Đối với những người chơi cá cảnh lâu năm thì chắc chắn đã không còn xa lạ với dòng cá Cánh Buồm nữa. Đây là loài cá có ngoại hình xinh xắn, màu sắc rực rỡ, bắt mắt, tính cách vô cùng thân thiện và linh hoạt. Chính vì thế, càng ngày cá Cánh Buồm càng được nhiều người yêu thích và là loài cá không thể thiếu trong các bể cá thủy sinh. Bài viết dưới đây của Thế Giới Loài Cá sẽ giới thiệu chi tiết tới bạn về cá Cánh Buồm. Mời bạn cùng theo dõi!
Toc
Những điều cần biết về cá Cánh Buồm
- Tên tiếng Việt khác: Cá Bánh lái, cá Hắc quần
- Tên tiếng Anh khác: Rouw tetra, Butterfly tetra; Black widow
- Tên đồng danh: Tetragonopterus ternetzi Boulenger
- Tên khoa học: Gymnocorymbus ternetzi
- Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)
- Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)
1.1 Đặc điểm ngoại hình cá Cánh Buồm
Cá Cánh Buồm còn được gọi với tên gọi khác là cá Bánh Lái hay cá Hắc Quần bởi vì chúng sở hữu bộ vây mềm mại, uyển chuyển. Những chú cá nhỏ nhắn này được tìm thấy nhiều nhất tại khu vực sông Amazon.
Điểm nhận dạng đặc trưng nhất của cá Cánh Buồm chính là ngoại hình độc đáo của chúng. Khi trưởng thành cá có chiều dài tối đa từ 6-8 cm, kích thước khá nhỏ so với những loài cá khác. Thậm chí, nếu nuôi trong bể thủy sinh kích thước của cá thường chỉ đạt được từ 3-6cm.
Cơ thể cá Cánh Buồm hình thoi, vây lưng cao và trong suốt kéo dài từ đầu đến tận đuôi cá nhìn như cánh buồm đang giương căng vô cùng xinh đẹp. Cá có nhiều màu sắc rực rỡ từ xanh, vàng, đỏ, tím thu hút mọi ánh nhìn.
Cá Cánh Buồm sống ở tầng nước giữa, tính cách hiền lành và thích sống thành bầy đàn. Vì thế, loài cá này vô cùng thích hợp để nuôi trong bể thủy sinh cũng những loại cá cảnh khác, tạo vẻ đạp sinh động, rực rỡ.
1.2 Phân loại cá Canh Buồm phổ biến
Cá Cánh Buồm được phân thành nhiều loại khác nhau dựa vào màu sắc của từng con. Trong đó phổ biến nhất là 3 loại dưới đây:
Cá Cánh Buồm Trắng
Cá Cánh Buồm trắng có đặc tính giống nhất với cá Cánh Buồm nguyên bản ở môi trường tự nhiên. Ngoại hình của cá nhỏ nhắn, toàn bộ cơ thể được bao bọc bởi lớp vảy trắng trong suốt, tinh khiết như pha lê tuyệt đẹp.
Một số con Cánh Buồm Trắng trong suốt đến độ chúng ta có thể nhìn xuyên thấu các bộ phận ở bên trong cơ thể của chúng. Đôi mắt cá đen tuyền nổi bật trên cơ thể trong suốt tạo nên ấn tượng khó phai ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy.
Cá Cánh Buồm Màu
Cá Cánh Buồm Màu cũng là giống cá Cánh Buồm thuần chủng, giữ được nhiều nét nguyên bản nhất. Tuy nhiên, đến hiện tại thì cá Cánh Buồm Màu đã được lai tạo ra nhiều màu sắc khác nhau vô cùng rực rỡ như tím, đỏ, xanh, vàng, cam…
Cá Cánh Buồm Vây Dài
Cá Cánh Buồm Vây Dài chính là giống cá đẹp nhất trong danh sách các loài cá Cánh Buồm. Cánh Buồm Vây Dài sở hữu bộ vây đặc biệt, chiều dài vây có thể còn dài hơn cả cơ thể của cá. Bộ vây được chia thành từng cặp riêng biệt chứ không nối liền nhau.
1.3 Khả năng sinh sản của cá Cánh Buồm
Cá Cánh Buồm là loài cá cảnh đẻ trứng, cá sẽ bắt đầu sinh sản khi được 8-10 tháng tuổi. Lúc này cá đực và cá cái sẽ tự bắt cặp với nhau, giao phối và đẻ trứng.
