Ở Việt Nam hiện nay có vô vàn nhiều loài cá cảnh khác nhau nhưng cá Dĩa vẫn đang chiếm vị trí đặc biệt, được nhiều người yêu thích. Cá Dĩa có màu sắc đẹp, kỹ thuật nuôi đơn giản nên được nhiều người lựa chọn. Vậy cụ thể đặc điểm và cách nuôi cá Dĩa thế nào, nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể và chi tiết nhất, mời bạn tham khảo.
Toc
Giới thiệu về cá Dĩa
- Tên khoa học: Symphysodon
- Nguồn gốc: Xuất hiện vào đầu những năm 1840 tại các vùng nước trũng của sông Amazon. Sau đó cá được phân bố rộng rãi hơn tại khu vực nước sạch và trong như Peru, Venezuela, Colombia,…
1.1 Đặc điểm của cá Dĩa
Giống như tên gọi, cá Dĩa có hình dạng giống một chén dĩa. Thân hình của cá khá dẹt, đặc biệt là ở phía hai bên viền mặt và bụng.
Cá Dĩa có miệng nhỏ ngắn, toàn thân trơn lãng, vảy tròn, mềm và nhỏ. Các vi cá phát triển, vi ngực và vi đuôi là những tia vi mềm. Đường bên không hoàn toàn, đường bên phía trên từ nắp mang đến giữa thân, đường bên phía dưới từ giữa thân đến cuốn đuôi.
Thân của cá Dĩa có nhiều sọc đứng, tùy theo số lượng loài mà các sọc này có số lượng và độ đậm nhạt khác nhau.
1.2 Đặc điểm và tập tính của cá Dĩa
Cá Dĩa là loài sống theo bầy, bản tính ôn hòa. Với thân hình tròn dẹt của cá, chúng thích ẩn nấp vào thực vật dưới nước và len lỏi qua rễ cây.
Khi nuôi trong môi trường thủy sinh, cá Dĩa khá hiền lành, có thể chung sống với nhiều loài cá khác, không có sự cạnh tranh về lãnh thổ quá cao. Vì thế khi lựa chọn cá Dĩa bạn có thể yên tâm nuôi một bể cộng sinh.
Phân loại cá Dĩa
Hiện nay cá Dĩa có 07 loại được ưa chuộng, dưới đây sẽ là đặc điểm của từng loại.
2.1 Cá Dĩa đỏ
Cá Dĩa đỏ sở hữu thân hình mũm mĩm với màu đỏ ấn tượng, vây cá còn có màu trắng trong suốt. Mỗi khi nhìn loài cá này, bạn sẽ có cảm giác thích thú, nổi bật ngay trong bể cá.
2.2 Cá Dĩa xanh
Cá Dĩa xanh xuất phát từ chủng cá Dĩa thuần chủng. Bên ngoài cá có màu sắc đẹp mắt, phát sáng tốt vào ban đêm, làm bể cá trở nên độc đáo và cuốn hút hơn bao giờ hết.
2.3 Cá Dĩa bồ câu
Cá Dĩa bồ câu có hai màu sắc chủ đạo là trắng và đỏ cam. Xen kẽ với các đường vân đỏ, đốm trắng nổi bật, tạo hình độc đáo, lớp vây lưng nổi bật như bô lông của chim bồ câu.
2.4 Cá Dĩa vàng
Cá Dĩa vàng sở hữu sắc vàng, xen kẽ cùng với những đốm trắng tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Với màu sắc đặc biệt này, cá Dĩa vàng sẽ giúp bể thủy sinh của gia đình bạn trở nên ấn tượng hơn rất nhiều.
2.5 Cá Dĩa Albino
Cá Dĩa Albino là loài cá Dĩa bạch tạng, có da trắng sáng do giảm melanin. Toàn bộ phần thân của cá trắng sáng, không xuất hiện một dấu vết gì, tạo nên vẻ đẹp độc lạ.
2.6 Cá Dĩa Thái
Cá Dĩa Thái, còn được gọi là cá Dĩa nâu, có màu sắc khác lạ so với các loài cá Dĩa khác. Trên thân cá có màu nâu xen kẽ với các đốm đen nổi bật.
2.7 Cá Dĩa da beo
Cá Dĩa da beo có cơ thể được bao phủ bởi những chấm tròn bi đẹp mắt. Tùy thuộc vào hình dạng và màu sắc của chấm tròn, cá Dĩa được gọi tên và lựa chọn.
