Nên giữ môi trường nước luôn sạch sẽ, nhiệt độ và độ PH phải ổn định. Thường xuyên thay nước và lọc nước cho bể cá cảnh. Lưu ý: Không nên để nguồn nước nuôi cá quá bẩn rồi mới thay.
- Đặc biệt vào mùa lạnh nên cho cá ăn ít và không nên cho ăn lúc trời về tối. Vì lúc đó trời bắt đầu lạnh, nhiệt độ bị hạ thấp làm cá tiêu hoá không tốt dẫn đến tình trạng cá dễ bị nhiễm bệnh đường ruột. Không nên cho cá ăn thịt bò và các loại thức ăn khó tiêu đối với các loại cá săn mồi như: Cá rồng, cá lan hán…
- Bảo đảm vệ sinh sạch các thức ăn thừa trong bể cá sau khi cá ăn xong, để khỏi phải gây ô nhiễm môi trường nước. Cân đối lượng thức ăn vừa đủ.