Bệnh xuất huyết ở cá cảnh hay còn gọi là bệnh đỏ mình do các vết đỏ khác nhau xuất hiện trên thân cá cảnh. Nếu vi khuẩn, virus xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của cá, chúng sẽ di chuyển khắp nơi gây tổn thương các mô cơ thể, mạch máu và tim của cá cảnh nhà bạn. Hãy cùng Thegioiloaica.com tìm hiểu nguyên nhân và Cách điều trị bệnh xuất huyết ở cá cảnh qua bài viết dưới đây nhé!
Toc
Bệnh xuất huyết ở cá cảnh là gì?
Cá bị xuất huyết là toàn thân cá xuất hiện các vết đốm, vết đỏ dưới da. Cá cảnh thường bị xuất huyết vào khoảng từ tháng 3 – tháng 5 và tháng 8 – tháng 10. Vì lúc này môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 25 – 32 độ C đây là thời tiết thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus tấn công xâm nhập.
Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết ở cá cảnh
- Bệnh xuất huyết ở cá cảnh là hậu quả của việc môi trường nước trong bể nuôi cá bị ô nhiễm do thức ăn thừa không phân huỷ hết hoặc do hệ thống lọc công suất yếu. Đây là thời điểm thuận lợi cho mật độ vi khuẩn có hại gia tăng, hàm lượng Amoniac tăng đột biến gây ra.
- Do tác động xấu của môi trường nuôi khiến cho cá suy giảm đề kháng và nhiễm cùng một lúc nhiều loại vi khuẩn, virus hay còn gọi là bội nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết cá ảnh bị xuất huyết
- Cá bị mệt mỏi, bơi lờ đờ, bỏ ăn.
- Da cá nhợt nhạt, thân bụng và dọc theo đuôi cá xuất hiện những đốm đỏ cam xong chuyển dần thành đỏ sẫm. Phần đuôi nào bị xuất huyết trước sẽ rụng trước. Mạch máu nổi rõ ở phía đuôi hoặc dưới bụng, phình lên rất rõ.
- Gốc tai bơi của cá có những đốm trắng, hoặc đỏ ngay ở gốc tai bơi.
Cách điều trị bệnh xuất huyết ở cá cảnh
Cá khi bị xuất huyết do vi khuẩn, virus xâm nhập nếu để quá nặng có thể lây lan ra cả đàn, gây chết cá, còn nhẹ thì bị rụng đuôi, rụng vây… ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sức khoẻ của cá. Vì thế, các bạn nên thường xuyên quan sát tình trạng của cá để phát hiện và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả đàn.
- Bước 1: Khi phát hiện cá bị xuất huyết, các bạn nên cách ly những chú cá này ra 1 hồ khác.
- Bước 2: Pha tỉ lệ nước hồ có cá bị bệnh theo công thức: 5 lít nước + 1 viên Tetracylin + 10 gram muối hạt + 10 giọt XanhMethylen (mua lọ Xanh-Methylen). Ưu tiên sục khí oxy nhẹ giúp các hô hấp dễ dàng hơn.
- Bước 3: Mỗi ngày đều cho cá ăn 1 bữa có thể sử dụng trùn huyết, hoặc cám chuyên dụng cho cá cảnh… Nếu cá bị xù vảy phần bụng thì ngưng cho ăn.
- Bước 4: Cần thay nước mỗi ngày để đảm bảo nguồn nước sạch vi khuẩn, virus. Tuỳ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị lâu hay nhanh, nhưng ít nhất là 3 ngày đến vài tuần.
- Bước 5: Khi thấy cá trở về tình trạng bình thường thì hãy thả cá lại vào nước sạch dần dần sẽ chuyển vào lại sang hồ cá.
Lưu ý: Khi thả cá bệnh vào hồ mới có pha thuốc trị bệnh, nếu cá quẩy mạnh thì các bạn nên vớt cá ra hoặc để hôm sau rồi mới tiến hành thả cá vào để chữa bệnh. Điều này có nghĩa là các bạn đã pha thuốc quá liều hoặc sức khoẻ của cá quá yếu. Nếu tiếp tục để cá trong hồ với tình trạng như vậy thì cá sẽ có nguy cơ chết là khá cao.
Phòng bệnh cho cá cảnh trước căn bệnh xuất huyết
- Mỗi khi sử dụng hồ mới hoặc thì các bạn nên vệ sinh kỹ càng, tẩy trùng sạch hồ, khử khuẩn thật kỹ giúp các loại vi khuẩn virus trong hồ giảm đáng kể.
- Khi bắt cá mới về dù cá có biểu hiện bệnh hay không, thì các bạn cũng nên nuôi riêng cá vài ngày, để tập làm quen với nguồn nước cũng như quan sát xem cá có bị bệnh không nhé!
- Cần bổ sung vitamin C và khoáng chất dịnh dưỡng hợp lý để cá nhanh lớn, khoẻ mạnh và có sức đề kháng cao.
- Vệ sinh bể cá, thay nước thường xuyên để bể cá luôn sạch giảm lượng vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời, kiểm tra chất lượng nước như pH, ammonia, nitrite và nitrate để đảm bảo môi trường sống tốt cho cá.
- Hạn chế việc cho cá ăn quá nhiều hoặc quá ít. Các loại thức ăn cũng cần được đa dạng hóa để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá.
- Để phòng ngừa căn bệnh xuất huyết, nên sử dụng thuốc tẩy nấm và thuốc kháng sinh cho cá một cách thường xuyên.
Ngoài ra, việc chọn lọc giống cá chất lượng cũng rất quan trọng. Nên chọn những con cá có bề ngoài khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh để đảm bảo sức khoẻ của bể cá.