Nuôi cá dọn bể trong bể thủy sinh là vô cùng cần thiết. Mặc dù có nhiều loài cá dọn bể dễ nuôi nhưng người ta vẫn ưu tiên lựa chọn cá Chuột Thái. Vậy cá Chuột Thái là cá gì? Cách nuôi thế nào và giá bán ra sao? Chúng ta sẽ chia sẻ chi tiết nhất về loài cá này.
Toc
- 1. Giới thiệu về cá Chuột Thái
- 2. 2.1 Cách chọn cá Chuột Thái khỏe mạnh
- 3. 2.2 Bể nuôi cá Chuột Thái
- 4. 2.3 Bộ lọc cho bể cá Chuột Thái
- 5. 2.4 Cách thả cá Chuột Thái vào bể
- 6. Bài viết liên quan:
- 7. 2.5 Thức ăn cho cá Chuột Thái
- 8. 2.6 Cách vệ sinh bể cá Chuột Thái
- 9. 2.7 Chăm sóc sức khỏe cho cá Chuột Thái
Giới thiệu về cá Chuột Thái
- Tên Tiếng Anh: Red Tail Shark
- Tên khoa học: Red Tail Shark
- Nguồn gốc: Thái Lan
- Tên gọi khác: Cá Nô Lệ, cá chuột Cầu Vồng, cá Hồng Xá,…
Tại Việt Nam, cá Chuột Thái chủ yếu sống ở khu vực sông suối của Thái Lan và một số khu vực ở Việt Nam. Hiện nay, loài cá này được nuôi làm cảnh ở Việt Nam khá phổ biến.
1.1 Đặc điểm của cá Chuột Thái
Cá Chuột Thái là một giống cá lớn, có thể đạt chiều dài lên đến 14cm, thân dáng hình thoi. Vây cá hình dĩa, toàn thân cá có màu nâu đen, vây và đuôi có màu cam sâm. Thân cá có hai màu đỏ và đen kết hợp tạo nên một phong cách riêng biệt cho loài cá này. Phần vây lưng của cá chuột rộng mọc ở phía cuối lưng. Miệng có hai chòm râu ngắn, bụng tương đối phẳng. Thân cá dài hơi dẹp trông khá đặc biệt. Loài cá nhiệt đới nước ngọt này có thói quen bơi qua lại, chủ yếu là ở phía đáy bể để tìm kiếm thức ăn. Mỗi khi bạn cho cá ăn, bạn sẽ thấy cá có xu hướng đuổi những chú cá khác ra khỏi vùng có thức ăn.
1.2 Môi trường sống của cá Chuột Thái
Cá Chuột Thái sống trong môi trường nước có nhiệt độ dao động từ 24 – 26 độ C. Để đảm bảo cá luôn khỏe mạnh, bạn cần nuôi chúng trong môi trường nước có nhiều oxy. Chúng thích ẩn nấp trong hang tối và dưới tán cây. Bạn nên trồng nhiều cây thủy sinh trong bể, bố trí sỏi và nhiều hang hốc trú ẩn. Cây ưa tia nắng yếu và môi trường nước chảy. Bể nuôi cần có nắp đậy để tránh tình trạng cá nhảy.
1.3 Lý do gọi là cá Chuột Thái dọn bể?
Cá Chuột Thái thích ăn các loại thức ăn thừa của cá và mút nhớt của các loài cá cảnh khác nuôi trong bể. Vì thế, khi nuôi chung với các loài cá khác, bạn không cần lo lắng về vấn đề các loài cá này cạnh tranh thức ăn của nhau. Cá Chuột Thái dọn bể có hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu nhờ màu sắc tươi sáng, nên được nhiều người yêu thích. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn chú cá dọn bể nào, thì cá Chuột Thái sẽ là sự lựa chọn không nên bỏ qua.
Nhìn chung, cách nuôi cá Chuột Thái khá đơn giản. Chỉ cần bạn nắm được những kiến thức cơ bản, quá trình nuôi sẽ không tốn nhiều công sức và đàn cá sẽ luôn khỏe mạnh, sinh sản tốt.
2.1 Cách chọn cá Chuột Thái khỏe mạnh
Hãy lựa chọn cá Chuột Thái giống tốt để hạn chế tình trạng nhiễm bệnh. Nhận biết những chú cá tốt và cá giống xấu:
Cá tốt:
- Cá bơi nhanh nhẹn
- Phản ứng nhanh với các tiếng động hay sự xuất hiện của nhiều loài vật khác
- Có thể lặn sâu xuống đáy
- Bơi ngược dòng
- Mắt sáng, không bị đục
- Trên da cá không xuất hiện xước xác, màu sắc tươi và bóng
- Không thường xuyên ngoi lên mặt nước để đớp không khí
Cá giống xấu:
- Hành động chậm chạp
- Bơi tản mạn
- Phản ứng chậm với tiếng động
- Nổi đầu quanh bở
- Bắt mòi chậm chạp
- Màu sắc trên da nhợt nhạt
- Bơi thả trôi theo dòng
Để chọn cá tốt, bạn nên tìm hiểu một địa chỉ kinh doanh cá cảnh uy tín, có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhận được sự phản hồi tốt từ khách hàng.
