Toc
Nếu bạn đang muốn nuôi một loài cá nhỏ, bơi theo đàn trong bể thủy sinh thì cá Trâm sẽ là sự lựa chọn không nên bỏ qua. Dòng cá này có thân hình nhỏ, tuy nhiên sức khỏe lại khá tốt, không tốn nhiều công sức chăm sóc. Vậy đặc điểm các cách nuôi và giá bán cá Trâm thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về loài cá này.
Giới thiệu về cá Trâm
- Tên khoa học: Boraras urophthalmoides
- Họ: Cyprinidae
- Dòng: Chordata
- Nguồn gốc: Xuất xứ từ Thái Lan, Việt Nam và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Chúng sống chủ yếu ở đầm lầy, sông, ao, hồ… Cá có khả năng thích nghi tốt trong nhiều môi trường sống khác nhau.
1.1 Đặc điểm hình dáng
Cá Trâm là dòng cá nhỏ có kích thước trung bình từ 1.5 – 2cm. Màu sắc trên cơ thể cá chủ yếu là màu đỏ hoặc cam với các sọc đen nổi bật ở hai bên và hơi dày ở giữa. Các vây đuôi của cá nhỏ, trong suốt và có các vệt đỏ và đen. Mỗi chú cá sẽ có một chấm đen nhỏ ở dưới góc đuôi.
Giới tính của cá Trâm có biểu hiện không rõ ràng. Sự phân biệt giữa con đực và con cái chủ yếu là về kích thước. Theo người có kinh nghiệm, thường con đực sẽ có màu sắc sáng nhất đàn, to khỏe và bơi nhanh.
Tuổi thọ trung bình của cá Trâm dao động từ 3 – 5 năm. Trong điều kiện nuôi làm cảnh nếu được chăm sóc tốt, tuổi thọ của cá cũng có thể kéo dài hơn.
1.2 Tập tính của cá Trâm
Cá Trâm là loại cá nước ngọt. Trong tự nhiên, cá thích sống ở cánh đồng, kênh, rạch, sông, suối. Vì là loài cá có kích thước nhỏ, cá thường có tập tính sống theo đàn để có thể bảo vệ mình khỏi kẻ thù. Mỗi khi bơi thành đàn, những chú cá Trâm tạo thành một khối đa sắc rực rỡ.
1.3 Cách thức sinh sản
Trong tự nhiên, cá Trâm khá dễ sinh sản. Tuy nhiên, khi nuôi làm cảnh để cá có thể sinh sản tốt, bạn cần làm theo các bước sau:
- Cho cặp cá đực và cái vào trong bể.
- Chuẩn bị hồ thủy sinh dành riêng cho cặp cá để chúng sinh sản. Bên trong bể cần phải có các cây lá mềm để cá cái đẻ trứng lên đó.
- Sau khoảng 1 – 2 ngày giao phối, cá cái sẽ đẻ trứng. Lúc này, bạn nên vớt cá trống và cá mái ra khỏi hồ. Bởi lẽ đặc tính của cá Trâm là không chăm sóc trứng, cá có thể nhầm tưởng trứng là thức ăn và ăn luôn.
Cách nuôi cá Trâm đơn giản và hiệu quả
Cá Trâm là loài cá khá dễ nuôi, dù bạn là người mới chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cá, bạn cũng có thể nuôi tốt loài cá này.
2.1 Cách chọn cá
Để chọn được đàn cá Trâm khỏe mạnh, bạn nên dựa vào các tiêu chí sau:
- Những chú cá Trâm có thân hình cân đối, vảy không tì vết, màu sắc cá tươi tắn, khỏe mạnh, phần vây không thối rách và không có rúm.
- Đôi mắt cá phải trong, không có dấu hiệu bị đục, xuất hiện đốm trắng.
- Cá bơi trong bể một cách khỏe mạnh, linh hoạt, giữ thăng bằng tốt.
- Cá đớp mồi nhanh, có phản xạ tức thì khi có các đối tượng lạ lại gần.
- Cá bơi theo đàn, không có dấu hiệu tách đàn, bơi kém hơn.
