Thông tin về loài cá Bống Mũi Tê Giác đang được nhiều người tìm kiếm. Loài cá này gây ấn tượng mạnh bởi vẻ ngoài độc đáo, khác biệt hoàn toàn với các loài cá được nuôi thủy sinh hiện nay. Nhằm giúp bạn đọc không phải tốn nhiều công sức tra cứu thông tin liên quan tới cá Bống Mũi Tê Giác, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết nhất. Mời bạn đọc theo dõi.
Toc
Giới thiệu về cá Bống Mũi Tê Giác
- Tên tiếng Anh: Rhinogobius zhoui
- Nguồn gốc: Xuất hiện đầu tiên ở các dòng suối tại Quảng Đông, Trung Quốc.
- Môi trường sống yêu thích: Cá thích sống ở khu vực có những dòng thác suối chảy có nhiều oxy, nhiều cây thủy sinh, gỗ lũa. Kể cả khi có mưa lớn làm nước trở nên đục, nước chảy xối xả, mực nước tăng cao thì cá vẫn có thể thích nghi và sống tốt được.
Đặc điểm hình thái
Những chú cá Bống Mũi Tê Giác sở hữu thân hình với màu đỏ rực lửa, chiếc mũi nhô lên như sừng tê giác. Những con cá đực thường có ngoại hình lớn hơn cá mái, đặc biệt là màu sắc trên thân cá đực cũng đẹp hơn cá mái rất nhiều. Con cá Bống Mũi Tê Giác đực khi trưởng thành phần đuôi và vây lưng sẽ xuất hiện những vành biên có màu xanh tươi sáng. Trong khi đó những con mái các bộ phận vây đuôi và vây lưng được thay thế bằng những vành đỏ sậm màu. Kích thước trung bình của những chú cá Bống Mũi Tê Giác trưởng thành là khoảng 5cm, đây là kích thước nhỏ nên khi nuôi bạn có thể nuôi theo bầy số lượng từ 5 – 7 con.
Tập tính của cá
Cá Bống Mũi Tê Giác có tính cách khá hiền lành nên có thể nuôi kết hợp với nhiều loài cá khác nhau trong bể thủy sinh. Trong bể nuôi bạn nên có sự trộn hòa hợp lý giữa cá đực và cá mái để chúng hoạt động tích cực hơn. Nếu không chúng sẽ buồn và ít bơi lội.
Đặc tính sinh sản
Bước vào giai đoạn sinh sản, những chú cá Bống Mũi Tê Giác đực sẽ khá hung hăng, luôn sẵn sàng đánh nhau với các con cá đực khác. Khi kết đôi, những chú cá mái sẽ là người chủ động tán tỉnh, nếu cá đực không chấp nhận cá mái sẽ tấn công.
Mỗi lần sinh sản cá mái sẽ đẻ được 30 – 60 trứng. Địa điểm đẻ là để trên các mặt phẳng trong các hốc khe đá. Thời gian ấp trứng sẽ kéo dài từ 13 – 20 ngày. Những chú cá trống sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc và ấp trứng. Tuy nhiên, có một số trường hợp, cá đực không có kinh nghiệm đã lầm tưởng trứng là thức ăn nên sẽ ăn hết. Vì thế trong quá trình chăm sóc người nuôi cần lưu ý để không ảnh hưởng tới kết quả của quá trình sinh sản.
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết nhất cách nuôi cá Bống Mũi Tê Giác. Bạn đọc hãy tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm hay nhé.
Cách chọn cá Bống Mũi Tê Giác
Để mua được một chú cá khỏe mạnh bạn hãy dựa theo hướng dẫn sau:
- Màu sắc: Bạn chọn những con cá có màu sắc tươi tắn, không bị phai, đổi màu.
- Kích thước: Tìm những con có tỷ lệ cân đối, bởi khỏe, có phản xạ tốt.
- Hình dáng: Trên cơ thể cá không được có bất cứ dị tật nào, chẳng hạn như cong xương sống hoặc hàm vẹo.
- Vây cá: Những chú cá khỏe là trên vây không có dấu hiệu hư hỏng hay bị sờn. Vây lưng cá phải thẳng đứng, tách biệt rõ ràng với phần còn lại.
- Hành vi: Bạn nên chọn những chú cá có hoạt động lanh lợi, không chọn những hành vi hung hăng, chống đối với các con khác.
- Sức khỏe: Tránh chọn những con bụng hóp, mắt đục, thở khó.
- Địa chỉ uy tín: Để quá trình lựa chọn được dễ dàng bạn nên tìm đến các địa chỉ mua Cá Bống Mũi Tê Giác uy tín, được nhiều khách hàng lựa chọn. Với đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp bạn còn được tư vấn về kinh nghiệm chăm sóc và nuôi cá tốt nhất.
