Nuôi cá Betta khỏe mạnh, sống lâu là mong muốn của hầu hết người nuôi cá cảnh. Tuổi thọ trung bình của loài cá này là khoảng 2 – 3 năm, trong trường hợp chăm sóc đặc biệt cá có thể sống tới 5 – 7 năm. Có những trường hợp do kỹ thuật chăm sóc kém nên cá chỉ sống được vài tháng hoặc một năm. Vậy phải làm gì để cá Betta khỏe mạnh? Trong chuyên mục bài viết hôm nay Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn đến bạn cách nuôi cá Betta không chết, kéo dài tuổi thọ. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay nhé.
Toc
Nguyên nhân khiến cá Betta nhanh chết khi nuôi
Betta là loài cá có khả năng thích nghi dễ với nhiều môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên không phải vì thế mà mọi người có thể nuôi cá một cách sơ sài. Dưới đây sẽ là lý do khiến cho chú cá Betta của bạn mắc bệnh và nhanh chết nhất.
1.1 Môi trường nước nuôi không đảm bảo
Nước để nuôi cá Betta cần phải là nước sạch, không chứa hóa chất, không bị lẫn Clo. Nồng độ pH thích hợp nhất để nuôi cá là từ 6 – 8 độ, nếu thấp hay cao hơn cũng đều không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Ngoài ra, nhiệt độ – độ cứng của nước cũng là vấn đề quan trọng mà bạn cần phải lưu ý để đảm bảo cá sống tốt. Khoảng nhiệt độ phù hợp nhất với cá là từ 26 – 28 độ C.
1.2 Thức ăn cho cá Betta
Cá Betta là động vật ăn sống. Trong đó thức ăn yêu thích nhất của loài cá này đó là trùn chỉ. Tuy nhiên trong chế độ chăm sóc hằng ngày bạn cũng có thể cho cá ăn các loại thức ăn khác như: thức ăn dạng viên bán sẵn, Giáp xác, thịt bò – tôm xay nhuyễn,… Ngoài dạng tươi sống bạn cũng có thể cho cá ăn dạng đông lạnh, hoặc sấy khô.
Nếu chỉ máy móc cho cá ăn một loại thức ăn sẽ khiến cho cá hấp thu chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Lâu dần cá sẽ không có đủ dưỡng chất để phát triển và nhanh bị chết.
Bên cạnh đó, Betta là loài cá ham ăn, kể cả khi no chúng cũng đớp mồi lia lịa. Nhiều người lầm tưởng rằng cá đang đói là cố tình cho cá ăn thật nhiều. Tuy nhiên điều này đang gây hại cho cá, khiến cho chúng có thể chết vì quá no. Dạ này của cá Betta chỉ bằng hạt đậu nhỏ nên mỗi bữa bạn chỉ cho cá ăn số lượng thức ăn ít. Một ngày có thể cho cho ăn từ 1 – 2 lần tùy theo giai đoạn phát triển của cá.
1.3 Thay nước cho cá sai cách
Thông thường mỗi tuần bạn chỉ nên thay nước 1 lần. Tuy nhiên số lượng này cũng không nên máy móc áp dụng vì còn tùy thuộc vào số lượng cá trong hồ và diện tích của bể cá cảnh mà cần có sự linh động.
Với bể cá cảnh nhỏ nhưng mật độ nuôi lại đông thì bể rất nhanh bẩn, dễ bị thiếu oxy. Những bể cá to nuôi số lượng cá ít thì sẽ ít bị bẩn hơn. Chính vì vậy bạn nên chủ động quan sát và thay nước mỗi khi cần.
Lưu ý, mỗi khi thay nước bạn cần phải giữ lại từ 30 – 50% nước cũ để cá không bị sốc khi tiếp xúc hoàn toàn với nước mới. Đây là điều khá quan trọng nên mọi người cần ghi nhớ.
1.4 Thả cá vào hồ và nuôi chung
Nhiều người sai lầm là sau khi mua cá về thường thả ngay vào bể. Điều này khiến cho cá bị sốc, hoảng loạn nên dễ bị chết sau một thời gian. Cách thả cá đúng cách đó là bạn phải ngâm bịch cá vào trong hồ nước trước trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó mới mở miệng túi và từ từ thả nhẹ cá vào hồ.
Về vấn đề sống chung, cá Betta không thích hợp nuôi trong một bể cộng đồng có quá nhiều cá khác nhau. Đặc biệt là những con cá có tập tính rỉa vây. Ngoài ra bạn cũng hạn chế nuôi nhiều con cá Betta đực trong bể vì với bản tính hiếu chiến chúng rất dễ xung đột với nhau. Chỉ nên nuôi nhiều con cá Betta cái hoặc nhiều con cá Betta cái với 1 con cá Betta đực.
