Đo độ pH trong bể cá giúp chúng ta xác định môi trường nước có được đảm bảo, môi trường sống tốt nhất cho cá cũng như các sinh vật trong đó. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách đo độ pH trong hồ cá cảnh hiệu quả, an toàn, thực hiện nhanh chóng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Toc
Ảnh hưởng của độ pH đối với các hồ cá cảnh
Nồng độ pH thích hợp đối với các bể cá là 6.5 – 9, tùy vào từng loại cá khác nhau mà ứng với một khoảng pH cụ thể.
Nồng độ pH làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào, dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Do đó, pH là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật, trong đó có cá. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng mà còn cả vấn đề sinh sản của cá.
Cụ thể như sau:
- Nếu pH thấp hơn 5.5 (tức tính axit cao): Tác động đến lớp chất nhày trên da cá, hạn chế quá trình hô hấp, thậm chí sản sinh khí độc H2S có thể làm cá tử vong, cá chậm phát dục. Trong trường hợp độ pH quá thấp, cá sẽ không đẻ hoặc đẻ rất ít.
- Nếu pH lớn hơn 8.5 (tức tính bazơ cao): Phần da và mang cá sẽ bị phá hủy, quá trình vận chuyển oxy chậm lại và quá trình trao đổi chất cũng bị hạn chế khiến cá chậm phát triển. Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ khí độc amoniac trong bể.
Hướng dẫn cách đo độ pH trong hồ cá cảnh hiệu quả, an toàn
Dưới đây là các phương pháp đang được ứng dụng để đo độ pH trong bể cá cảnh.
1. Đo độ pH trong hồ cá bằng dung dịch pH test
Trước đây, người ta thường hay sử dụng dung dịch pH test để kiểm tra độ pH của nước trong bể cá cảnh với các bước sau:
Bước 1: Dùng nước sạch để khử trùng lọ thủy tinh từ 3 lần trở lên rồi dùng khăn mềm lau khô mặt ngoài của lọ thủy tinh. Đổ thêm 5ml nước cần kiểm tra pH vào lọ.
Bước 2: Thêm 4 giọt thuốc thử và lắc lọ cho đến khi chúng tan đều trong nước.
Bước 3: Đặt lọ trên bảng màu đi kèm trong bộ dụng cụ test pH và so sánh màu dưới ánh sáng tự nhiên ban ngày (Tránh ánh nắng trực tiếp).
So màu nước trong ống nghiệm với thang màu chuẩn, tìm ô màu giống hoặc gần giống với màu nước trong ống nghiệm. Đọc kết quả ghi dưới ô màu đó.
Lưu ý với cách đo độ pH trong hồ cá bằng pH Test:
- Khi muốn so màu với bảng màu pH, ống nghiệm chứa dung dịch phải được giữ thẳng đứng, phía sau ống nghiệm phải là nền trắng. Người thực hiện sẽ tìm hướng nào có ánh sáng chiếu vào rõ nhất và tầm nhìn của mắt phải ngang với ống nghiệm.
- Ánh sáng được sử dụng để so màu là ánh sáng tự nhiên trong bóng râm hoặc đèn huỳnh quang không màu.
- Hộp mới mua về, nếu mang ra sử dụng cần thực hiện theo quy trình sau:
- Mở nắp chai đúng chiều kim đồng hồ.
- Dùng một vật nhọn, sạch bất kỳ để làm thủng lớp màng chắn trong miệng nút chai ở đầu nắp (Tuyệt đối không được bóp mạnh chai trước khi đâm thủng lớp màng chắn).
- Xem tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm.
- Đây là loại hóa chất nguy hiểm nên cần cất giữ xa tầm tay trẻ em, không được uống.
- Dùng nước sạch để làm sạch lọ trước và sau mỗi lần thử. Đóng chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng. Bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng mặt trời.
- Dung dịch pH Test có thời gian sử dụng nhất định, do đó, không nên tận dụng dùng quá lâu mà cần phải thải bỏ và mua sản phẩm mới để đảm bảo kết quả đo độ pH trong hồ cá chính xác.
2. Đo độ pH trong hồ cá bằng máy đo độ pH
Máy đo độ pH trong hồ cá cho kết quả chính xác và dễ sử dụng hơn nhưng chi phí lại khá cao. Do đó, nó thường được những người nuôi cá chuyên nghiệp lựa chọn.
Các bước đo độ pH trong hồ cá bằng máy đo độ pH:
Bước 1: Lấy rắc của đầu đo cắm vào trong máy, cần chắc chắn rằng các khe của rắc khớp với phần gai máy. Xoay nhẹ rắc qua phải.