Đừng chọn đàn cá được nuôi trong môi trường quá đông đúc, vì rất dễ nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Hãy tránh chọn cá trên thân xuất hiện các vết xuất huyết, đốm trắng. Cá không chịu ăn, thường xuyên ngoi lên mặt nước để đớp oxy và cá bơi yếu, loanh quanh ở đáy hồ, bơi thả trôi theo dòng nước.
Để chọn được những chú cá Trâm khỏe mạnh, bạn hãy đến các địa chỉ kinh doanh uy tín. Tại đây, nguồn gốc của cá được đảm bảo và cá cũng được chăm sóc cẩn thận để hạn chế tình trạng bị nhiễm bệnh trước khi về nhà.
2.2 Bể nuôi cá
Để đàn cá sống ổn định, bạn nên tạo một không gian thật xanh giống với tự nhiên. Hồ cá xây dựng bố cục giống kiểu trên hồ, sông để cá cảm thấy thoải mái và thích thú nhất. Hồ nuôi nên dùng cát trơ để làm nền hồ. Xung quanh không gian bể cá, trồng thêm các loài cây thủy sinh để cá có thể ẩn nấp bất cứ lúc nào mà mình cần. Dù bố trí không gian thế nào, bạn vẫn cần có khoảng cách đủ rộng để đàn cá Trâm có không gian bơi lội, khám phá. Như thế sẽ giúp thể trạng của cá khỏe mạnh hơn nhiều.
Nhiệt độ nước thích hợp để nuôi cá Trâm là từ 21 – 26 độ C. Độ pH thích hợp cho cá phát triển là từ 6 – 7.5. Độ cứng trung bình là 7 đến 14 ° dGH. Còn CO2 tương thích đảm bảo trong khoảng từ 0 đến 30 mg/L. Như vậy, giúp cho cá được phát triển tốt nhất.
Bể cá nên đặt ở vị trí thoáng mát, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Một số chuyên gia nuôi cá cảnh còn khuyên rằng ở dưới đáy hồ cá Trâm, bạn có thể đặt lá cây Ngân Hạnh Ấn Độ. Tác dụng là giúp giải phóng tannin hữu ích vào nước.
2.3 Hệ thống lọc nước và ánh sáng
Lắp đặt hệ thống lọc nước sẽ giúp đàn cá Trâm có được môi trường sống sạch sẽ và trong lành. Hệ thống ánh sáng cũng khá quan trọng để giúp cá lên màu đẹp hơn. Tuy nhiên, ánh sáng trong bể cá cần ở mức vừa phải, hạn chế ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
- Đối với bộ lọc, bạn nên chọn bộ lọc dạng hộp hoặc bể lắng với tốc độ dòng chảy cao. Đồng thời, thay nước thường xuyên ít nhất 25% mỗi tuần.
- Đối với hệ thống chiếu sáng, cá Trâm không yêu cầu chế độ chiếu sáng cụ thể. Tuy nhiên, để cá lên màu đẹp, bạn nên bố trí hệ thống ánh sáng nhân tạo chiếu sáng từ 8 – 10 giờ/ngày. Ban đêm, bạn nên tắt đèn để cho cá nghỉ ngơi.
2.4 Các bước thả cá vào bể
Thả cá Trâm vào bể nếu không đúng cách có thể khiến cá bị sốc. Để cá nhanh thích nghi, bạn hãy thực hiện các bước thả cá sau:
Bước 1: Bạn ngâm túi nilon chứa cá trên mặt bể khoảng 15 – 20 phút.
Bước 2: Sau thời gian ngâm, bạn mở miệng túi đựng cá, múc một cái nước trong bể vào trong túi, sau đó đóng lại. 5 phút sau bạn lại làm như vậy, thao tác khoảng 4 – 5 lần. Làm như thế sẽ giúp cá làm quen với môi trường nước nhanh hơn.
Bước 3: Bạn nghiêng túi để cá bơi từ túi đựng ra bể. Lưu ý là bước này cần thực hiện nhẹ nhàng, không đổ ào ạt vì sẽ làm cá sợ.