1.5 Vấn đề ánh sáng trong bể
Bể nuôi cá Betta cần phải đặt ở nơi thoáng mát, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Bên cạnh đó cũng nên tránh các yếu tố như nắng mưa,… Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn đặt cá ở nơi tối tăm, ít thoáng khí. Vì những điều này sẽ khiến cho cá dễ bị phát bệnh.
Nếu nuôi cá trong nhà, ánh sáng tự nhiên không có nhiều thì bạn có thể trang bị thêm đèn cho bể cá với công suất phù hợp. Mỗi ngày bạn sẽ bật đèn khoảng 8 tiếng/ngày, ban đêm nên tắt đi để cho cá nghỉ ngơi.
Cách nuôi cá Betta không chết, đảm bảo sống lâu hơn
Cá Betta nhìn chung khá dễ chăm sóc, nếu người nuôi tuân thủ tốt kỹ thuật cá có thể sẽ sống được nhiều năm. Vậy cách nuôi cá Betta chuẩn thế nào, Nuoitrong sẽ chia sẻ tới bạn ngay sau đây:
2.1 Cách chọn cá Betta
Đây là việc làm đầu tiên mà bạn cần làm để đảm bảo những chú cá mà bạn nuôi có được sức khỏe tốt nhất. Tiêu chí để đánh giá một chú cá Betta khỏe sẽ bao gồm các nội dung sau:
-
Lựa chọn cửa hàng lớn và uy tín để mua. Đến đây bạn sẽ tha hồ lựa chọn các loài cá Betta khác nhau, được tư vấn, hơn hết là đàn cá sẽ được chăm sóc cẩn thận. Có nhiều cơ sở bán cá không chú trọng đến việc chăm sóc cá, nuôi số lượng lớn trong bể kém vệ sinh nên cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nếu mua về nuôi làm cảnh cá sẽ nhanh chết, không có tuổi thọ lâu dài.
-
Chọn con cá khỏe mạnh, năng động
-
Xem trên cơ thể của cá có những dấu hiệu tổn thương nào hay không. Những chú cá có đốm bạc màu có thể là dấu hiệu của bệnh. Lưu ý rằng một số giống cá Betta có đốm tự nhiên nên bạn cần quan sát cẩn thận.
-
Ưu tiên chọn những con cá còn non. Bởi nếu chọn những chú cá già tuổi thọ của cá sẽ giảm đi. Đặc điểm của một con cá Betta già là phần vây sẽ dài và thân mình của chúng to hơn. Mặc dù các loài cá Betta có kích thước thường ngang nhau nhưng khả năng chọn những chú cá nhỏ tỷ lệ còn non sẽ cao hơn. Lưu ý là chọn cá Betta quá non cũng không tốt vì chúng sẽ dễ bị sốc hơn khi được thả vào môi trường nuôi mới.
-
Không mua nhiều con cá một lúc. Mặc dù có thể nuôi nhiều con cá Betta với nhau nhưng mỗi con lại có những tập tính khác nhau. Để đảm bảo an toàn bạn cần hạn chế số lượng nuôi.
2.2 Lắp đặt bể cá
Bạn chọn bể nuôi có số lượng phù hợp, kích thước vùng nước sâu tối thiểu phải đạt từ 30 – 60cm. Trung bình với một chú cá Betta sẽ cần tối thiểu là 10L nước để sinh sống.
Cây thủy sinh cũng được coi là một nhân tố tuyệt vời cần có trong bể cá. Nhiều người nghĩ rằng chọn cây giả vì sẽ được lâu, dễ bảo dưỡng. Tuy nhiên Nuoitrong.com vẫn khuyên bạn nên dùng cây thật. Bởi cây thủy sinh thật sẽ giúp cải thiện chất lượng nước, điều hòa môi trường sống cho cá. Một số loại cây nên để trong bể cá Betta như: cây rêu Christmas, cây dương xỉ Java,…
Nguồn nước trong bể nuôi cá cần phải sạch. Nếu bạn cho nước máy chảy trực tiếp vào có thể giết chết cá. Các hóa chất như chlorine và fluoxetine cũng như nhiều hóa chất khác có trong nước máy rất độc hại đối với cá. Đối với nước máy bạn cần phải xử lý trước, dùng dung dịch điều chỉnh để châm vào hồ trước khi thả cá.
Để đàn cá khỏe mạnh bạn cũng nên trang bị vào trong hồ nuôi bộ lọc và máy sưởi. Bộ lọc sẽ giúp hút hết cặn, bụi bẩn, phân thừa của cá,… tạo ra dòng chảy nhẹ cung cấp oxy để cá thở. Còn máy sưởi sẽ đem tới nhiệt độ nước thích hợp cho cá. Nước ấm sẽ khiến cá Betta trở nên năng động, duy trì sức khỏe ổn định.