Bước 2: Nhẹ nhàng lấy đầu đo được cất trong lọ ra, có thể thấm hoặc vẩy nhẹ để giảm bớt nước trên đầu đo rồi cắm vào lọ pH 7.00.
Bước 3: Kiểm tra xem PIN máy còn không cũng như có lắp đúng chiều không. Nếu đúng rồi thì bật công tắc về ON.
Bài viết liên quan:
Bước 4: Máy đo độ pH ở vị trí 7.00 giờ 1 phút là đã được điều chỉnh, nếu sai lệch thì hãy điều chỉnh thủ công bằng cách vặn ốc qua trái. Tắt công tắc về OFF.
Bước 5: Sử dụng nước cất để vệ sinh đầu đo.
Bước 6: Cho đầu đo máy vào lọ pH 4.00, bật công tắc về ON. Điều chỉnh pH sao cho đúng 4.00, sau đó tắt máy sau khi đã ổn định 1 phút.
Bước 7: Thực hiện đo với mẫu đã được chuẩn bị bằng cách nhúng điện cực của máy vào cốc chứa mẫu đang cần đo. (bạn cũng có thể nhúng trực tiếp vào trong bể, nhưng để thuận tiện cho việc đo lường, hãy lấy mẫu vào cốc nhựa để đo nhé)
Bước 8: Chờ kết quả ổn định và đọc kết quả đo.
Bước 9: Vệ sinh lại điện cực và lưu giữ, bảo quản.
Một số máy đo pH hồ cá phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
1. Bút đo pH Hanna HI98127
Hanna HI98127 là máy đo độ pH có khả năng chống nước, chống ẩm rất tốt nhờ được bọc xi kín hoàn toàn nên có thể nổi được lên trên mặt nước. Sản phẩm có tính linh hoạt cao vì được thiết kế nhỏ gọn nên bạn có thể di chuyển máy đến mọi vị trí cần tiến hành đo.
Bút đo pH Hanna HI98127 có các tính năng thông minh như: Hiển thị tình trạng PIN và cảnh báo PIN yếu để người dùng chủ động thay thế, tự động bù nhiệt giúp giảm thiểu sai số và mang lại kết quả đo chính xác, tự động tắt nguồn sau 8 phút không sử dụng giúp tiết kiệm PIN. Máy có thời gian làm việc liên tục đến 300 giờ, đảm hiệu suất làm việc cho người dùng.
2. Bút đo pH/Nhiệt độ Hanna HI98128
Hanna HI98128 vừa đo được nồng độ pH vừa có thể đo được nhiệt độ trong nước nên rất thích hợp để sử dụng trong bể cá cảnh nhằm kiểm soát chất lượng nước và đảm bảo sự sống và phát triển cho cá. Hơn nữa, máy cũng được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển máy, cầm nắm và thao tác.
Máy đo pH Hanna HI98128 sử dụng điện cực tháo dời nên có thể thay thế. Việc này giảm tối đa nhu cầu phát sinh nếu điện cực bị hỏng hóc. Sản phẩm được tích hợp các tính năng hướng đến người dùng như: nút “hold” giữ giá trị đo, hiển thị % PIN trên màn hình của máy và cảnh báo PIN yếu giúp người dùng chủ động hơn trong việc thay PIN, tự động tắt nguồn sau 8 phút không hoạt động nhằm giúp tiết kiệm PIN.
3. Bút đo PH/EC/TDS/nhiệt độ Hanna HI98130
Ngay sau khi có mặt tại thị trường Việt Nam, máy đo pH Hanna HI98130 được nhiều các tay thợ chơi cá cảnh chọn mua vì có độ bền cao, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng. Sản phẩm có độ bền cao là nhờ vỏ bọc của máy được xi kín hoàn toàn, có thể nổi lên trên mặt nước nên có khả năng chống nước hoàn hảo. Đây là đặc điểm nổi trội của máy mà nhiều khách hàng cảm thấy hài lòng.
Ngoài đo được độ pH trong nước, Hanna HI98130 còn có chức năng như: Một máy đo TDS, máy đo độ dẫn điện EC, Nhiệt độ… những chỉ số ảnh hưởng trực tiếp sự sống còn của cá cảnh. Sự tích hợp này tạo sự tiện lợi, chỉ cần 1 vài thao tác, ta đã có kết quả về các chỉ số đánh môi trường sống của cá và đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Hy vọng với những thông tin về cách đo độ pH trong hồ cá mà chúng tôi đưa ra, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho mình.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!