2.5 Thức ăn cho cá
Vì cá Trâm có kích thước nhỏ, bạn cần phải cho cá ăn các loại thức ăn nhỏ, hoặc nghiền nát thức ăn cho cá để chúng dễ nuốt. Bạn có thể cho cá ăn thức ăn dạng tươi như bobo, trùn cám, artemia,… Thi thoảng cũng có thể thay đổi thức ăn bằng viên nghiền nhỏ như tấm vụn, thức ăn lạnh.
Vì cá có miệng nhỏ, khi ăn sẽ tốn khá nhiều thời gian. Số lượng thức ăn cho cá ở mức vừa đủ, tránh dư thừa. Bởi nếu cho quá nhiều thức ăn vào bể, cá ăn không hết sẽ dẫn tới tình trạng hồ nước bị bẩn, không tốt cho sức khỏe của cá.
Thời gian thích hợp cho cá Trâm là buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Mỗi ngày có thể cho ăn từ 1 – 2 bữa. Với đàn cá con mới nở, cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, bạn nên cho cá ăn nhiều hơn. Sau mỗi bữa ăn, bạn cần dành một chút thời gian để vệ sinh lại hồ nước.
Bài viết liên quan:
2.6 Các bước vệ sinh bể cá
Làm theo hướng dẫn về cách vệ sinh bể cá dưới đây, bạn sẽ thấy vô cùng đơn giản và không tốn nhiều thời gian.
Bước 1: Đầu tiên, bạn tắt hết các thiết bị điện như bộ lọc nước, máy sưởi. Vớt tạm cá ra một bể chứa bên ngoài.
Bước 2: Tiếp, bạn sử dụng loại ống hút chuyên dụng để hút bớt nước trong bể ra. Bạn sẽ hút khoảng 30% lượng nước còn lại. Sau đó, bạn lau sạch đá sỏi, cây trang trí,… và loại bỏ hết rong rêu bám bẩn. Dùng khăn sạch để lau mặt kính từ trong ra ngoài. Đối với mặt ngoài của bể kính, bạn có thể sử dụng nước xịt kính để lau cho sáng bóng.
Bước 3: Sau khi công việc vệ sinh hoàn tất, bạn lắp bộ lọc nước, thiết bị điện và cho các món đồ thủy sinh trang trí vào. Sau đó, bạn cho vào bể lượng nước mới đã chuẩn bị, sau đó bật máy lọc nước và máy sưởi lên. Sau khoảng 15 phút, bạn thả lại đàn cá Trâm vào bể.
2.7 Chăm sóc sức khỏe cho cá
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cho cá Trâm, phải kể đến như:
- Bể cá bị thiếu oxy khiến cá suy yếu, mệt mỏi, lâu dần có thể bị nhiễm bệnh.
- Nguồn nước bị nhiễm bẩn. Nguyên nhân có thể là do phân thải, thức ăn thừa,…
- Chế độ ăn uống không đảm bảo, thực phẩm không tốt làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá.
- Nhiệt độ nước, độ pH không phù hợp khiến cá bị sốc, căng thẳng.
Dưới đây là một số bệnh mà cá Trâm dễ mắc phải nhất:
Bệnh đường ruột
Nguyên nhân chính gây nên bệnh đường ruột ở cá Trâm là do cá ăn phải thức ăn ôi thiu, bị nhiễm khuẩn. Khi mắc bệnh, cá sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đi ngoài phân trắng, bụng phình to nhiều ngày không xẹp.
Để điều trị căn bệnh này, công việc đầu tiên cần làm là trang bị máy tạo oxy để giúp cá hô hấp. Sau đó, sử dụng viên nén Metronidazol, mỗi 1 viên thuốc có thể hòa tan với 15 lít nước. Sau 1 ngày, bạn thay khoảng 30% nước và tiếp tục cho thêm 1 viên vào. Thời điểm này dạ dày của cá còn khá yếu, nên bạn cho ăn với số lượng ít, tránh cho ăn quá nhiều.
