Để cá la hán lên đầu và màu đẹp thì cần chú ý đến khẩu phần thức ăn cũng như môi trường nuôi dưỡng chúng. Bài viết dưới đây, Thegioiloaicho.com xin giới thiệu đến các bạn một số thức ăn kích màu, đầu, châu cho cá la hán tốt nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Cá La Hán ăn gì để lên màu, đầu, châu tốt nhất?
1. Thức ăn tươi, sống
Cá mồi hoang dã: là cá loại cá lia thia đồng, cá bã trầu, cá trâm, cá ròng ròng… đây là những dòng cá ít mầm bệnh
Tép tưới: là loại thức ăn lên màu rất tốt, ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tép có chứa nhiều carotene giúp cá lên màu. Để giữ tép sống lâu chúng ta cần phải xục khí mạnh. Tép tươi cũng là loại thức ăn ít mầm bệnh.
Cá chép mồi: là loại thức ăn phổ biến và tương đối rẻ tiền so với cá hoang và tép. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Mầm bệnh mà cá chép thường lây truyền là bệnh đốm trắng hay trùng quả dưa (Itch – Ichthyophthirius multifiliis). Nên rửa sạch cá mồi trước khi cho cá ăn. Nếu kỹ lưỡng, chúng ta nên nuôi cá chép mồi trong hồ riêng có bỏ chút muối để sát trùng, theo dõi cá mồi trong vài ngày và chữa bệnh cho chúng nếu thấy cần thiết.
Cá ròng ròng: là loại thức ăn bổ dưỡng và có nhiều kích cỡ phù hợp cho cá ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, cá ròng ròng được ươm nuôi làm thức ăn cho cá có thể mang mầm bệnh (do mật độ nuôi cao). Nhiều trường hợp cá La Hán ăn ròng ròng bị nhiễm bệnh đường ruột. Cách xử lý trước khi cho cá ăn cũng tương tự như với cá chép mồi.
Trùn chỉ: là loại thức ăn bổ dưỡng và tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên, trùn chỉ nổi tiếng là mang nhiều mầm bệnh vì chúng sống ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho cá ăn chúng ta nên bỏ trùn chỉ vào chậu và xả nước cho sạch hết chất dơ. Bỏ chúng vào hồ 8 tấc xục khí mạnh trong một ngày trước khi đem cho cá ăn. Có người kỹ hơn đem đông lạnh trùn chỉ để sát trùng. Cách này an toàn hơn nhưng phải để ý cho cá ăn vừa đủ thôi vì trùn dư sẽ làm dơ nước.
Lăng quăng và bo bo: đây là 2 loại thức ăn đặc biệt dùng để nuôi cá bột, cá con. Cá ăn lăng quăng chóng lớn và lên màu rất nhanh. Nhưng các loại thức ăn này cũng có thể chứa mầm bệnh nên cần đổ ra vợt và rửa sạch trước khi cho cá ăn. Chúng có thể được trữ trong tủ lạnh cả tuần mà vẫn sống (miễn là đừng để trên ngăn đá!), nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thành muỗi của lăng quăng.
>>> Bạn có biết: Cá La Hán là loài cá rất hợp với gia chủ mạng thuỷ
2. Thức ăn đông lạnh
Các loại thức ăn đông lạnh ít chứa mầm bệnh vì đã được hạ nhiệt độ để sát khuẩn. Thức ăn đông lạnh còn có một ưu điểm là tiện lợi và tiết kiệm thời gian, tuy nhiên vì chúng không “khoái khẩu” bằng thức ăn tươi nên phải tập cho cá quen với thức ăn loại này.
Tôm tép đông lạnh: đây là loại thức ăn bổ dưỡng và khá phổ biến. Nhiều người nuôi cá La Hán bằng tôm đông lạnh đã lột bỏ vỏ. Loại tép tươi cỡ nhỏ vừa khá rẻ tiền, khỏi lột vỏ mà lại có nhiều carotene. Tép nhỏ rất dễ kiếm vào mùa mưa, từ khoảng tháng 6 cho đến sau Tết. Đôi khi ngoài mùa tép bạn cũng mua được loại tép nhỏ vỏ mềm như tép bạc tuy nhiên loại tép này dễ tan làm nước rất tanh.