Thời gian thụ tinh và đẻ trứng của cá Cánh Buồm thường diễn ra trong vòng 20-30 phút, mỗi lần con cái đẻ được 100-400 trứng. Sau khi trứng đẻ thì khoảng 1-2 ngày trứng sẽ nở thành cá Cánh Buồm con.
Để đảm bảo an toàn cho trứng và cá con thì sau khi cá Cánh Buồm đẻ và thụ tinh xong, bạn cần tách riêng cá bố mẹ ra để tránh tình trạng cá bố mẹ ăn mất trứng.
Cách nuôi cá Cánh Buồm tốt nhất
Để cá Cánh Buồm có thể phát triển tốt nhất thì các bạn cần có kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho cá sinh trường. Hãy tham khảo những kinh nghiệm nuôi cá Cánh Buồm mà Thế Giới Loài Cá chia sẻ dưới đây:
2.1 Cách chọn cá
Hình dáng của cá Cánh Buồm là tiêu chí quan trọng bạn cần quan tâm khi chọn cá giống. Hãy chọn những chú cá Cánh Buồm có thân hình rộng, lưng hơi cong da cá bóng bẩy, vảy đều đặn. Trên mình cá Cánh Buồm không được có bất cứ tổn thương nào cả.
Bên cạnh đó cũng cần dựa vào màu sắc của cá Cánh Buồm, chọn những chú cá giống có màu sắc tươi sáng, rực rỡ, màu sắc nét. Cơ thể cá phải có màu nhất quán, không bị phai màu.
Kích thước và trọng lượng của cá Cánh Buồm cũng cần phải cân đối và phù hợp với bể nuôi ở nhà. Nên chọn tối thiểu từ 5-6 con để cá sinh sống theo đàn sẽ đẹp hơn.
Chọn những con cá Cánh Buồm bơi nhanh, bơi khỏe, có thể giữ thăng bằng tốt khi bơi. Cần loại bỏ những con quá nhút nhát so với đàn cá trong bể ở cửa hàng cá cảnh.
Cuối cùng, bạn nên mua cá Cánh Buồm tại những cơ sở cung cấp cá cảnh uy tín, tin cậy. Không tham mua cá giá rẻ sẽ dễ mua phải cá kém chất lượng.
2.2 Bể nuôi cá
Bài viết liên quan:
Bể nuôi cá Cánh Buồm cần đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
- Thể tích bể nuôi cá Cánh Buồm tối thiểu là 70 – 90 lít
- Chiều dài bể cá Cánh Buồm đạt từ 70cm trở lên
- Nên trang trí thêm các cây thủy sinh, hòn non bộ trong bể
- Cá Cánh Buồm dễ nuôi nên bạn dùng nước máy hay nước lọc đều được
- Nên thay nước định kỳ từ 1-2 lần/ tuần để đảm bảo nguồn nước cho cá
Nên đặt bể nuôi cá Cánh Buồm ở những nơi thoáng mát và có ánh sáng nhẹ nhàng, không quá nắng cũng không quá tối để cá cảm thấy thoải mái nhất.
2.3 Hệ thống lọc và ánh sáng
Cá Cánh Buồm có kích thước nhỏ bé nên việc bài tiết cũng diễn ra không quá nhiều do đó bạn không cần thay nước quá thường xuyên hay sục khí hàng ngày. Chỉ cần duy trì môi trường nước ổn định và bật lọc nước ở mức vừa là được.
Nhiệt độ thích hợp để nuôi cá Cánh Buồm tốt nhất trong khoảng từ 20-30 độ C. Cá sống trong môi trường có tính axit yếu do đó độ pH nên điều chỉnh từ 6-7 độ.
2.4 Cách thả cá vào bể
Để tránh cho cá Cánh Buồm bị sốc dẫn đến cá bị bệnh thì khi mua về bạn cần thực hiện thả cá xuống bể đúng kỹ thuật như dưới đây:
Bước 1: Tắt giảm bớt hoặc tắt hết ánh sáng trong bể để cá Cánh Buồm không bị căng thẳng khi tiếp xúc.
Bước 2: Cho cá Cánh Buồm làm quen với nguồn nước mới, nên thả nổi túi đựng cá 20 phút trên mặt nước.
Bước 3: Mở túi cá Cánh Buồm và múc một ca nước từ bể vào sau đó buộc túi lại rồi tiếp tục thả trôi cá trên mặt nước 20 phút. Thực hiện thêm nước như vậy từ 2-3 lần để cá Cánh Buồm thích nghi với nhiệt độ nước trong bể.