Bệnh xuất huyết
Virus Rhabdovirus Carpio khi xâm nhập vào cơ thể của cá sẽ gây ra bệnh xuất huyết. Nguyên nhân chính gây ra là do mật độ nuôi quá dày, nhiệt độ thay đổi đột ngột, ví dụ như từ nóng sang lạnh qua nhanh,…
Dấu hiệu khi cá bị nhiễm bệnh là da cá bị sẫm màu, mắt có dấu hiệu lồi ra, mang nhạt,…
Để điều trị, bạn nên sử dụng thuốc KB 04 – 12 cho cá ăn 3 ngày liên tục với liều lượng 2 – 4g thuốc/kg/cá. Hoặc có thể sử dụng thuốc Sulfamid liều dùng 150 – 200 mg/1 kg cá/ngày.
Đối với bể nuôi, cần phải được khử khuẩn sạch sẽ để phòng tránh bệnh có thể lây lan.
Bệnh thối vây
Nguyên nhân gây ra bệnh thối vây là do cá bị căng thẳng, suy giảm khả năng miễn dịch đối với các loại vi khuẩn.
Biểu hiện khi cá Trâm bị nhiễm bệnh là vây cá bị mất màu. Nếu để cá bị bệnh quá lâu, sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm và có thể chết.
Cách điều trị hiệu quả cho cá là sử dụng các loại thuốc như Melafix, Maracyn, muối hay hydrogen peroxide (H2O2) hoà vào nước hay bôi lên vùng vây nhiễm bệnh.
Ý nghĩa phong thủy của cá Trâm
Sở hữu một bể cá Trâm đẹp và khỏe mạnh đang là mong muốn của rất nhiều người. Bởi trong phong thủy, cá Trâm mang lại rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đặc biệt, những gia chủ mệnh Thủy và mệnh Thủy nuôi loài cá này vô cùng thích hợp.
Cá Trâm được coi là yếu tố đem lại may mắn, tài lộc, giúp gia chủ thuận lợi trong công việc kinh doanh. Không những thế, còn giúp đẩy lùi năng lượng tiêu cực, điều kém may mắn ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc.
Khi bố trí bể cá Trâm trong nhà, bạn nên nắm được một số lưu ý sau:
- Kích thước bể cá phù hợp với không gian.
- Tránh đặt bể cá ở nơi âm u, ẩm ướt. Điều này sẽ ảnh hưởng tới phong thủy, tác động không tốt đến sức khỏe.
- Bể cá không nên đặt dưới tài vị, bếp vì hai vị trí này thuộc mệnh Hỏa tương khắc với mệnh Thủy của bể cá.
- Trong trường hợp thấy cá bị chết, cần thay ngay, không để cá chết lâu trong bể vì sẽ ảnh hưởng tới phong thủy.
Cá Trâm giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu uy tín?
Giá bán cá Trâm hiện nay rất rẻ chỉ khoảng 40.000 – 60.000 đồng/10 con. Vì là loài cá phổ biến, bạn có thể dễ dàng mua ở nhiều cửa hàng cá cảnh khác nhau. Khi mua cá, cần cẩn thận chọn những con lanh lợi, khỏe mạnh, không bệnh tật.
Dưới đây là một số địa chỉ kinh doanh cá Trâm uy tín:
Shop Cá Rồng Bin Nhím
- Địa chỉ: 51 Ngõ 389 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0982 250 585
- Website: http://www.carongbinnhim.net
- Fanpage: www.facebook.com/carongbinnhim
Cá Cảnh Hến
- Địa chỉ: 13 Ngõ 94 Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hà Nội
- Điện thoại: 0385 841 346
- Email: doxuanhai14593@gmail.com
- Fanpage: www.facebook.com/cacanhhen
- Shopee: https://shopee.vn/thuysinhnga
Cá Cảnh Kim Giang
- Địa chỉ: 426 Kim Giang, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 0983 396 258
- Email: cacanhkimgiang@gmail.com
- Website: http://cacanhkimgiang.com
- Fanpage: www.facebook.com/CaCanhKimGiang
Cửa Hàng Cá Cảnh Thủy Sinh Trung Tín
- Địa chỉ: 718 Trường Chinh, Phường 15, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0908 152 334
- Website: cacanhthuysinhtrungtin.com
Những chia sẻ về đặc điểm và cách nuôi cá Trâm. Loài cá này không chỉ đẹp mà còn rất dễ nuôi, phù hợp cho việc làm cảnh. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.