2.2 Bể nuôi cá Chuột Thái
Đặc điểm của cá Chuột Thái là thích ẩn nấp trong hang tối và dưới tán cây. Khi nuôi, bạn cần trang bị bể cá có tán rộng, bố trí nhiều loại cây tiểu cảnh để cá có được không gian sống lý tưởng. Cá Chuột Thái thích ánh sáng nhẹ, không quá mạnh, vì vậy bạn cần chọn đèn điện phù hợp với đặc tính cá. Chất liệu bể cá tốt nhất là thủy tinh, để đón được nhiều ánh sáng tự nhiên vào bể hơn. Nhiệt độ lý tưởng để chú cá Chuột Thái khỏe mạnh là từ 23 đến 26 độ C. Nhiệt độ trong bể nếu giữ ở mức ổn định thì cá sẽ có điều kiện để sinh sản và phát triển tốt nhất.
2.3 Bộ lọc cho bể cá Chuột Thái
Môi trường nước sinh sống của cá thường thay đổi do nhiều yếu tố như sự hình thành rêu, tảo, chất thải và nhiệt độ. Điều này có thể làm nước bị đục, bốc mùi và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công cá. Mặc dù cá Chuột Thái có chức năng làm cá dọn bể, nhưng không thể thay thế được chức năng của một chiếc máy lọc nước. Bởi vậy, trang bị một chiếc máy lọc nước trong bể thủy sinh là rất cần thiết. Bộ lọc sẽ giúp lọc và hút sạch các loại thức ăn thừa của cá và phân rác thải ra hàng ngày của cá. Ngoài ra, nó còn tạo dòng chảy tự nhiên trong hồ, giúp cá bơi lội dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian và công sức cho người nuôi. Tùy theo số lượng cá nuôi và kích thước bể, bạn nên lựa chọn một bộ lọc cá phù hợp.
2.4 Cách thả cá Chuột Thái vào bể
Sau khi chọn cá Chuột Thái về nhà, hãy mang về nhà nhanh chóng để giảm căng thẳng cho cá và giúp cá thích nghi với môi trường hồ nước nhanh hơn. Màu của cá có thể nhạt đi một chút sau khi di chuyển về nhà, nhưng bạn không cần phải lo lắng vì điều này là hoàn toàn bình thường. Cá sẽ trở lại màu như cũ khi được thả vào hồ.
Bước 1: Tắt đèn hồ cá hoặc tắt đèn trong hồ, vì đèn sáng có thể làm căng thẳng cá. Trang trí bể cá với nhiều cây và hòn non bộ để tạo nơi làm trú ngụ cho cá mới. Những vật trang trí sẽ giúp cá giảm căng thẳng trong quá trình làm quen với môi trường mới.
Bước 2: Thả trôi túi chứa cá trên mặt hồ để cá quen với nhiệt độ nước. Sau khoảng 15 phút, bạn mở túi, sử dụng cái ca sạch để múc vào bể một lượng nước bằng lượng nước trong túi. Khi lượng nước trong túi tăng gấp đôi, bạn có thể thả cá vào bể.
Bài viết liên quan:
Bước 3: Dùng vợt hoặc thả nhẹ cá vào bể. Sau khi thả xong, bạn cần theo dõi cá có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không. Nếu thấy cá không thích nghi, hãy tách riêng ra hồ khác để theo dõi.
2.5 Thức ăn cho cá Chuột Thái
Cá Chuột Thái là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau từ giun, chất thải của loài cá khác hay rong rêu. Chúng ăn hầu hết các loại thức ăn, giúp bể cá luôn sạch sẽ và quá trình lọc nước dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cá bằng các loại thịt và bột cá.
Mỗi ngày, chỉ cho cá ăn với hàm lượng vừa phải, khoảng 2 – 3 bữa/lần, mỗi lần cho ăn bằng một nắm nhỏ. Đợi cá ăn hết thức ăn trước khi tiếp tục cho ăn. Làm như vậy sẽ giúp cá ăn uống khoa học, hấp thu tốt hơn, tránh lãng phí thức ăn.
2.6 Cách vệ sinh bể cá Chuột Thái
Vệ sinh bể cá thường xuyên giúp cá khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Bước 1: Kiểm tra chất lượng nước để có sự đánh giá khách quan và xử lý nguồn nước phù hợp.
Bước 2: Múc khoảng 50% nước trong bể đi, và vớt cá ra một bể ngoài.
Bước 3: Lau chùi kính từ mặt trong và mặt ngoài. Sử dụng dấm để làm sạch những vết bẩn cứng đầu mà không gây hại cho cá.
Bước 4: Vệ sinh bộ lọc bằng cách dùng bàn chải lông mềm để cọ nhẹ và loại bỏ cặn bẩn.
Bước 5: Vệ sinh đồ trang trí trong bể cá.
Bước 6: Thay nước mới và thả cá trở lại vào bể.
2.7 Chăm sóc sức khỏe cho cá Chuột Thái
Cá Chuột Thái có sức kháng cao và ít bị bệnh. Các căn bệnh phổ biến mà chúng thường gặp:
Bệnh đốm trắng: Trên cơ thể cá xuất hiện các hại chấm trắng li ti trên thân. Điều trị bằng muối và tăng nhiệt độ.
Bệnh thối vây: Đuôi cá bị mục nát, rụng, rách. Điều trị bằng thuốc đặc trị.
Bệnh Exophthalmia: Mắt cá trổ ra. Điều trị bằng cách vệ sinh bể cá và thay nước thường xuyên.
Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn nuôi cá Chuột Thái thành công. Để mua cá Chuột Thái, bạn có thể ghé qua các địa chỉ kinh doanh uy tín như Cá Cảnh Tuấn Phong, Cửa hàng cá cảnh Sơn Yến, Cá Cảnh Tuấn Khôi, Thế Giới 246, Tiệm cá cảnh Thủy Sinh Trung Tín.
Hãy thường xuyên theo dõi website Thế Giới Loài Cá để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về cá cảnh và nuôi cá Chuột Thái hiệu quả nhất.