Cá La Hán luôn nằm trong top những loài cá cảnh nước ngọt được yêu thích nhất hiện nay. Sức hấp dẫn của loài cá này không chỉ bởi ngoại hình bên ngoài mà còn bởi giá trị về ý nghĩa phong thủy mà cá đem tới cho người nuôi. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, chúng ta sẽ hướng dẫn đến bạn cách nhận biết cá La Hán đực và cái chính xác nhất, bạn đọc hãy cùng tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm hay nhé.
Toc
- 1. Đặc tính sinh sản của cá La Hán
- 2. Cách nhận biết cá la hán đực và cái chuẩn 100% từ chuyên gia
- 2.1. 2.1 Phân biệt qua gù đầu
- 2.2. 2.2 Phân biệt qua vây lưng và bụng
- 2.3. 2.3 Phân biệt thông qua đuôi
- 2.4. 2.4 Phân biệt thông qua phần ức của cá
- 2.5. 2.5 Phân biệt dựa vào giới tính bằng tuyến sinh dục cá
- 2.6. 2.6 Phân biệt dựa vào tuyến ngực của cá
- 2.7. 2.7 Nhận biết cá La Hán đực và cái dựa vào động thái của cá con
- 3. Kỹ thuật nuôi cá La Hán sinh sản
- 4. Bài viết liên quan:
Đặc tính sinh sản của cá La Hán
Khi được khoảng 1 tuổi cá La Hán sẽ bước vào giai đoạn sinh sản. Loài cá này nổi tiếng là loài cá đẻ khá nhiều. Thông thường cá đẻ ra sẽ có khoảng 50% là con trống và 50% là con cái. Tỷ lệ những con cá trống La Hán đẹp, lên đầu to chỉ rơi vào khoảng 20 – 30%. Bên cạnh đó vẻ đẹp của cá còn phụ thuộc khá nhiều vào cá La Hán bố và mẹ.
Giai đoạn ấp trứng của cá La Hán thường có 2 cách ấp riêng đó là để cá tự ấp hoặc đem ra ấp riêng. Tuy nhiên phương pháp để cá tự ấp lại không khả thi vì cá bố mẹ có thể sẽ ăn trứng. Vì thế phương pháp ấp riêng được coi là sự lựa chọn tối ưu hơn cả. Khi bạn mang dĩa trứng ra hồ nhỏ để ấp hãy để nghiêng (khoảng 75 độ) vào thành hồ (đối với hồ rộng 30cm).
Cách nhận biết cá la hán đực và cái chuẩn 100% từ chuyên gia
Thời điểm thích hợp nhất để nhận biết cá La Hán đực và cái là khi đàn cá được 2 tháng tuổi. Khi này chiều dài của cá đạt khoảng 10cm, màu sắc bắt mắt do các sắc tố đã được hình thành rõ ràng, các bộ phận bên ngoài đã phát triển đầy đủ, qua đó việc quan sát giới tính của cá cũng trở nên chính xác và dễ dàng hơn.
Dưới đây sẽ là một số tiêu chí để bạn có thể phân biệt được giới tính của cá La Hán.
2.1 Phân biệt qua gù đầu
Cách phân biệt cá La Hán đực và cái đơn chính xác đầu tiên đó là thông qua phần gù đầu. Thông thường những con cá La Hán cái sẽ có phần gù đầu nhợt nhạt hơn so với con đực. Bên cạnh đó, phần gù đầu của con cái cũng ít gồ ghề, trong nhỏ hơn khá nhiều so với con đực. Ngược lại với những chú cá La Hán đực, phần gù của nó sẽ có màu sắc tươi tắn và sặc sỡ hơn rất nhiều so với con cái. Đầu gù của cá đực không những to hơn mà còn khá gồ ghề nhìn rất độc đáo và giá trị hơn.
2.2 Phân biệt qua vây lưng và bụng
Thông qua vây lưng và bụng của cá bạn cũng có thể nhận biết được đâu là cá cái và đâu là cá đực.
Đối với những con cá cái, vây lưng có phần nhỏ và ngắn hơn so với các con cá đực. Phần xương vây lưng trên cá La Hán cá từ xương thứ nhất đến xương thứ 6 tương đối nhỏ và có hình dẹt. Ngoài ra trên vây lưng của cá còn có những đốm đen, đây được coi là dấu hiệu giúp bạn nhận biết đây chính là một con cá cái.
Đối với các con cá đực, vây lưng mọc dài và lởm chởm hơn, phần xương trên vây lưng lại có hình tròn và thô kệch. Khi quan sát trên vây lưng của cá nếu không có các chấm đen thì 80% đó chính là cá con La Hán đực.