2.3 Cho cá ăn đúng cách
Hằng ngày bạn cho cá ăn các loại thức ăn phù hợp, đều đặn đúng giờ. Bạn có thể mua thức ăn sẵn cho cá Betta nhưng trước khi cho cá ăn bạn cũng cần phải kiểm tra kỹ thành phần.
-
Có nhiều loài cá Betta không thích ăn thức ăn dạng mảnh nên bạn cần có sự theo dõi.
-
Thức ăn đông lạnh hoặc sấy như trùn huyết hoặc tôm nước mặn là những món ăn mà rất tốt cho cá Betta.
-
Nếu bạn thường xuyên vắng nhà có thể mua các thiết bị cho cá ăn tự động, để đàn cá không bị đói.
2.4 Vệ sinh bể cá
Mặc dù đã có bộ lọc nhưng lâu ngày rong rêu có thể sinh sôi vì thế bạn vẫn phải định kỳ vệ sinh. Sỏi – cát trang trí dưới đây cần phải làm sạch, thi thoảng cũng nên thay mới.
Những chất thải tích tụ lâu ngày dưới đáy bể sẽ khiến các bị bệnh và giết chết cá. Vì thế trong quá trình dọn dẹp bạn cần phải hết sức chú ý đến việc vệ sinh dưới đáy bể.
Để hút sạch bụi bẩn dưới đáy bể bạn có thể dùng ống xi – phông để hút chất thải và nước. Hay đầu tư bộ nam châm lau kính bể cá hoặc bàn chải cọ bể cá có tay cầm dài để bạn không bị ướt khi làm sạch rong rêu,…
2.5 Chăm sóc sức khỏe cho cá
Bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi tình trạng của cá chỉ bằng việc quan sát biểu hiện hằng ngày. Một số dấu hiệu dưới đây chứng tỏ chú cá đang có dấu hiệu bị bệnh:
-
Bơi ngửa hoặc nghiêng
-
Phân trắng
-
Thân cá có dấu hiệu bạc màu, phai màu
-
Xuất hiện các đốm trắng
-
Cá thường xuyên cọ mình vào đá hoặc cây trong bể
-
Cá chán ăn, thường xuyên bỏ bữa
Để xác định cá bị bệnh gì một cách chính xác nếu bạn chưa có kinh nghiệm có thể test bằng bộ thử tại nhà. Nếu có thời gian bạn có thể đem mẫu đến tiệm cá cảnh để nhờ chuyên gia phân tích.
Một số bệnh mà cá Betta dễ mắc phải nhất hiện nay là:
Bệnh lở miệng
Đây là căn bệnh phổ biến, nguyên nhân là do vi khuẩn có tên khoa học là Columnaris. Khi bị nhiễm bệnh miệng của cá sẽ giống như bị nấm, đầu nổi cục và có những sợi nhỏ ly ti.
Nguyên nhân chính gây bệnh này là do cá bị suy giảm hệ miễn dịch, thiếu oxy hoặc nhiệt độ tăng đột ngột.
Để điều trị bạn cần phải vệ sinh bể nước. Sau đó kết hợp muối, Malachite green và Melafix theo liều lượng trên bao bì để điều trị riêng cho cá thể bệnh. Trường hợp cá bị nặng không khỏi thì phải sử dụng thêm kháng sinh.
Bệnh xù vảy
Căn bệnh này khá nguy hiểm và chưa có cách chữa trị đặc hiệu nào. Vì thế tỷ lệ tử vong khi cá nhiễm bệnh là khá cao. Vì thế khi thấy cá có dấu hiệu như ăn ít, lờ đờ, bơi yếu thì bạn cần phải xử lý ngay. Tách cá ra một bể riêng để hạn chế sự lây lan. Bổ sung cho cá bị bệnh dưỡng chất để tăng cường sức khỏe. Đồng thời bạn cho vào nước hồ RID PROTOZOAN với liệu lượng 1 giọt/1 lít nước, kết hợp với thuốc tetra Nhật Bản. Thực hiện ngâm cá trong thuốc theo liều lượng trên bao bì. Nếu cá mới chớm bệnh thì khả năng điều trị thành công là khá cao.
Trên đây là nội dung chia sẻ cách nuôi cá Betta không chết mà Nuoitrong.com muốn gợi ý đến bạn. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích để có thể chăm sóc tốt đàn cá của mình. Giúp những chú cá Betta khỏe mạnh và có thể sống lâu nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!
Đọc thêm tại: Thế Giới Loài Cá