Bài viết dưới đây là phương pháp điều trị bệnh viêm loét ở cá Koi Nhật Bản mà Thegioiloaica.com đã sưu tầm và sử dụng rất hiệu quả trong thời gian qua. Mong rằng phương pháp này sẽ giúp các bạn có cho mình kinh nghiệm trong việc phòng, chữa bệnh cho cá Koi của mình nhé!
Toc
Nguyên nhân & Triệu chứng bệnh viêm loét ở cá Koi Nhật Bản
2 trong số phổ biến nhất là các chủng vi khuẩn AEROMANAS và Pseudomonas. Đây là những loại vi khuẩn chịu trách nhiệm cho hầu hết các vết lở loét mà cá Koi có thể mắc phải.
Loét thường bắt đầu từ một vết nhỏ rất khó nhận dạng, thậm chí là hình thành bên dưới vây hoặc bên trong mang cá. Nếu không được điều trị kịp thời vết loét sẽ trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù cách dễ nhận biết, xác đinh vết loét nhất là trực quan, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu nhận biết khác cần lưu ý để có thể giúp xác định sớm tình trạng bệnh mà cá Koi mắc phải.
Triệu chứng cá Koi bị viêm, lỡ loét:
- Chấn thương, xây xát.
- Triệu chứng của ký sinh trùng, đặc biệt là sán.
- Thay đổi hành vi bơi lội
- Thiếu thèm ăn trong khi cho ăn
- Xuất hiện nhạt màu và hoa văn màu
- Thường xuyên bơi một mình, bơi lẻ tẻ (căng thẳng)
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Tăng vi khuẩn lao có hại
- Nhiễm ký sinh trùng (sán)
- Động vật ăn thịt
- Chất lượng nước & điều kiện kém
- Thiếu dinh dưỡng thích hợp (bao gồm chất nhờn)
>>> Click ngay: Cá Koi Tancho – Dòng cá mang vẻ đẹp biểu tượng của Quốc Kỳ Nhật Bản
Cách điều trị, chữa bệnh viêm loét ở cá Koi Nhật Bản
Khi xác định thấy cá Koi có tình trạng bị viêm loét, các bạn phải xử lý ngay lập tức, bởi nó sẽ lây lan rất nhanh. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Điều đầu tiên, các bạn gây mê cá vì không gây mê thì không thể giữ chặt cá được (nếu cá dài hơn 30cm). Hầu hết, các chủ trại cá Koi hay các anh em sưu tầm cá Koi Nhật Bản đều dùng thuốc gây mê có chứa Tricaine methanesulphonate (MS222) với liều lượng 44mg/ 10 lít nước hồ.
Bài viết liên quan:
Bước 2: Sau đó, các bạn vớt cá vào một cái rổ bằng vợt chuyên dụng, đặt vào hỗn hợp gây mê. Sau vài phút khi các Koi đã bị ngấm thuốc mê, nó sẽ cuộn mình sang một bên. Lúc nay, các bạn nhẹ nhàng nhấc cá ra khỏi nước (phải chắc chắn là cá đã được gây mê hoàn toàn) cuộn cá trong một cái khăn ướt, che phủ mắt các Koi (Điều này làm êm dịu cho koi).
Bước 3: Tiếp theo, các bạn nên sử dụng tăm bông lau nhẹ xung quanh vết lở loét của cá theo hướng từ đầu đến đuôi. Điều nay, giúp cho những cái vảy chết sẽ được gõ bỏ, cho phép các mô xung quanh được tái tạo lại, loại bỏ vi khuẩn. Cuối cùng, các bạn tiến hành làm khô vị trí đó bằng khăn giấy, lau sạch vết thương với chất sát trùng và thuốc kháng khuẩn.
NOTE: Nhớ niêm phong thuốc sát khuẩn để nó không bị rửa trôi trong nước. Chất niêm phong phải dính chặt với màng nhầy và được giữa trên thân của những chú cá trong vào 3 – 4 ngày (thường dùng dung dịch propolis, xịt vào vết thương đã được sát trùng và lau khô, nó sẽ hấp thụ ngay vào bề mặt vết thương, Propolis không chỉ khử trùng ngay tại chỗ mà còn ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập).
Sau khi điều trị hoàn tất, các bạn hãy đặt cá trở lại vào rổ nổi, đặt gần chỗ có nhiều oxy để cá mau bình phục. Quá trình điều trị được lặp lại sau 1 tuần hoặc hơn thế nữa là tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết loét. Vài ngày sau, nếu thấy xuất hiện da trắng phát triển trên vết thương nghĩa là cá Koi đang khoẻ lại.
Đối với vết thương chữa không khỏi thì cần điều trị đặc biệt với kháng sinh dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia về cá Koi tại Nhật Bản.
>>> Tham khảo ngay: Các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và Cách điều trị dứt điểm
Cách phòng ngừa bệnh lở loét ơ cá Koi
Muốn đề phòng và ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh này, các bạn nên chú ý đến những điều dưới đây:
- Luôn vệ sinh sạch sẽ hồ, ao cá, bể cá KOI
- Thay nước bể cá koi thường xuyên
- Tăng cường lượng muối có trong nước, duy trì khoảng (3%) và giữ nhiệt độ thích hợp (từ 27-30 độ C)
- Lựa chọn những hạt thức ăn có nhiều protein và chất béo tốt cho cá như: Pro’s choice Koi food, Koi Aqua master, Hikari… để cá Koi có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Như vậy, để sở hữu một bể cá KOI khỏe mạnh, các bạn nên theo dõi tình trạng cá thường xuyên, phát hiện bệnh và xử lý ngay lập tức, tránh lây lan và xui xẻo hơn là chết cá.