Cá Chạch Lửa là dòng cá cảnh tầng đáy có vẻ đẹp độc đáo, khác lạ nên được nhiều người chơi cá cảnh thủy sinh yêu thích và săn đón trong thời gian gần đây. Vậy, cách nuôi cá Chạch Lửa thế nào và điều kiện chăm sóc cá ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Toc
Giới thiệu chung về cá Chạch Lửa
Tên gọi khác: Cá chạch đỏ, cá hỏa long, cá chạch lấu đỏ, lươn lửa,…
Tên khoa học: Mastacembelus erythrotaenia
Tên tiếng Anh: Fire eel
Nguồn gốc: Đông Nam Á
Tuổi thọ: Trên 10 năm
Môi trường sống của cá Chạch Lửa
Trong tự nhiên, cá Chạch Lửa xuất hiện nhiều nhất ở các vùng nước ngọt của các nước Indonesia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Campuchia, Pakistan, Miến Điện, Thái Lan cùng một số nước Đông Nam Á khác. Cá Chạch Lửa thường sống ở tầng đáy nước, thích ẩn mình ở nơi có nhiều bùn đất và dòng chảy chậm.
Những đặc điểm của Cá Chạch Lửa
Cá Chạch Lửa có thân hình thon dài, toàn thân được bao phủ bởi một lớp vảy nhỏ li ti, nếu không nhìn kỹ bạn sẽ tưởng chúng không có vảy. Cá Chạch Lửa sỡ hữu đôi mắt to, gần viền trước cá có 2 lỗ nhỏ xíu được gọi là lỗ mũi sau của cá.
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, Chạch Lửa sẽ sử dụng phần thịt thừa trên khuôn mặt giống như râu để thăm dò, tìm đường để tìm kiếm thức ăn. Phần chóp râu của cá có hình thành hai lỗ mũi hình ống trông rất kỳ lạ. Do đặc thù này, cá Chạch Lửa được xếp vào họ Mastacembelidae.
Những chú Chạch Lửa có bàng quang, đuôi và vây ngực phát triển cực lớn. Mặt lưng cá được chia thành hai phần cân đối. Cả vây hậu môn và vây lưng của cá Chạch Lửa đều hẹp và dài. Điều đặc biệt ở cá Chạch Lửa là chúng không hề có vây bụng như những loài cá cảnh khác.
Màu sắc chủ đạo của cá là màu nâu sẫm, xen kẽ bốn sọc đỏ tươi hoặc cam chạy dọc theo cơ thể. Trên thân cá cũng có nhiều đốm đỏ rải rác. Cường độ màu sắc của cá có thể thay đổi tùy theo môi trường sống và độ tuổi của cá Chạch Lửa.
Trong tự nhiên, khi trưởng thành cá Chạch Lửa có thể dài tới 1 mét. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhốt, cá chỉ có thể dài được 0,5 mét là tối đa.
Hành vi và tính cách của Cá chạch lửa
Cá Chạch Lửa có tính cách trầm tĩnh, không thích ồn ào hay tương tác với đồng loại. Chúng dành phần lớn thời gian để ẩn mình dưới lòng sông và chỉ để lộ miệng lên trên. Tuy nhiên, chúng lại gây ra không ít rắc rối cho người chơi cá cảnh chính vì lớp gai nhọn ẩn trên lưng.
Nếu bị tấn công hoặc bắt giữ, cá Chạch Lửa sẽ tìm cách trốn thoát, trong quá trình này chúng có thể gây tổn thương cho bạn bởi những chiếc gai nhọn trên lưng. Gai cá không có độc tuy nhiên chất nhờn của chúng tạo ra lại vô cùng nguy hiểm. Nếu bạn vô tình bị gai cá Chạch Lửa đâm vào, hãy nhanh chóng rửa sạch, bôi thuốc sát trùng để không bị nhiễm trùng vết thương.
Có thể nuôi Cá Chạch Lửa với loài cá nào?
Cá Chạch Lửa khá nhút nhát và phần lớn sẽ “phớt lờ” những loài cá cảnh khác nếu chúng không phải con mồi. Tuy nhiên, với những dòng cá cảnh nhỏ hơn, Chạch Lửa sẽ tấn công và ăn thịt toàn bộ. Do đó, bạn cần chú ý khi chọn cá nuôi chung với Chạch Lửa.
Những loài cá có thể nuôi chung với cá Chạch Lửa bạn có thể tham khảo đó là cá tai tượng châu Phi, cá thần tiên, cá kim cương, cá rồng, cá chình…
Tập tính sinh sản của cá chạch lửa
Cá Chạch Lửa là loài rất khó sinh sản trong điều kiện môi trường nuôi nhốt, nên việc ép cá sinh sản khá khó khăn. Bạn nên sử dụng một số loại thuốc tiêm nội tiết tố để kích thích cá Chạch Lửa sinh sản. Mặc dù vậy, việc này cũng không đảm bảo tỷ lệ sinh sản cao.