Nhìn vào bụng của cá bạn cũng có thể phân biệt được đâu là một chú cá cái và đâu là một chú cá đực. Vào thời điểm sinh sản, những chú cá cái sẽ thường xuyên lắc vây bụng cho trứng rớt ra và cung cấp oxy. Điều này còn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn hay các tạp chất có thể xâm hại vào trong bụng, vì thế khi chạm vào sẽ có cảm giác rất mềm mại. Trái ngược với những con cá cái, phần vây bụng của cá đực sẽ có cảm giác thô và cứng hơn.
2.3 Phân biệt thông qua đuôi
Khi khảo sát trên nhiều chú cá, người ta phát hiện ra rằng những chú cá cái sẽ có phần đuôi xòe quạt với dạng hình tam giác, mỗi khi bơi cũng tạo cảm giác rất mềm mại mỗi khi trông thấy hay chạm vào.
Còn đối với những con cá La Hán đực, phần đuôi cá đực cũng xòe rộng nhưng lại có dạng hình tròn, vây cũng cứng hơn chứ không mềm mại như con cá cái.
2.4 Phân biệt thông qua phần ức của cá
Nếu bạn quan sát thấy phần ức của cá nhỏ và nhọn thì đó chính là những con cá La Hán cái. Còn nếu phần nức trông rộng, nở nang, chỗ hàm dưới của cá có cục thịt nhô ra thì đó chính là dấu hiệu của một chú cá La Hán đực.
2.5 Phân biệt dựa vào giới tính bằng tuyến sinh dục cá
Bình thường lỗ sinh dục của những con cá đực sẽ lồi ra theo hình chữ V, còn lỗ sinh dục của ca mái sẽ lồi ra theo hình chữ U. Khi đến thời điểm phát dục, tuyến sinh dục của cá mẹ sẽ lồi hẳn ra, đây sẽ là lúc bạn có thể quan sát rõ đâu là một chú cá La Hán đực và đâu là một chú cá La Hán cái.
2.6 Phân biệt dựa vào tuyến ngực của cá
Mặc dù cách phân biệt này hơi mơ hồ nhưng độ chính xác của nó lại rất cao. Theo nghiên cứu, những con cá La Hán đực sẽ có tuyến ngực phần bụng tương đối nhọn, chỗ hàm dưới của cá giống như nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực ở phần bụng của cá cái thì tương đối tròn.
2.7 Nhận biết cá La Hán đực và cái dựa vào động thái của cá con
Nếu bạn muốn phân biệt cá La Hán đực và cái ngay từ khi chúng còn nhỏ thì cũng không phải là không có cách. Bạn sẽ phân biệt dựa vào động thái của cá con, mặc dù tỷ lệ chính xác không quá cao khoảng 70%.
Thông thường những chú cá La Hán đực khi còn thỏ sẽ tương đối lì lợm, còn những con cá cái lại có bản tính nhút nhát, dễ sợ khi đối tượng khác đến gần. Khi sống trong tình trạng thức ăn không đầy đủ như ở các cửa hàng kinh doanh cá kiểng nếu bạn dùng tay quẫy nhẹ vào bể cá, nếu thấy cá hốt hoảng bỏ đi thì phần lớn đó chính là những chú cá đực. Còn thấy cá ẩn náu lâu dưới đáy bể, có dấu hiệu chuyển sang màu đen thì đó chính là những con cá cái.
Kỹ thuật nuôi cá La Hán sinh sản
Để quá trình sinh sản của cá La Hán được diễn ra dễ dàng việc bạn quan tâm đầu tiên đó chính là phải chọn được cá giống bố mẹ khỏe mạnh.
Tiêu chí chọn cá La Hán bố mẹ khỏe mạnh đó là cá bố mẹ có mắt tròn, mi mắt lanh lợi dễ nhận thấy. Đuôi cá thẳng đứng, đuôi càng dài thì càng to và khỏe, thân hình của cá phải có hình oval, bụng đầy đặn không có nếp gấp. Những chú cá bố mẹ khi có được khỏe tốt sẽ ăn khỏe, di chuyển linh hoạt, trên người không mắc các bệnh di truyền hoặc bẩm sinh.
Bài viết liên quan:
Bên cạnh đó trong quá trình sinh sản cá La Hán khá hung dữ, vì thế bạn nên chọn những con cá cái có kích thước to hơn con cái. Điều này giúp tránh được tình trạng cá cái ăn con trống, để con trống có thể khống chế được con cái.
Vào khoảng 10 tháng tuổi, cá La Hán sẽ phát dục trong khoảng từ 30 – 90 ngày, giai đoạn này bạn nên tiến hành cho cá La Hán tiến hành sinh sản để đạt kết quả tốt nhất.
