Cá Betta đã trở thành loài cá được người dân Việt Nam yêu thích với màu sắc rực rỡ,những đặc điểm độc đáo, Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý chăm sóc nuôi cá Betta lên màu đẹp, không chết để cá lớn lên khỏe mạnh và đẹp đẽ. Trong bài viết này, thegioiloaica.com mang đến cho bạn cách nuôi cá Betta để có màu sắc khỏe mạnh và đẹp nhất.
Toc
Cách xử lý chăm sóc nuôi cá Betta lên màu đẹp, không chết?
Cung cấp chất lượng nước và nhiệt độ tốt cho cá
Trong điều kiện bình thường, chúng có thể sống trong môi trường từ 20 đến 30°C. Trong số đó, nhiệt độ nước 24 ~ 27 ℃ là môi trường sống và sinh trưởng lý tưởng nhất.
Ngoài cần chú ý kiểm soát hàm lượng một số độc tố trong chất lượng nước, kịp thời điều chỉnh để tạo môi trường chất lượng nước phù hợp cho cá đá. Giá trị pH của nước phải là nước trung tính (giá trị pH khoảng 6,5 ~ 7,2), oxy hòa tan được duy trì tốt nhất ở mức 5 mg/L.
Môi trường ánh sáng cá Betta
Cá Betta là loài cá không thích ánh sáng mặt trời và ánh sáng chói. Vì vậy, nên tránh ở trong bóng râm khi cho ăn, và chúng sẽ cảm thấy không thoải mái trong môi trường đặc biệt sáng sủa vào thời điểm này.
Cá sẽ lên màu đẹp trong môi trường ánh sáng yếu, nếu nuôi ở nơi có ánh sáng mạnh như ban công hay gần cửa sổ thì cá Betta sẽ không ra nhiều màu như ở môi trường thiếu sáng.
Tuy nhiên, ánh sáng quá tối cũng có thể gây hại cho cá betta, thường thì ánh sáng trong nhà khi nuôi cá là đủ, không cần lắp thêm đèn đây cũng là cách lên màu cho cá Betta.
Môi trường nuôi cho cá Betta
Chọn bể cá với kích thước tiểu chuẩn có thể tối thiểu chiều dài 10cm, chiều cao và chiều rộng là 15cm. Không nên chọn kích thước quá nhỏ làm môi trường sống của cá bị hạn chế không gian hoạt động, cá sẽ bị stress. Cung cấp đủ nơi trú ẩn và cây cảnh để tạo ra môi trường sống tự nhiên cho cá.
Một số dụng cụ nuôi cá như: bể cá ghép, lọ thủy tinh, bể kính nhỏ… Do tính hung dữ, thiện chiến cá Betta thường được nuôi riêng để tránh xảy ra xung đột đánh nhau.
Có thể cho vào bể cá một lớp mỏng cát sạch hoặc cát màu. Ngoài ra bạn có thể trồng một số loại cây thủy sinh phù hợp để cá Betta ẩn náu trong bể, đây cũng là cách làm cho cá Betta lên màu lúc này cá sẽ tăng phát triển màu bảo vệ khi môi trường quá tối hoặc quá sáng.
Ngoài các yếu tố trên, nên nuôi và ngăn cách hai con cá đực bằng kính, điều này không chỉ tôn lên vẻ đẹp của chúng mà còn kích thích nội tiết tố trong cơ thể, làm cho màu sắc cơ thể sặc sỡ hơn.
Bạn cũng có thể cho cá một chiếc gương, có thể kích thích cá tiết ra adrenaline, làm giãn mạch máu, làm cho các tế bào sắc tố trở nên rắn chắc hơn, khiến màu sắc của cá Betta ngày càng đẹp.
Thức ăn cho cá Betta
Cá Betta là loài ăn tạp tốt nhất, vì vậy hãy chọn thức ăn chính và thức ăn bổ sung để giữ cho cá của bạn khỏe mạnh và trông đẹp nhất. Một phần thức ăn cá như tôm, Artemia, bobo, trùng huyết, một số dòng thức ăn nhập khẩu khác.
Tảo xoắn spirulina là một loại vi tảo có thể được sử dụng để tăng cường sức khỏe và làm cách làm cho cá Betta lên màu sắc của nhiều loại cá cảnh. Bạn có thể cho ăn bằng cách trộn tảo dạng bột với thức ăn thô rồi cho cá ăn hoặc cho cá ăn thức ăn chuyên dụng có chứa chứa spirulina để kích thích các sắc tố tạo màu cho cá.
Artemia và các loài giáp xác là thức ăn có thể tạo thêm màu sắc cho cá của bạn. Các loài giáp xác thường giàu sắc tố caroten, đây sẽ là nguồn thức ăn cho màu đỏ và vàng tự nhiên của cá betta.
Ngoài ra, Artemia có hàm lượng protein cao, khiến nó trở thành thức ăn sống tuyệt vời cho cá betta con và trưởng thành, những thức ăn này rất tốt cho cá và tăng cường sức khỏe.