Cá Chạch Lửa bắt đầu kỳ sinh sản khi chúng đạt hai tuổi. Nếu muốn nuôi cá Chạch Lửa sinh sản, bạn cần chuẩn bị một bể bơi lớn, có dung tích từ 400 lít trở lên, kèm theo một ống gốm có sẵn một tấm lưới căng dưới đáy bể nước.
Thông số nước trong bể cần đảm bảo điều kiện nhiệt độ 28 – 29 độ C, pH từ 7,0 – 7,2 và độ cứng của nước khoảng 10 độ. Nên đặt 4 vòi phun ở các góc bể khác nhau nhằm tạo khả năng sục khí và lọc mạnh, đồng đều nhất.
Trong thời gian sinh sản, cá Chạch Lửa bố mẹ nên được cho ăn thức ăn tươi sống, cung cấp nhiều dinh dưỡng như trùng huyết, trùng chỉ, tubifex, côn trùng để chuẩn bị sức khỏe dồi dào bước vào những ngày sinh nở.
Quá trình sinh sản ở Cá Chạch Lửa diễn ra như sau:
Sau khi làm quen và tiến hành ghép đôi thành công, cá Chạch Lửa sẽ đưa cá cái về gần ống sứ bạn đã chuẩn bị để tiến hành đẻ trứng. Mỗi lần cá cái đẻ khoảng 50 quả trứng, đường kính trứng 3mm, trứng màu vàng nhạt. Cá Chạch Lửa sẽ có nhiệm vụ thụ tinh cho trứng. Toàn bộ thời gian sinh sản cá cái có thể lên tới 700-1000 trứng.
Quá trình sinh sản kết thúc, bạn nên vớt cá Chạch Lửa bố mẹ ra khỏi bể để cá bố mẹ không gây nguy hiểm cho trứng và cá con. Giai đoạn ấp trứng kéo dài từ 48 – 72 giờ, lúc này những ấu trùng ngoại trừ túi noãn hoàng của cá con còn có một túi dạng hạt cung cấp oxy cho cá con.
Sau 12 ngày nở, cá Chạch Lửa sẽ bắt đầu kiếm ăn. Bạn nên cho cá con ăn Artemia, chia thành 5 – 6 bữa trong một ngày. Những chú cá Chạch Lửa non lớn rất nhanh, trong tháng đầu cá dài được 4,5cm. Đến tháng thứ 2, cá dài được 7cm.
Để cá con khỏe mạnh và an toàn tới khi trưởng thành, bạn cần chăm sóc cá cẩn thẩn. Lưu ý là bạn nên điều chỉnh bộ lọc để tránh cá con bị thương khi đến gần. Bên cạnh đó, thay nước hàng ngày cho cá là điều bắt buộc. Để phòng ngừa bệnh cho cá, bạn nên khử trùng nước bằng xanh metylen, kháng sinh.
Ý nghĩa phong thủy của cá Chạch Lửa
Theo phong thủy, cá Chạch Lửa là biểu tượng cho sự may mắn, phú quý. Nuôi một bể cá Chạch Lửa trong nhà không những giúp trang trí làm đẹp nhà cửa, mà còn giúp thu hút vận may và xua đuổi vận xấu khỏi nhà. Để có thể đạt được điều này, gia chủ phải biết cách đặt bể cá Chạch Lửa đúng hướng, chọn số lượng cá nuôi trong bể phù hợp.
Về hướng đặt bể cá Chạch Lửa:
Bể cá Chạch Lửa nên được đặt ở hướng Bắc và hướng Đông Nam trong nhà. Bởi vì đây là 2 hướng biểu trưng cho sự may mắn, tài lộc, mang ý nghĩa sinh sôi, nảy nở. Phân tích kỹ hơn thì theo chuyên gia phong thủy, hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý sẽ biểu tượng cho sự giàu có và phú quý.
