Giới thiệu về cá tam giác
Cá tam giác là một loại cá nhỏ nhưng rất năng động và uyển chuyển. Nó xuất hiện trong hầu hết các bể cá thủy sinh trong mỗi gia đình. Đặc biệt, cá tam giác rất dễ chăm sóc và không đòi hỏi kỹ thuật nuôi cầu kỳ như nhiều loài cá cảnh khác.
Cá tam giác thuộc họ Cyprinidae, còn được gọi là cá long tong dị hình. Chúng có nguồn gốc từ Châu Á và thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia và Singapore. Cá tam giác sống ở sông, suối hoặc các đầm lầy với số lượng lớn. Kích thước của cá tam giác chỉ khoảng 4cm. Cơ thể của cá thon dài, giữa lưng nhô cao và thu hẹp dần về phía miệng. Nửa thân sau của cá có mảng đen hẹp dần lại về phía đuôi cá, tạo hình tam giác. Cơ thể cá tam giác có màu bạc, điểm xen kẽ các đốm cam tinh tế. Vây cả cũng có màu cam nhưng đậm hơn. Cá tam giác rất dễ nuôi và có tính cách hiền lành, thân thiện. Tuy nhiên, do kích thước nhỏ, cá tam giác dễ trở thành mồi ăn cho các loài cá lớn, vì vậy cần chú ý không thả chung với các loại cá lớn hung dữ.
Phân loại cá tam giác phổ biến
Cá tam giác được phân thành ba loại chính dựa trên đặc điểm ngoại hình và đặc tính của chúng. Ba loại cá tam giác này bao gồm cá tam giác vua, cá tam giác tím và cá tam giác vàng.
-
Cá tam giác vua (tam giác đỏ): Cá tam giác vua có màu đỏ nổi bật, làm say đắm người nhìn. Chúng có cơ thể uyển chuyển, vảy to và lấp lánh.
-
Cá tam giác tím: Cá tam giác tím có màu tím thẩm chung, phù hợp với những người yêu thích màu tím. Chúng tạo điểm nhấn đặc biệt cho bể cá với vẻ đẹp mê hoặc và lung linh của chúng.
-
Cá tam giác vàng: Cá tam giác vàng phù hợp với những người yêu thích sự sang chảnh và hiện đại. Chúng có màu vàng sáng lấp lánh và di chuyển linh hoạt.
Cách nuôi cá tam giác đúng kỹ thuật
Cá tam giác có khả năng chịu đựng tốt trong mọi điều kiện môi trường khác nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể chủ quan không quan tâm chăm sóc cá. Để cá tam giác sống khỏe mạnh và có tuổi thọ cao, bạn cần tuân thủ những kỹ thuật sau:
Cách lựa chọn cá
-
Chọn những con cá có cơ thể hoàn chỉnh, không dị dạng, trơn bóng, vảy to và trên thân không có vết thương hay đốm trắng nào.
-
Màu sắc của cá cần rõ nét, không nhạt nhòa hay loang màu. Nên tránh xa các con cá có biểu hiện như đỏ, kém ăn, mắt lồi, vảy xù, bơi chậm…
-
Chọn mua cá từ các địa chỉ bán cá cảnh uy tín, có thương hiệu và chất lượng cao. Tránh mua online, hãy đến xem trực tiếp để quan sát kỹ từng đặc điểm của cá trước khi quyết định mua.
Chọn bể cá cảnh
-
Chọn bể có chất liệu ổn định, cứng cáp và dày dặn. Tránh chọn bể giá rẻ chất lượng kém mà dễ bị vỡ gây nguy hiểm cho gia đình. Bể nuôi cá tam giác nên thiết kế đơn giản, nền tối, trang trí thêm gỗ lũa để cá trú ngụ và nghỉ ngơi.
-
Kích thước của bể cần phù hợp với mật độ cá bạn muốn nuôi. Chọn bể có kích thước trên 55 Gallon nước và chiều dài khoảng 100cm để đảm bảo không gian sống cho cá. Nhiệt độ nước nên ở khoảng 24 – 28 độ C, độ pH của nước khoảng 6 – 7, môi trường nước có tính axit và mềm, độ cứng của nước khoảng 5 – 15.