Bể nuôi cá Bống Mũi Tê Giác
Nhìn chung bể nuôi loài cá này không cần phải quá rộng nhưng phải có lượng oxi dồi dào. Chính vì thế trong bể bạn cần phải thiết kế dòng chảy, kết hợp với các tảng đá mòn để cá có thể bám.
Để bể cá thêm sinh động bạn cũng có thể trang trí thêm các tranh gỗ lũa, chậu hoa thủy sinh nhỏ,… Điều này sẽ đem lại cho cá môi trường sinh sống gần gũi với tự nhiên nhất.
Yêu cầu về chất lượng nước khi nuôi cá Bống Mũi Tê Giác là khá cao. Nếu để cá sống trong môi trường nước bẩn, không được vệ sinh dọn dẹp thường xuyên thì sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để đàn cá sinh trưởng và phát triển đó là ở nhiệt độ 19 – 24 độ C, độ pH dao động từ 7.0 – 7.8.
Bể cá nên đặt ở vị trí thoáng mát, tránh khu vực có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ánh sáng tự nhiên bạn cũng có thể bố trí thêm hệ thống ánh sáng nhân tạo từ đèn Led.
Bộ lọc cho bể cá Bống Mũi Tê Giác
Chức năng chính của bộ lọc bể cá là giúp hút sạch các loại chất thải, chất độc, nhờ được tích hợp công nghệ lọc tiên tiến. Điều này giúp cho bể cá Bống Mũi Tê Giác sẽ luôn trong lành, tạo được nhiều oxy để đàn cá sinh trưởng.
Dựa vào thể tích bể nuôi bạn sẽ chọn bộ lọc có công suất hoạt động phù hợp. Ví dụ bể từ 20 – 30 lít thì có thể chọn lọc thác, 30 – 50 lít thì chọn lọc thác loại to,…
Đầu tư một chiếc máy lọc cho bể cá sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều công sức trong việc dọn dẹp, vệ sinh. Bởi hằng ngày bộ lọc đã giúp bạn loại bỏ phần nào bụi bẩn, thức ăn thừa, tránh tình trạng tích tụ lâu ngày gây hại cho đàn cá. Bởi vậy bạn đừng tiếc mà hãy đầu tư một bộ lọc thật tốt nhé.
Các bước thả cá Bống Mũi Tê Giác vào bể
Cá Bống Mũi Tê Giác khi mới mua về chưa thả ngay vào bể bởi lúc chọn bạn chỉ quan sát thoáng qua nên chưa đánh giá chính xác được cá có bị bệnh hay không. Thay vào đó bạn cần phải cho cá ra một bể riêng, thực hiện diệt mầm bệnh bằng thuốc. Cách ly đủ số ngày mới cho vào bể nuôi chung, như thế sẽ giúp tránh lây lan cho các loài cá khác.
Để cá không bị sốc, đầu tiên bạn ngâm bịch cá trong nước khoảng 15 phút, sau đó mở miệng túi, múc một ca nước từ trong bể cho vào túi cá. Bạn làm như vậy khoảng 3 – 4 lần mỗi lần cách nhau 5 phút. Sau bước này thì đã có thể thả cá vào bể. Nhớ là quá trình thả phải nhẹ nhàng, không nên đổ ào ạt vì sẽ làm cá sợ.
Thức ăn cho cá Bống Mũi Tê Giác
Loài cá này thích ăn các loại đồ sống như trùn chỉ, lăng quăng, ấu trùng artemia,… Bạn cũng có thể cho cá ăn khô dạng viên nhưng không nên cho ăn quá nhiều, chỉ nên ở mức vừa phải.
Khẩu phần ăn hằng ngày cho một chú cá nhỏ là khoảng 2 bữa, với chú cá trưởng thành thì chỉ cần 1 bữa. Mỗi bữa cho ăn đủ số lượng, không quá ít hoặc quá nhiều, thời gian cho ăn chỉ nên kéo dài từ 3 – 5 phút. Nếu thấy cá có biểu hiện no bạn có thể dừng lại, đừng ép cá ăn. Sau mỗi bữa ăn bạn dành một chút thời gian để dọn dẹp lại thức ăn thừa.
Các bước vệ sinh bể cá Bống Mũi Tê Giác
Để bể cá được dọn dẹp sạch sẽ bạn hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn tắt hết các thiết bị điện, bộ lọc nước, máy sưởi… Sau đó vớt tạm cá ra một bể chứa bên ngoài.
- Bước 2: Tiếp bạn sử dụng loại ống hút chuyên dụng để hút bớt nước ở trong bể ra. Bạn sẽ hút khoảng 40% lượng nước còn đâu giữ lại. Sau đó bạn cho gỗ lũa, cây trang trí,… ra vệ sinh sạch, loại bỏ hết rong rêu bám bẩn. Tiếp bạn dùng một chiếc khăn sạch để lau sạch bề mặt kính.