Cá hồi và cá trích: Giống như động vật giáp xác, cá hồi và cá trích rất giàu carotenoid làm tăng màu sắc của cá betta. Bạn thường có thể tìm thấy những món ăn đông lạnh này tại các cửa hàng vật nuôi, cửa hàng cá…
Trùng huyết: có màu đỏ tươi, là thực ăn sống tốt giúp cá Betta lên màu đỏ. Có 3 loại trùng huyết có thể cho cá là trùng huyết tươi, trùng huyết đông khô hoặc trùng huyết đông lạnh.
Bạn có thể tăng giá trị dinh dưỡng cho cá Betta bằng cách thêm một số chất bổ sung để tăng màu như sau: thuốc tăng sắc tố đỏ Biofill Red, viên nén Hikari Betta Bio-Gold, viên thức ăn Betta Tetra,viên nén cho cá Betta Aqueon Color Enhanci. Tuy nhiên nên tham khảo liều lượng cũng như ý kiến các bác sĩ chuyên về cá.
Cách xử lý nước nuôi cá Betta
Nước để nuôi cá Betta phải là nước không có hóa chất, không lẫn với Clo và phải là nước sạch.
Nồng độ PH cần đạt khoảng 6 – 8 độ. Nồng độ cao hoặc thấp hơn đều ảnh hưởng trực tiếp đến cá Betta.
Bên cạnh đó, nhiệt độ của nước, độ cứng cũng là vấn đề rất quan trọng và cần thiết cần lưu ý trong cách nuôi cá Betta không bị chết. nhiệt độ phù hợp để cá Betta sinh trưởng và phát triển là khoảng 26 – 28 độ C.
Giữ cho bể cá sạch sẽ
Bài viết liên quan:
- Vây của cá Betta rất mỏng manh vì vậy cần điều chỉnh dòng chảy chậm hoặc sử dụng lọc mút là tốt nhất. Nước bể bẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, chẳng hạn như bệnh thối vây.
- Có thể thêm dechlorinator được xem như một chất ổn định nước bể vào nước, chất này giúp khử đi Clo gây hại cho cá trong nước máy, đồng thời lọc vi khuẩn.
- Nước mà bạn vừa thay có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ nước cũ trong bể để tránh gây sốc nhiệt, dẫn đến cá Betta chết.
- Kiểm tra nước bể mỗi tuần.Thay nước một phần đối với các hồ hay bể cá nhỏ không có máy lọc sẽ cần thay nước thường xuyên, thay nước ít nhất một tuần một lần. Thay nước toàn phần chỉ cần thiết khi bể quá bẩn, hoặc nếu nồng độ amoniac vẫn cao sau vài lần thay nước một phần.
Cách nuôi cá Betta theo bầy
Cần cách ly cá trống, Betta mái có thể nuôi chung hết mực hoà thuận. Điều đầu tiên mà chúng ta cần cân nhắc trước khi thiết lập hồ Betta mái của mình là thứ tự bầy đàn. Có thể chắc rằng cá mái sẽ rượt cắn, đuổi, đe dọa, kéo vây con khác và nói chung đập nhau tơi bời cho đến khi xác định được mái nào có quyền lực nhất và những con xếp sau nó, từ thứ 2 cho đến cuối. Sau đó, chúng sẽ sống chung tương đối hòa thuận.
Bạn cũng có thể chứng kiến những xung đột nhỏ giữa những mái thứ bậc thấp hơn về ãnh thổ, thức ăn, hay chỉ tâm trạng không tốt. Tuy nhiên, những biểu hiện này không thường xuyên và thiếu sự hung dữ của những kẻ gây chiến. Bởi vì thứ bậc trong cộng đồng Betta mái với nhau là một nền tảng mong manh, nên cũng dễ hiểu tại sao bạn không muốn thả thêm bất kỳ mái mới nào vào sau khi thứ tự bầy đàn đã được thiết lập.
Những cộng đồng cá Betta mái thành công nhất thường bao gồm các chị em ruột vốn chưa bao giờ rời xa nhau. Những bể này thường được hình thành khi các nhà lai tạo tách những con trống non từ bể nuôi thúc khi chúng đủ lớn để lên lọ, cho đến khi bể chỉ còn toàn cá mái tiếp tục sống thân thiện với nhau. Đó là những cộng đồng cá Betta mái hòa thuận và dễ duy trì nhất.
Bổ sung cây thủy sinh, lâu đài và hang hốc là cần thiết để duy trì sự hòa thuận trong cộng đồng toàn cá Betta mái.
Cá Betta nuôi chung được không?
Cá betta có thể nuôi chung khi còn nhỏ nhưng khi lớn lên chúng sẽ bộc lộ bản năng, nếu có dấu hiệu tranh giành lãnh thổ thì nên tách riêng và chuyển đi nơi khác.