Về số lượng cá Chạch Lửa nuôi trong bể:
Gia chủ Mệnh Mộc: Thích hợp nuôi 3 hoặc 8 con
Gia chủ Mệnh Thổ: Thích hợp nuôi 5 hoặc 10 con
Gia chủ Mệnh Thủy: Thích hợp nuôi 1 hoặc 6 con
Bài viết liên quan:
Gia chủ Mệnh Kim: Thích hợp nuôi 4 hoặc 9 con
Gia chủ Mệnh Hỏa: Thích hợp nuôi 2 hoặc 7 con
Cá Chạch Lửa được biết đến là một dòng cá khỏe mạnh, có thể thích nghi rất tốt với môi trường nuôi làm cảnh tại nhà. Tuy nhiên, để cá Chạch Lửa phát triển nhanh và lên màu sắc đẹp, bạn cần lưu ý đến một số điểm dưới đây:
Cách chọn cá
Khâu chọn cá Chạch Lửa giống rất quan trọng, quyết định đến sức khỏe và sự sống của cá. Bạn cần chọn những con cá Chạch Lửa giống có kích thước khoảng 12-15cm. Bên cạnh kích thước, cá giống cần phải đáp ứng những tiêu chí bơi nhanh, thân mình không bị xây xát, khỏe mạnh, không dị tật.
Trước khi thả cá Chạch Lửa giống vào bể nuôi, bạn cần tắm trước cho cá với nước muối pha loãng 2-3%. Mục đích là để sát khuẩn cho cá, tiêu diệt các ký sinh trùng giúp cá Chạch Lửa khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cần đảm bảo mật độ thả cá tiêu chuẩn 5-10 con/m2. Bạn không nên thả cá Chạch Lửa giống quá dày nếu không đủ môi trường để phát triển.
Bể nuôi cá
Để nuôi cá Chạch Lửa, bạn nên dùng bể kính với kích thước tối thiểu là 100cm trở lên. Bởi cá Chạch Lửa khi trưởng thành có chiều dài lên tới 0,5cm. Bản tính của cá thích vùi mình trong cát, do đó khi setup bể nuôi cá Chạch Lửa, bạn nên cân nhắc dùng cát làm nền. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại đá sỏi nhỏ để làm nền cho bể cá.
Bên trong bể, người nuôi nên bổ sung thêm các loại cây thủy sinh, rong rêu, lũa ống hoặc ống xứ để làm nơi trú ẩn cho cá vào buổi sáng. Do cá Chạch Lửa chuyên có tập tính hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm.
Phụ kiện cần thiết cho bể nuôi cá Chạch Lửa bao gồm: đèn chiếu sáng, hệ thống lọc và 1 cái quạt bể cá để duy trì nhiệt độ nước luôn phù hợp với cá.
Ánh sáng trong bể
Bể nuôi cá Chạch Lửa là bể thủy sinh, do đó bạn cần duy trì ánh sáng ở mức độ vừa đủ, trung bình. Không được để ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và màu sắc của cá Chạch Lửa.
Bên cạnh đó, bể nuôi cá Chạch Lửa cũng cần được trang bị hệ thống lọc nước sao cho phù hợp và chất lượng cao. Nên chọn loại bộ lọc thác hoặc lọc thùng bởi loại này có tác dụng thanh lọc nguồn nước nhanh, giúp nước luôn sạch sẽ, đồng thời loại bỏ vi khuẩn gây bệnh cho cá Chạch Lửa.
Cách thả cá vào bể
Cách thả cá Chạch Lửa vào bể thế nào để cá không bị căng thẳng khi vào nhà mới? Hãy học kỹ từng bước mà dưới đây hướng dẫn:
– Bước 1: Hãy giảm ánh sáng đèn trong bể cá Chạch Lửa vì cá sợ ánh sáng mạnh. Nếu như bạn để đèn quá sáng, cá sẽ bị sợ hãi, hoảng sợ và căng thẳng.
– Bước 2: Cho cá Chạch Lửa làm quen với môi trường nước bằng cách buộc chặt đầu của túi cá lại và thả trôi nhẹ nhàng túi cá ở trên mặt nước trong 15-20 phút.
– Bước 3: Mở túi cá Chạch Lửa ra rồi tiếp theo múc thêm một ít nước trong bể đổ vào túi đựng và tiếp tục thả trôi túi cá Chạch Lửa thêm 15 phút nữa, sao cho chúng thích nghi hoàn toàn với nước mới.
– Bước 4: Mở nhẹ nhàng túi cá Chạch Lửa ra để cá tự bơi ra bể cá cảnh. Trong những tuần đầu mới thả cá, bạn cần theo dõi sát sao mọi biểu hiện của cá để đảm bảo cá không gặp bất cứ nguy hiểm nào.