Trùng đỏ đông lạnh: là loại thức ăn bổ dưỡng và hợp vệ sinh. Đây là ấu trùng của một loại côn trùng dạng muỗi (midge) mà ở ta gọi là con muỗi lắc. Nhiều người đồn rằng loại ấu trùng này được nuôi bằng “chất màu hóa học” nên cá ăn vào dễ bị bệnh! Khi tra trên mạng tôi thấy con này đúng là có màu đỏ tự nhiên và được gọi là redworm (người ta cũng lộn nó với con trùn, con giun!). Tôi vẫn thường nuôi cá bằng trùng đỏ đông lạnh mà không gặp rắc rối gì, có điều loại thức ăn này hơi mắc tiền nên chỉ dùng để cho cá ăn dặm thôi. Mặt khác cá ăn trùng đỏ hay bị đen vây nhưng cũng không quan trọng lắm, ngưng cho ăn một thời gian là hết.
Tim bò, thịt bò: thịt bò đắt tiền nên có lẽ chỉ cho cá ăn dặm. Tim bò vốn không ai ăn nên khó kiếm, muốn mua phải dặn trước các hàng thịt. Các món này cá thích ăn. Tôi cũng thử cho cá ăn thịt heo nhưng chúng không thích lắm.
Ốc bươu vàng: nghe nói có người mua ốc bươu vàng về đập bỏ vỏ, lấy thịt xắt cho cá ăn. Tôi nghĩ ốc vốn là loài trung chuyển các mầm bệnh ký sinh như giun và sán, vì vậy chúng ta nên bỏ ốc vào ngăn lạnh một thời gian để diệt mầm bệnh trước khi cho cá ăn.
3. Thức ăn tổng hợp xay nhuyễn:
Loại thức ăn này dùng để nuôi thúc cá La Hán giúp chúng chóng lớn và mau lên đầu tuy nhiên thức ăn thừa làm nước mau dơ nên chúng ta cần để ý thay nước thường xuyên.
4. Thức ăn viên cho cá la hán
Thức ăn viên có ưu điểm là vệ sinh và tiện lợi, tuy nhiên những loại thức ăn tốt thường đắt tiền và hay có hàng giả. Thức ăn viên thường được quảng cáo là có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nên chúng ta không cần cho cá ăn gì thêm. Tuy nhiên, thức ăn dạng viên khó tiêu hơn thức ăn tươi, chúng ta nên hạn chế cho cá ăn loại thức ăn này trong và sau khi cá bị bệnh về đường ruột. Chỉ dùng thức ăn viên để cho cá ăn dặm thêm mỗi khi không có sẵn các loại thức ăn khác.
Cá quen ăn thức ăn tươi có thể không chịu ăn thức ăn viên. Chúng ta có thể tập cho cá ăn thức ăn viên bằng cách ngưng cho chúng ăn vài ngày rồi sau đó bỏ thức ăn viên.
5. Các loại thức ăn khác
Một số loại thức ăn tươi sống khác cũng có thể dùng làm thức ăn cho cá La Hán như: Gián, dế, cào cào, trứng kiến, sâu bọ, thằn lằn, giun đất… Kể cả loại sâu qui dùng làm thức ăn cho chim cũng có thể đem cho cá ăn (nhưng chúng không thích lắm). Những loại thức ăn này hầu như không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá so với những loại thức ăn có nguồn gốc thủy sản.
Chế độ thay nước giúp cá lên màu, đầu, châu sáng hơn
Chế độ thay nước rất cần thiết để hồ của bạn luôn sạch cũng như màu sắc của cá luôn tươi sáng, khỏe mạnh
- Thường nếu các bạn có thời gian tốt nhất ngày thay 10% nước, hoặc 3 ngày 30-40% nước
- Nếu dùng nước thủy cục thì các bạn nên sục oxi trước 2 ngày để clo bay hết ra khỏi nước tránh tình trạng sốc nước.
Chúc các bạnh thành công sau khi tham khảo các phương pháp trên!