Cách nuôi cá Dĩa khỏe mạnh, ít bị nhiễm bệnh
Cá Dĩa được đánh giá là loài khá khỏe mạnh, dễ nuôi nhưng chúng lại dễ bị kích ứng bởi tiếng ồn, ánh sáng, môi trường nước thay đổi,… Vì vậy việc nắm vững các kỹ thuật nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Bài viết liên quan:
3.1 Cách chọn cá và thả cá Dĩa để nuôi
Để chọn được những chú cá Dĩa khỏe mạnh, bạn cần tuân thủ các tiêu chí sau:
- Chọn những con cá nhanh nhẹn, không bị dị tật gì trên cơ thể, mua từ những nguồn kinh doanh uy tín.
- Đối với những con cá nhỏ, nếu không biết rõ nguồn gốc bố mẹ thì chọn những con cá khỏe mạnh, bơi nhanh nhẹn, không đứng im một chỗ.
- Những con cá có dấu hiệu hay ngoi lên mặt nước đớp không khí là dấu hiệu chúng đang mắc phải một bệnh nào đó, sức khỏe không ổn định.
- Khi mua cá về, để cá vào một chậu nước có pha sẵn formal khoảng 10 – 15 phút để sát trùng cơ thể của cá. Sau khoảng thời gian này, thả cả bịch đựng cá vào bể để cá làm quen với môi trường nước. Sau đó, khoảng 20 phút sau mới nhẹ nhàng thả cá hoàn toàn vào bể. Sau khi thả cá xong, theo dõi biểu hiện của cá, nếu cá không thích nghi hoặc có dấu hiệu bị bệnh, cần tách cho ra bể cá khác ngay để tránh lây cho các con cá khác.
3.2 Bể nuôi cá Dĩa
Đối với cá Dĩa, bạn nên chọn bể nuôi có kích thước 60x30x30cm, hoặc bể có kích thước tiêu chuẩn như 90×45×45cm, 120×45×45cm. Bể nuôi càng lớn thì càng dễ duy trì chất lượng. Nếu bạn nuôi cá Dĩa nhỏ, số lượng ít ở trong bể cá lớn, chúng sẽ phát triển nhanh hơn.
Đối với bể cá mới mua về, bạn không nên thả cá ngay mà cần xử lý bể nuôi trước đó khoảng 1 tuần. Bể mới mua nên ngâm nước sạch từ 2 – 4 ngày, phơi khô 3 – 4 ngày dưới ánh sáng mặt trời. Tùy theo sở thích và điều kiện, bạn có thể chọn bể nuôi dán kính hoặc bể đúc. Tốt nhất là bố trí nắp đậy để tránh cá nhảy ra ngoài.
Cần bố trí ánh sáng trong bể cá, ánh sáng cần vừa phải, có thể sử dụng đèn chuyên dụng. Ánh sáng cường độ quá lớn sẽ làm nước màu đục do tảo phát triển, ảnh hưởng đến sự phát triển của cá Dĩa.
Nhiệt độ bể nuôi cũng là tiêu chí quan trọng. Cá Dĩa phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 27 – 30 độ C. Cần đo nhiệt độ thường xuyên để điều chỉnh nếu nước thay đổi.
3.3 Bộ lọc bể cá
Để đảm bảo đàn cá không bị bệnh và nước nuôi không chứa các chất gây hại, sử dụng bộ lọc nước đặc biệt là vô cùng quan trọng. Trong trường hợp không có điều kiện sử dụng bộ lọc chuyên dụng, bạn có thể sử dụng cát, sỏi, than hoạt tính để lọc nước. Đảm bảo nước trong bể cá đạt chỉ tiêu độ trong từ 1,5 – 4,5m. Độ mặn trong nước nuôi không được cao: 10 – 50 ms.
Độ pH trong nước nuôi cần nằm trong giới hạn cho phép:
- Đối với cá Dĩa con, pH trong nước nuôi dao động khoảng 6,5 – 6,7.
- Đối với cá Dĩa trưởng thành, pH dao động khoảng 6 – 6,8.
- Đối với cá Dĩa cái sinh sản, pH trong nước nuôi dao động khoảng 5,5 – 6,5.
Trong trường hợp nước trong bể cá không đạt độ pH, sử dụng bình sục khí để tăng cường chỉ tiêu này.
3.4 Thức ăn cho cá Dĩa
Cá Dĩa ăn côn trùng, giáp xác, mùn bã hữu cơ, nên được đánh giá là khá dễ nuôi. Thức ăn cho cá Dĩa cần thay đổi theo giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Cá khoảng 1 tháng tuổi, cho ăn nhuyễn thể hoặc giáp xác nhỏ.