3.1 Bể nuôi cá La Hán sinh sản
Bể nuôi cá La Hán sinh sản nên có kích thước là 50 x 40 x 40 cm. Điều này sẽ thuận lợi cho việc ghép cặp, tạo môi trường sống cho cá bố và cá mẹ thoải mái nhất.
3.2 Nước nuôi cá sinh sản
Nước để nuôi cá sinh sản cần phải đáp ứng tốt các điều kiện như nước phải sạch, không lẫn tạp chất, không có mùi lại hoặc màu sắc khác thường. Trường hợp sử dụng nước máy bạn cần phải để nước sang bể clo để bay hết hơi đi thì mới cho vào bể cá La Hán sinh sản.
3.3 Vị trí đặt bể cá sinh sản
Trong quá trình sinh sản, bạn nên đặt bể cá tại vị trí yên tĩnh, ít người qua lại, không có tiếng ồn. Nếu đặt bể cá tại vị trí có xe cộ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bắt cặp của cá La Hán bố và mẹ.
3.4 Vệ sinh bể cá La Hán sinh sản
Bể cá La Hán cần phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên từ bên trong đến bên ngoài. Để đàn cá có thể yên tâm sinh sản, bạn cũng cần phải đặt một thiết bị che chắn để cá không bị tác động bởi côn trùng hay các loài động vật khác nuôi trong nhà.
3.5 Đặt giá thể cho cá La Hán sinh sản
Bạn chọn giá thể cứng, có thể dùng một miếng gạch có diện tích từ 10 – 20cm. Quá trình sử dụng cần phải vệ sinh thường xuyên và sát trùng bằng muối 5%, sau đó đặt ở góc bể đã được che kín.
3.6 Quá trình sinh sản của cá La Hán
Dưới đây sẽ là các giai đoạn mà cá La Hán thực hiện quá trình sinh sản của mình, bạn đọc hãy theo dõi để chủ động hơn trong quá trình chăm sóc.
Giai đoạn 1: Giai đoạn bắt cặp cá bố và mẹ
Để cá bố và mẹ bắt cặp với nhau bạn sẽ đưa cá trống và cá mái vào chung bể, tuy nhiên chưa để hai con cá tiếp xúc với nhau, thay vào đó là ngăn cách bằng miếng kính trong. Tiến hành theo dõi cho đến khi hai con bơi lại gần tấm kiếng, quẫy đuôi thì có nghĩa là chúng đã chịu nhau nên bạn sẽ rút tấm kính ra để chúng bắt đầu bắt cặp.
Giai đoạn 2: Cá mẹ đẻ trứng
Khi cá bố cá và mẹ bắt thành cặp thành công, sau khoảng một khoảng thời gian cá mái sẽ xuất hiện các sọc đen trên mình, nó sẽ bắt đầu dời những viên sỏi, thậm chí làm sạch khu vực mà mình muốn đẻ trứng.
Khi cơ quan sinh dục của cá cái lòi ra thì sau khoảng 5 – 7 tiếng sau cá sẽ bắt đầu đẻ trứng. Mỗi lần cá cái đẻ trứng cá đực sẽ đi phía sau để thụ tinh.
Giai đoạn 3: Cá La Hán ấp trứng
Bạn có thể chọn 02 cách ấp trứng là để trống tự ấp hoặc lấy trứng ra ấp riêng. Nhưng những người có kinh nghiệm nuôi cá lâu năm họ sẽ cho ra ấp riêng bởi nếu cho trứng ở gần với cá bố mẹ rất có thể chúng sẽ ăn hết trứng.
Trường hợp bạn cho cá ra ấp riêng thì cần đặt ở góc nghiêng khoảng 75 độ so với thành hồ. Lưu ý tắt máy lọc nước hoặc để máy sủi không khí với cường độ thấp nhất.
Giai đoạn 4: Chăm sóc cá La Hán bột
Sau khoảng 48 giờ cá nở, tỷ lệ nở thành công là khoảng 65%, tỷ lệ sống của cá 3 ngày tuổi là 90%.
Sau khoảng thời gian từ 2 – 4 ngày khi nở bạn chưa cần phải cho cá bột ăn ngay. Sau thời gian này bạn sẽ cho cá ăn bo bo, ấu trùng, lòng đỏ trứng gà,… Từ 07 ngày trở đi bạn có thể cho cá ăn các loại thức ăn như trùng chỉ, hay thức ăn tổng hợp được xay nhỏ,…
Trên đây là nội dung hướng dẫn của Nuoitrong.com về cách nhận biết cá La Hán đực và cái. Chỉ cần dựa theo những kiến thức này là quá trình phân biệt của bạn sẽ không còn gặp phải khó khăn nữa. Chúc bạn sẽ thành công trong việc chăm sóc đàn cá La Hán của mình.