Bước 4: Hoàn thành bước trên thì các bạn mới tiến hành thả cá Cánh Buồm xuống bể. Các thao tác nhẹ nhàng để không làm cá Cánh Buồm hoảng sợ.
2.5 Thức ăn cho cá
Không chỉ môi trường sống mà chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng với sức khỏe và màu sắc của cá Cánh Buồm. Đây là loài cá ăn tạp vì thế chúng có thể ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau. Món ăn yêu thích nhất của cá Cánh Buồm là giun dế, thịt động vật, giáp xác, phù du,…
Vì cá Cánh Buồm có kích thước nhỏ nên bạn cần lưu ý nếu cho cá ăn các loại thức ăn công nghiệp thì phải xay thật nhuyễn trước khi cho cá ăn để không làm ảnh hưởng đến dạ dày cá.
Cá Cánh Buồm không tiêu thụ nhiều thức ăn nên bạn cũng cần cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh gây dư thức ăn sẽ làm đục nước bể nuôi cá, gây ô nhiễm bể cá cảnh.
2.6 Cách vệ sinh bể cá
Cá Cánh Buồm không thải ra nhiều chất thải như những loài cá cảnh khác, vì thế bạn chỉ cần vệ sinh bể cho cá 2-3 tuần/lần theo cách dưới đây:
Bước 1: Vệ sinh thành bể cá Cánh Buồm, mặt kính bể bằng khăn sạch và nước ấm. Ở mặt bể phía ngoài bạn có thể tiến hành sử dụng nước lau kính để lau cho sạch hơn.
Bước 2: Thực hiện vệ sinh đồ trang trí trong bể cá Cánh Buồm như đá sỏi, hang động, gỗ lũa. Chỉ dùng nước muối để vệ sinh, chứ không được dùng hóa chất nếu không sẽ gây ngộ độc cho cá Cánh Buồm.
Bước 3: Cần phải hút cặn, làm sạch đáy bể cá Cánh Buồm bằng dụng cụ hút cặn chuyên dụng. Việc hút sạch chất thải và thức ăn thừa để đảm bảo nguồn nước trong bể được sạch hơn.
Bước 4: Vệ sinh bộ lọc bể cá Cánh Buồm bằng bàn chải. Cần cọ nhẹ nhàng mọi ngóc ngách bộ lọc, đừng để đầu lọc bị bẩn sẽ làm tắc nghẽn đầu lọc, ảnh hưởng đến chất lượng lọc nước cho cá.
Các bệnh thường gặp ở cá Cánh Buồm
Cá Cánh Buồm có khả năng thích ứng tốt với môi trường thủy sinh nên ít khi bị bệnh. Tuy nhiên loài cá này lại rất dễ bị bệnh nấm trắng nếu như môi trường nước không đảm bảo vệ sinh. Cụ thể căn bệnh nấm trắng ở cá Cánh Buồm như sau:
Nguyên nhân gây bệnh nấm trắng ở cá Cánh Buồm: Do một loại ký sinh trùng thâm nhập vào cơ thể cá và gây bệnh. Loại ký sinh trùng này sẽ xuất hiện trong điều kiện nguồn nước nuôi cá bị ô nhiễm, đục bẩn nặng nề.
Triệu chứng của bệnh nấm trắng ở cá Cánh Buồm: Cá bị bệnh nấm trắng thường sẽ chán ăn, mệt mỏi, cá xuất hiện nhiều đốm trắng, sau đó dần dần lan ra toàn thân khiến cá Cánh Buồm ngứa ngáy hay cọ mình vào mặt kính bể hoặc các đồ trong bể.
Cách điều trị bệnh nấm trắng ở cá Cánh Buồm: Khi phát hiện người nuôi cần sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị nấm trắng cho cá Cánh Buồm. Đồng thời vệ sinh bể cá, thay nước mới hoàn toàn cho cá. Lưu ý không được gây căng thẳng cho cá, hãy chuyển bể cá đến nơi yên tĩnh để cá nghỉ ngơi thoải mái.
Cá Cánh Buồm mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Cá Cánh Buồm là loài cá cảnh phổ biến được nhiều người ưa chuộng, mức giá của cá Cánh Buồm phù hợp với tất cả mọi người. Hiện tại, cá Cánh Buồm đang có giá dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng/con. Vì cá Cánh Buồm sống theo bầy nên bạn nên mua ít nhất từ 5-6 con để thả chung trong 1 bể.
Bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình đàn cá Cánh Buồm xinh đẹp tại các cửa hàng kinh doanh cá cảnh uy tín như Thế Giới Loài Cá.