- Giai đoạn 2: Cá từ 1 – 3 tháng tuổi, cho cá ăn côn trùng như bọ gậy, trùn chỉ,…
- Giai đoạn 3: Khi cá Dĩa được hơn 3 tháng tuổi, cho cá ăn nhiều loại thức ăn khác như trùn chỉ, bọ gậy, nhộng, thịt xay, cá con,…
Thời gian cho cá ăn thích hợp là từ 09 – 15 giờ chiều. Không cho cá ăn lúc chiều muộn hay trời tối. Cá Dĩa ăn ít thức ăn, nên bạn cần chú ý không cho cá ăn quá nhiều vì cá sẽ bị sình bụng, chết vì no. Thức ăn thừa sẽ rơi xuống đáy bể lâu ngày, làm ô nhiễm nước nuôi và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh cho cá Dĩa.
3.5 Các bước vệ sinh bể cá Dĩa
Việc vệ sinh cho bể cá rất quan trọng, nếu nước sống của cá không tốt, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Vì vậy, định kỳ bạn cần vệ sinh bể cá theo các bước sau:
- Đầu tiên, tắt hết các thiết bị điện trong bể cá để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.
- Sau đó, hút khoảng 2/3 hoặc một nửa nước cũ ra, đồng thời vớt cá ra một bể khác để tiến hành vệ sinh.
- Bắt đầu vệ sinh bể cá từ trong ra ngoài, làm sạch các món đồ trang trí, đá sỏi,… Không sử dụng các chất tẩy rửa vì sẽ lẫn vào nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
- Sau khi dọn dẹp xong, đổ nước mới vào, khoảng 20 phút sau để nhiệt độ bể nước cân bằng với nhiệt độ phòng, sau đó thả cá vào bể.
3.6 Chăm sóc sức khỏe cho cá Dĩa
Cá Dĩa dễ bị kích ứng với môi trường bên ngoài, dễ mắc phải nhiều bệnh liên quan tới tiêu hóa, nhiễm khuẩn,… Dưới đây là 03 bệnh mà loài cá này dễ mắc phải nhất:
Cá bị đục mắt
Nguyên nhân căn bệnh này là do cá bị nhiễm khuẩn, thức ăn dư thừa không được kiểm soát. Cách điều trị là sử dụng thuốc Tetraciline, pha với nước, sau đó đổ vào bể nuôi. Đồng thời cần tăng nhiệt độ môi trường nuôi (33 – 35 độ).
Cá bị đốm trắng
Nguyên nhân căn bệnh này là do cá bị tác động bởi ký sinh trùng. Bệnh xuất hiện các đốm trắng từ nhỏ đến lớn trên thân và vây cá. Để chữa trị, cách ly cá vào bể riêng, hòa thuốc đỏ mercurochrome 2% vào trong 24h. Lặp lại sau 3 – 4 ngày.
Cá bị bệnh tiêu đen
Cá bị bệnh tiêu đen khi cơ thể có các vết sẫm màu đen. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng cá bị muối tiêu nhưng chủ yếu là do thức ăn thiếu chất, nhiệt độ nước không ổn định,… Cần duy trì môi trường nước ổn định cho cá, cân bằng nhiệt độ, ánh sáng và độ pH.
Cá Dĩa giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?
Tuỳ theo kích thước của cá Dĩa mà giá bán sẽ khác nhau:
- Cá dài từ 6 – 8cm: dao động 100.000 đồng/con
- Cá dài từ 9 – 10cm: khoảng 250.000 đồng/con
- Cá đai trên 10cm: giá từ 300.000 đồng/con trở lên
Để mua được đàn cá khỏe mạnh, bạn hãy đến các địa chỉ uy tín sau:
4.1 Cá Cảnh Hến
- Địa chỉ: 13 ngõ 94 đường Hoàng Mai, Ha Loi, Hà Nội
- Điện thoại: 038 584 1346
- Giờ mở cửa: Luôn mở cửa
- Fanpage
- Website
4.2 Cá Cảnh Kim Giang
- Địa chỉ: Số 5, ngõ 424, Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 0904.9363.99
- Giờ mở cửa: 09:00 – 17:00
- Fanpage
- Website
4.3 Cá Cảnh Phúc Long
- Địa chỉ: Số 15b/110 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội
- Điện thoại: 0466616077 – 091 221 7907
- Fanpage
- Website
4.4 Cá Cảnh Sơn Yến
- Địa chỉ: 655 Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phú, Ba Đình
- Điện thoại: 090 474 30 06
- Giờ mở cửa: 07:00 – 21:30
- Fanpage
- Website
Cách nuôi cá Dĩa không quá phức tạp, chỉ cần áp dụng đúng những nội dung mà chúng tôi chia sẻ là đảm bảo thành công. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mỗi ngày, website cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay, mời bạn đọc thường xuyên theo dõi.