Trong quá trình nuôi cá thỉnh thoảng các bạn gặp trường hợp cá bảy màu bỏ ăn. Đây có thể được xem là triệu chứng đầu tiên của nhiều vấn đề về bệnh hay nguồn nước nuôi cá của bạn gặp bị dơ bẩn, ô nhiễm. Do đó, hôm nay Thegioiloaica.com xin chia sẽ đến các bạn một số nguyên nhân và cách xử lý khi cá bảy màu guppy bỏ ăn hiệu quả ngay tức thời. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Dấu hiệu nhận biết cá bảy màu guppy bỏ ăn
- Thức ăn còn thừa lại trong bể, (mặc dù lượng thức ăn cho cá ăn vẫn bình thường như mọi ngày)
- Cá bị ốm đi thấy rõ, bụng bị tóp lại
- Môi trường nước nuôi cá hơi mùi tanh, đục, có thể có bọt trắng, váng dầu trên mặt nước gần chỗ sủi
- Một số loại cá bơ lờ đờ trên mặt nước, có vẻ không còn linh hoạt, nhanh nhẹn như bình thường nữa.
- Một số cây thuỷ sinh, rong bèo bị bám bụi (thức ăn thừa của cá)
>>> Kinh nghiệm: Phân biệt cá bảy màu (Guppy) trống và mái chính xác 100%
Một số nguyên nhân dẫn đến cá bảy màu guppy bỏ ăn
- Do cá đã được ăn no ở những lần cho ăn trước đó.
- Không thường xuyên thay nước bể cá: Việc này dẫn đến nồng độ Amoniac trong nước cao, dẫn đến tình trạng cá bảy màu bỏ ăn, hay thậm chí là ngộ độc và chết
- Thức ăn cho cá có vấn đề: Thức ăn tươi sống bị chết, ôi thịu; thức ăn dạng khô, cám bị quá hạn.
- Thay đổi nhiệt độ nước đột ngột, không ổn định: Khi nhiệt độ quá cao, hay quá thấp một cách bất thường cá sẽ di chuyển chậm lại, không còn năng động nữa. Nếu nhiệt độ vượt mức giới hạn cá bảy màu guppy sẽ bỏ ăn và bị chết.
Giải pháp & cách xử lý khi cá bảy màu guppy bỏ ăn
Giải pháp 1:
Cho cá ăn với một lượng vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít. Lượng thức ăn hợp lý là lượng thức ăn mà cá có thể ăn hết trong vòng 5 – 10 phút.
Nếu các bạn mới mua cá về, hoặc mới bắt đầu chơi cá chưa có kinh nghiệm trong việc xác định lượng thức ăn cho cá hợp lý thì lúc này các bạn nên cho cá ăn từng ít một để ướm chừng, xác định lượng thức ăn sao cho phù hợp nhất.
Nếu bạn bận công việc hoặc đi công tác vài ngày không thể cho cá ăn được thì các bạn có thể cho cá ăn nhiều hơn bình thường một chút. Và cũng đừng quá lo lắng, vì trong vòng 1 2 ngày cá không ăn sẽ không làm cho cá chết được mà chỉ khiến chúng bị đói chút thôi.
Nên trách cho cá ăn quá nhiều, cá ăn không hết lượng thức ăn thừa sẽ đọng lại đây là môi trường thích hợp để các vi khuẩn, nấm bệnh phát sinh dễ gây hại cho cá (cần lưu ý điều này nhé!)
Bài viết liên quan:
Giải pháp 2:
Thường xuyên thay nước định kỳ khoảng 2 lần/ tuần. Mỗi lần chỉ thay từ 25 – 30% lượng nước trong hồ là đủ. Việc này giúp tái tạo lại hệ vi sinh, loại bỏ các chất thừa và có hại trong bể nuôi giúp các sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Giải pháp 3:
Đối với các loại thức ăn dạng hạt, cám… các bạn nên kiểm tra hạn sử dụng của nó trước khi cho cá ăn, cần bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp (để giữ thức ăn được lâu hơn).
Đối với các loại thức ăn tươi, sống: các bạn cần kiểm tra chất lượng tránh các trường hợp cá bị ngộ độc ngoài ý muốn. Nếu thấy thức ăn đã bị lên nấm mốc, hoặc có mùi thì các bạn cần loại bỏ và mua loại mới để sử dụng.
Đối với các loại thức ăn đông lạnh: Nên được bảo quản trong ngăn đá (tủ lạnh, máy đông). Trước khi cho cá ăn cần rã đông trước vài phút nhé!
Giải pháp 4:
Nhiệt độ là 1 trong những yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Do vậy, các bạn nên đặt bể cá ở nơi thoát mát, nhiệt độ ổn định, không nên để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp thẳng vào hồ.
Vào mùa đông (nhất là ở miền Bắc) các bạn nên cắm sưởi cho bể cá. Mức nhiệt độ phù hợp nhất vào mùa này là từ 22 – 24 độ C, không cần set nhiệt độ quá cao.
Cá bảy màu vẫn có thể sống được ở nhiệt độ từ 25 – 20 độ C, cho nên nếu nhiệt độ không xuống thấp quá trong một thời gian dài thì bạn cũng không cần phải dùng sưởi đâu nhé!
>>> Đừng bỏ lỡ: Cá bảy màu (Guppy) ăn gì? Các loại thức ăn cho cá nhanh lớn, lên màu đẹp