Bạn có thể nuôi chung các loại cá betta với nhau. Tuy nhiên, chỉ nên làm vậy với một đàn cá cái và bạn không bao giờ được nuôi chung 2 con cá Betta đực với nhau vì chúng có thể tấn công lẫn nhau cho đến bị thương tích hoặc chết nếu bể của bạn không đủ lớn. Và cá Betta rất có thể bị căng thẳng do không hài lòng với sự xuất hiện của các thành viên mới, vì vâỵ nên tách chúng ra để họ sống thoải mái hơn, nếu không chúng sẽ bị cá Betta công kích, xảy ra xung đột.
Cá Betta có thể nuôi chung với cá gì?
Danh sách một số các loài cá có thể nuôi chung với cá Betta:
Cá chuột
Cá chuột Là loài ăn tạp, chúng có thể ăn mọi thứ từ tảo đến thức ăn chuyên dụng cho cá. Trong trường hợp thức ăn thừa nằm hết dưới đáy hồ, bạn đừng lo, cá chuột sẽ giúp bạn dọn dẹp những thức ăn thừa này, loại cá này dễ nuôi, tính tình hiền lành, thường hoạt động ở đáy bể nên dễ tránh xa khu vực hoạt động của cá Betta.
Là lựa chọn phù hợp và hoàn hảo nhất để nuôi cùng với cá betta hoặc các loài cá khác, kể cả cá hung dữ.
Cá chuột có vảy cứng và vây nhọn để chúng có thể tự bảo vệ mình khi cá Betta tò mò. Chúng là loài sống ở tầng đáy nên bạn nên cho cá ăn thức ăn trong bể chuyên dụng của riêng chúng và thức ăn tươi giàu protein để chúng có thể phát triển tốt nhất.
Cá lau kiếng
Là sinh vật giúp vệ sinh sạch bể cho bạn, đây là loài cá dễ nuôi, hoạt động về đêm và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Chúng là một loài ăn tảo, rêu, thực vật, côn trùng nhỏ, động vật giáp xác, sống hòa bình và làm một công việc tuyệt vời là giữ rêu, tảo ở một mức độ hợp cho bể cá của bạn.
Là một loài cá bọc thép, có da săn chắc, nếu bạn có ý định nuôi chúng với cá Betta thì chỉ nên nuôi 1 con trong 1 bể là đủ bởi kích thước của nó khi trưởng thành cũng chiếm diện tích đáng kể trong bể.
Cá bảy màu
Cá bảy màu là loài cá cảnh cực kì phổ biến hiện nay trong giới cộng đồng thủy sinh bởi chúng sống khỏe, có tích cách rất hiền lành và có màu sắc sặc sỡ đa dạng. Là một loại cá dễ chăm sóc và dễ sinh sản nhất trong điều kiện nuôi tại bể thủy sinh. Có thể ăn các loại bobo, Artemia,,trùng chỉ, các loại cám và đặc biệt chúng rất thích ăn cám thái.
Nên tránh nuôi những loại cá bảy màu quá rực rỡ hoặc quá bé với cá Betta, tránh trường hợp chúng có thể thu hút cá Betta và bị tấn công, có thể nuôi chung tốt với cá Betta cái. Tuy nhiên, nếu nuôi chúng với Betta đực thì bạn phải cho chúng đủ không gian sống và nhiều nơi trú ẩn hơn.
Chạch Culi
Chạch culi là có kích thước khoảng 5cm, loài cá thú vị có ngoại hình sặc sỡ, có tích cách vô cùng hiền lành và có thể được nuôi chung với cá Betta nhưng cần cung cấp cho cả hai loại cá đủ không gian sống.
Chúng là loại hoạt động tầng đáy và hoạt động vào ban đêm giúp chạch culi có thể được nuôi cùng cá Betta. Vậy nên hai loài cá này sẽ rất ít khi đi vào lãnh thổ của nhau, từ đó có thể tránh được xung đột có thể xảy ra.
Cá sóc đầu đỏ
Cá sóc đầu đỏ là loài ăn tạp, có tính cách hiền lành và tập tính bầy đàn, chúng thường được thả vào các bể sinh thái có kích thước lớn. Ở điều kiện lý tưởng giống như môi trường nước tự nhiên để có thể sinh trưởng và phát triển, nếu nuôi chung cá Betta bạn nên cho chúng nhiều không gian để bơi.
Thả loại cá này theo đàn ít nhất là từ khoảng 6 con là một sự chọn hợp lý bởi bạn sẽ có thể chiêm ngưỡng một bức tranh ấn tượng trong ngôi nhà của mình.
Loài cá này có thể được nuôi chung với cá Betta là bởi chúng không có kích thước khá bé và sẽ dành hầu hết thời gian hoạt động ở tầng giữa và tầng đáy của bể còn cá Betta thì chủ yếu bơi ở tầng giữa và tầng trên vậy nên chúng sẽ hiếm khi bơi vào lãnh thổ của nhau hơn.