Lựa chọn bộ lọc bể
-
Chọn bộ lọc có chất lượng cao và năng suất hoạt động tốt để tạo môi trường sống sạch sẽ và an toàn cho cá. Bộ lọc cần phù hợp với mật độ cá nuôi trong bể.
-
Cá tam giác có sức sống khỏe, dễ nuôi, nhưng vẫn nên chọn những bộ lọc thác hoặc lọc mút có thiết kế nhỏ gọn để giữ tính thẩm mỹ và đảm bảo nguồn nước sạch nhanh chóng.
Các bước thả cá vào bể
-
Vận chuyển cá về nhà một cách nhẹ nhàng để không làm sánh nước và động nước quá nhiều khiến cá sợ.
-
Tắt hết đèn trong bể, đặt túi cá nhẹ nhàng lên mặt nước để làm cá quen với nhiệt độ mới và không bị căng thẳng bởi ánh sáng.
-
Múc một lượng nước từ bể đổ vào túi cá rồi tiếp tục thả trôi túi cá trên mặt bể khoảng 15 phút nữa. Bước này giúp cá thích nghi hoàn toàn với môi trường mới.
-
Thả cá vào bể bằng một chiếc vợt và theo dõi cá hàng ngày để xem chúng có phù hợp với nguồn nước không và có bị bệnh hay đánh nhau với những con cá cũ không.
Thức ăn cho cá tam giác
-
Cá tam giác là loài ăn tạp và ăn hầu hết các loại thức ăn, bao gồm cám hỗn hợp, thức ăn từ động vật, thức ăn thực vật, trùn huyết, giun chỉ… Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nguồn thức ăn an toàn, chất lượng cho cá.
-
Cần chú ý cho cá ăn đúng khẩu phần, không cho ăn quá nhiều để tránh thức ăn thừa đọng lại dưới đáy bể gây ô nhiễm nước. Nên cho cá quen ăn vào một giờ cố định, cho ăn 2 bữa vào sáng và tối để cá biết kiểm soát ăn uống và tránh béo phì, sình bụng và rối loạn tiêu hóa.
Vệ sinh bể cá cảnh
-
Thay nước và vệ sinh bể định kỳ 2 tuần/lần để đảm bảo chất lượng nước. Nếu để nước ô nhiễm và bẩn, cá sẽ ốm yếu, bị bệnh, còi cọc và chậm lớn, ảnh hưởng đến màu sắc của cá.
-
Sử dụng hoá chất như Zeolite hoặc Canxi cacbonat (CaCO3) để khử trùng nước. Lau chùi và cọ rửa toàn bộ bể cùng các đồ trang trí trong và ngoài bể. Nếu bộ lọc cũ hoặc hiệu quả lọc không đảm bảo, cần thay bộ lọc mới cho bể.
Những bệnh thường gặp và cách xử lý
Cá tam giác dễ mắc phải hai căn bệnh phổ biến sau đây: bệnh xù vảy, thối vây và bệnh lở loét da cá. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cá sẽ rất nhanh chết.
-
Bệnh xù vảy, thối vây: Nguyên nhân gây nên bệnh này là do nước bị nhiễm khuẩn hoặc nhiệt độ nước bị chênh lệch nhiều. Phương pháp điều trị là ngâm cá trong nước có pha thuốc tím trong khoảng 10 phút và tắm cá mỗi ngày trong vòng 1 đến 4 tuần.
-
Bệnh lở loét da cá: Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do vi khuẩn gây nhiễm trùng. Cách chữa bệnh là thay toàn bộ nước trong bể, sát trùng bể và sử dụng thuốc Xanh metylen và muối tinh để tắm cá.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về cá tam giác cũng như cách nuôi và chăm sóc loài cá này. Cá tam giác không chỉ đẹp mà còn năng động và linh hoạt, chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo tô điểm cho bể cá nhà bạn thêm lung linh. Chúc bạn thành công nuôi được những chú cá khỏe mạnh và ưng ý nhất.