Thức ăn cho cá
Ngoài tự nhiên, thức ăn chính của cá Chạch Lửa là các loại côn trùng, các loại động vật giáp xác nhỏ hay những loại trùn dưới đáy sông hồ. Còn khi nuôi trong môi trường nhân tạo, bạn có thể cho cá Chạch Lửa ăn những loại thức ăn dưới đây:
-
Thức ăn viên dạng chìm như cám hỗn hợp, bột ngũ cốc, cám ngô, thức ăn khô cắt nhỏ
-
Thức ăn tươi như các loại trùn chỉ, trùng huyết, tôm tép, cá mồi, các loại thịt động vật khác
Có một lưu ý bạn cần tránh đó là: Bạn nên cho cá Chạch Lửa ăn một lượng vừa phải, không để thức ăn thừa quá nhiều sẽ gây ô nhiễm nước trong bể. Nếu nuôi chung cá Chạch Lửa với những loại cá cảnh khác, cần giảm bớt thức ăn cho cá Chạch Lửa tới mức tối đa vì Chạch Lửa có thể tận dụng thức ăn thừa của các loại cá khác làm thức ăn.
Cách vệ sinh bể cá
Để đàn cá Chạch Lửa luôn khỏe mạnh và hạn chế bị bệnh, bạn cần đảm bảo tiến hành vệ sinh bể cá đều đặn, nên thực hiện 2 tuần một lần theo cách vệ sinh đơn giản nhất:
– Bước 1: Hút nước trong bể cá Chạch Lửa ra, tuy nhiên không hút hết nước mà giữ lại từ 10-15% tổng lượng nước. Mục đích là để lưu lại môi trường nước cũ cho cá không bị sốc môi trường mới.
– Bước 2: Tắt hết toàn bộ thiết bị chiếu sáng, máy sưởi, máy lọc nước đi. Đưa đồ trang trí trong bể ra để chà rửa thật kỹ. Tiến hành vệ sinh đáy bể và các mặt kính xung quanh bể thật sạch sẽ, cẩn thận.
– Bước 3: Xem và kiểm tra kỹ bộ lọc bể. Bộ lọc, nếu cũ, cần thay mới để đảm bảo chất lượng nguồn nước cho cá Chạch Lửa. Vệ sinh bộ lọc từng ngóc ngách, không để rêu bẩn bám vào làm tắc nghẽn bộ lọc, gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng.
– Bước 4: Vệ sinh xong, bơm nước thêm vào bể cá Chạch Lửa cho vừa đủ. Sau đó, bật toàn bộ thiết bị lên rồi thả lại cá vào bể.
Cá Chạch Lửa ít bị bệnh vì có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu bạn để nước ô nhiễm, cá cũng dễ bị bệnh. Chạch Lửa hay bị nhất là các bệnh về đường ruột, bị nấm, đốm đỏ lở loét, rận cá, viêm da… Để phòng bệnh, bạn nên trộn thêm vitamin C cùng men tiêu hóa vào thức ăn cho cá ăn theo định kỳ. Ngoài ra, cần cho cá ăn theo nguyên tắc 4 đúng: đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng vị trí, đúng thời gian.
Những căn bệnh mà Chạch Lửa hay bị đó là:
Bệnh đường ruột: Khi cá Chạch Lửa bị đường ruột, sẽ có dấu hiệu đi phân trắng, sình bụng, bỏ ăn, cá thường núp vào một góc, bụng trương lên 5-6 tiếng mà không xẹp đi, có những sợi trắng kéo dài từ lỗ hậu môn lên.
Bệnh rận cá (Argulus): Do các loại ký sinh trùng có dạng hình đĩa tròn tấn công cá Chạch Lửa, chọc thủng da rồi hút máu và chất dinh dưỡng trên cơ thể cá. Trong quá trình cắn thì rận sẽ tiết ra những chất đặc trưng để thu hút thêm nhiều con rận khác khiến cho vùng cắn bị lan rộng ra toàn thân, tạo thành vết loét trên cơ thể cá Chạch Lửa.
Để chữa trị bệnh, bạn cần gắp rận ra bằng nhíp y tế, xịt keo ong để cá không bị nhiễm trùng. Bạn cũng có thể tắm cho cá bằng muối hột, dung dịch sát khuẩn như Iodine, Betadine, Povidine hoặc thuốc tím.
Cá Chạch Lửa hiện đang được nhiều người yêu thích nuôi làm cảnh trong nhà, tuy nhiên giá của loài cá này không đắt. Với cá Chạch Lửa giống thì giá giao động từ 2.000 đến 5.000 đồng/con.
Còn nếu bạn muốn mua cá thành phẩm để chế biến các món ăn ngon, phần lớn định giá được dựa trên trọng lượng, kích thước của cá. Hiện tại, giá trung bình từ 60.000 đồng/kg.
Các bạn cần tìm đến những địa chỉ bán cá Chạch Lửa giống uy tín để mua. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cá Chạch Lửa cũng như cách nuôi và chăm sóc loài cá này. Chúc các bạn áp dụng thành công những kinh nghiệm trên để sở hữu cho mình một bể cá Chạch Lửa đẹp hoàn hảo và ưng ý nhất.