- Bước 3: Quá trình vệ sinh hoàn tất bạn sẽ cho nước mới đã xử lý trước đó vào bằng mực nước ban đầu của bể, bật các thiết bị lọc nước, máy sưởi… sau khoảng 15 phút thì cá về bể.
Chăm sóc sức khỏe cho cá Bống Mũi Tê Giác
Cá Bống Mũi Tê Giác được đánh giá là khá khỏe mạnh, tuy nhiên nếu chăm sóc không đảm bảo thì đàn cá cũng có thể mắc một số bệnh sau:
Bệnh mốc nước
Nguyên nhân gây bệnh là do một số giống nấm như Sarolegnia, Achlya, Leptolegnia, Aphanomices.
Khi bị nhiễm bệnh trên thân cá sẽ xuất hiện các vùng trắng xám, đó là các sợi nấm cỏ mềm. Cơ thể cá sẽ thấy vô cùng khó chịu, thường xuyên cọ xát vào thành bể làm bong tróc da khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Để điều trị bạn sẽ sử dụng thuốc diệt nấm cho cá. Bên cạnh đó có thể sử dụng một số loại hóa chất như Methylen 2 – 3g/m3, KMnO4 1 – 2g/m3 cho vào bể và lặp lại 2 lần trong 1 tuần để sát khuẩn.
Bệnh trùng mỏ neo
Tác nhân gây bệnh là do trùng mỏ neo thuộc giống Leronaea. Chúng ký sinh trên da, vẩy, mang, hốc mũi, mắt và miệng cá. Một khi đã mắc phải căn bệnh này cá sẽ cảm thấy khó chịu, chán ăn, trên thân nổi nhiều nốt màu đỏ.
Giải pháp điều trị là bạn sẽ sử dụng lá xoan 0,4 – 0,5 kg/m3 nước bón vào hồ nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng. Nếu không có lá xoan bạn có thể dùng dung tích thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 – 12g/m3 tắm từ 1 – 2h.
Bệnh lở loét
Nấm Alphanomyces Invadan chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh này ở cá. Khi nhiễm bệnh vi khuẩn nấm sẽ len lỏi ăn sâu vào trong thịt, gây nên khó chịu khiến cá di chuyển chậm chạp, chán ăn. Ngòa ra cơ thẻ còn xuất hiện nhiều vết lở loét trên cơ thể.
Để chữa cho cá bạn sẽ hòa vôi té đều khắp mặt hồ, thực hiện 2 tuần 1 lần, làm đến khi nào cá khỏe thì thôi. Cách phòng tránh ngay từ ban đầu để cá không mắc bệnh lở loét là khi mới mua về bạn tắm NaCl 2-3% cho cá trong 5-15 phút để tẩy trùng tác nhân bên ngoài.
Cá Bống Mũi Tê Giác hiện đang được bán với mức giá khoảng từ 40.000 – 50.000 đồng/con. Để lựa chọn được chú cá khỏe mạnh bạn nên đến cửa hàng lớn, có cam kết về nguồn gốc chất lượng.
Chúng tôi gợi ý đến bạn một số địa chỉ tốt:
Cá Cảnh Hến
- Địa chỉ: 13 Ngõ 94 Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hà Nội
- Điện thoại: 0385 841 346
- Email: doxuanhai14593@gmail.com
- Fanpage: www.facebook.com/cacanhhen
- Shopee: https://shopee.vn/thuysinhnga
Cá Cảnh Tuấn Phong
- Địa chỉ: 107 Thiên Hiền, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0394 333 382 & 0989 161 314
- Email: cacanhtuanphong@gmail.com
- Website: cacanhtuanphong.com
- Fanpage: www.facebook.com/cacanhtuanphonghn/
- Shopee: https://shopee.vn/phamdoan95
Cá Cảnh Sơn Yến
- Địa chỉ: 655 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0904 743 006 & 0868 491 606
- Email: sale@cacanhsonyen.com
- Website: http://cacanhsonyen.com/
- Fanpage: www.facebook.com/cacanhsonyen
Cửa Hàng Cá Cảnh Rồng Nam Dương
- Địa chỉ: 72 Đường 52 Khu Dân Cư Bình Phú, P.10, Q.6 – Tp.HCM
- Điện thoại: 093.893.3456
- Fanpage: https://www.facebook.com/RongNamDuong
Cá cảnh Sài Gòn WorldFish
- Điện thoại: 08.8811.1884 – 0942.681.818 – 0935.49.82.84
- Email: thachcacanhsaigon@gmail.com
- Website: https://cacanhsaigon.com.vn
- Địa chỉ: 710, Trường Chinh, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM
Cá Bống Mũi Tê Giác quả thực là loài cá đẹp mà kỹ thuật nuôi lại không quá khó. Chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn của chúng tôi là đảm bảo sẽ thành công. Chúc bạn sẽ nuôi được một đàn cá Bống Mũi Tê Giác khỏe mạnh, mau lớn.